F-35: Hiện thân của “thần sấm” F-105 thời chiến tranh Việt Nam
Chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 không thể chuyển hướng đủ nhanh để chiến thắng mẫu tiêm kích thế hệ cũ F-16 trong bài kiểm tra khả năng cận chiến vào năm 2015. Như vậy, làm cách nào để mẫu máy bay này chống lại những đối thủ có khả năng linh hoạt cao của Trung Quốc và Nga?
Hơn 50 năm trước, không quân Mỹ đã phát triển máy bay F-105 Thunderchief với các công nghệ hiện đại nhất thời đó, nhằm đảm bảo nó có thể diệt mục tiêu trên đất liền lẫn đủ sức đánh bại máy bay đối phương.
Tuy nhiên, tình hình thực chiến lại cho thấy chiếc F-105, giống như F-35 hiện nay, không có khả năng linh hoạt cao như những chiếc MiG-21 nhỏ hơn trong chiến tranh Việt Nam.
F-105 còn có biệt danh là “ thần sấm”
Nhà phân tích hàng không người Úc Carlo Kopp nhận định, có một sự trùng hợp rõ ràng giữa chiếc F-35 ngày nay với chiếc F-105 thời chiến tranh Việt Nam. Cả F-35 và F-105 đều là loại máy bay tấn công loại lớn, 1 chỗ ngồi, 1 động cơ với sải cánh gần 13m. Chúng đều có khoang chứa vũ khí trong bụng và các móc treo dưới cánh, cũng như bán kính tác chiến khoảng 650 km.
Không quân Mỹ đã mua 833 chiếc F-105 và đã thiệt hại ít nhất 334 chiếc ở chiến tranh Việt Nam trong thời gian từ năm 1965 đến 1970. Những chiếc MiG của Việt Nam được cho bắn rơi 22 máy bay F-105 trong khi F-105 hạ được 27 chiếc MiG, tỉ lệ có thể được coi là cân bằng.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc dường như không hài lòng với kết quả này. Để cải thiện chiến thuật của mình, vào năm 1969, không quân Mỹ đã tiến hành bài thử nghiệm cận chiến giữa F-105 và một chiếc MiG-21 từng thuộc về Iraq. Trên thực tế, chiếc MiG-21 này do một phi công Iraq đào ngũ mang sang Israel và phía Israel đã cho Mỹ mượn nhờ quan hệ đồng minh thân cận giữa 2 nước.
Cuộc thử nghiệm trên đã diễn ra theo chiều hướng không hề tốt đẹp cho F-105. Nếu F-105 bay từ phía sau chiếc MiG-21 và phi công MiG không biết điều đó, nó có thể tiêu diệt được chiếc MiG ở tốc độ cao.
Tuy nhiên, khi F-105 và MiG-21 đối đầu nhau trực tiếp, máy bay Mỹ sẽ gặp vấn đề. “Nếu các động tác tấn công của F-105 diễn ra quá lâu, nó sẽ dễ dàng bị phản công do mất năng lượng và cơ động kém”, báo cáo của không quân Mỹ cho hay.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ tàng hình F-35
Trong cuộc thử nghiệm cận chiến gần đây chống lại F-16, phi công F-35 đã phàn nàn một tình huống tương tự khi cho biết, chiếc máy bay tàng hình không thể xoay chuyển dễ dàng và không nhanh nhẹn như F-16.
Nếu trong quá khứ, F-105 vẫn có lợi thế về tốc độ với các đối thủ khi bay ở đường thẳng thì F-35 của ngày nay lại chậm hơn những chiến đấu cơ thế hệ 5 khác như T-50 của Nga và J-20 hay J-31 của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều may mắn là F-35 lại được trang bị công nghệ tàng hình vượt trội, lĩnh vực mà Mỹ vẫn tạo được khoảng cách khá xa với Nga và Trung Quốc. Khả năng này giúp F-35 có thể tránh được việc bị phát hiện bởi các loại radar tầm xa trong những trường hợp nhất định.
Do đó, theo chuyên gia Kopp, để F-35 sống sót trong các cuộc chiến tranh tương lai, không quân Mỹ cần phải phát triển chiến thuật hợp lí trong đó tối ưu hóa lợi thế tàng hình của chiếc máy bay này.
Theo Danviet
Tiêm kích T-50: Sức mạnh đè bẹp F-35, đại địch của F-22
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi T50 của Nga đã đến giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị thị uy sức mạnh khủng khiếp với F35 và F22 của Mỹ.
Truyền thông Nga ngày 15/6 cho biết, Bộ quốc phòng nước này đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ tối tân T-50, sau khi loại máy bay này chỉ còn một đợt thử nghiệm cuối cùng là bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt để biên chế chính thức trong không quân Nga.
T-50 được chế tạo tại Xưởng chế tạo máy bay Komsomolsky-on-Amur mang tên Gagarin, nơi hiện tại đang lắp ráp phiên bản mẫu. Năm 2013, nhà máy đã sản xuất loạt nhỏ máy bay dành để thử nghiệm vũ khí, còn việc sản xuất hàng loạt sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.
Nhận định về việc T-50 sắp được biên chế chính thức, cựu lãnh đạo Cục tình báo Không quân Hoa Kỳ - Trung tướng Dave Deptula nhận định rằng, về các đặc tính khí động học và khả năng cơ động, T-50 thực sự vượt trội hơn nhiều so với F-35.
Ngoài ra, chuyên gia Mỹ về các vấn đề quân sự Dave Majumdar, sau khi xem các mẫu T-50 và F-22 Raptor đã đưa ra kết luận chẳng mấy vui vẻ với Hoa Kỳ rằng, T-50 của Nga là đối thủ thực sự đáng gờm của loại tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới là F-22 của Mỹ.
Con đường phát triển Sukhoi T-50
T-50 là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga, thuộc dòng tiêm kích hạng nặng một chỗ ngồi, 2 động cơ, do Hãng chế tạo hàng không Sukhoi thiết kế và được sản xuất tại Nhà máy chế tạo máy bay mang tên Gagarin ở Komsomolsk-on-Amur.
T-50 bắt đầu được thai nghén từ cuối thập niên của thế kỷ trước, đến năm 2001, không quân Nga công bố đấu thầu PAK FA (máy bay chiến đấu thế kỷ 21), đến năm 2002, Ủy ban xét thầu của Nga đã nghiêng về thiết kế T-50 của Liên hiệp chế tạo hàng không Sukhoi.
Tiêm kích tàng hình T-50 Nga được cho là có tính năng vượt trội F-35
Sau khi chỉnh sửa lại phần nhỏ thiết kế, đến năm 2004, chuyên viên trưởng kỹ thuật là ông Aleksandr Davidenko đã chính thức phê duyệt mẫu thiết kế sơ bộ của sự án PAK FA.
Đến năm 2009, Sukhoi đã lắp ráp và đưa vào thử nghiệm nguyên mẫu kỹ thuật đầu tiên của T-50. Bước sang năm 2010, phiên bản này đã có chuyến bay thử đầu tiên thành công tại sân bay thử nghiệm của nhà máy Komsomolsk-on-Amur.
Năm 2011, 2 mẫu thiết kế T-50 đã tham gia Triển lãm Hàng không Moscow (MAKS-2011). Tới năm 2015, Sukhoi đã mang T-50 sang dự Triển lãm Hàng không Paris, được tổ chức ở Le Bourget và tới năm nay, nó sẽ được sản xuất hàng loạt để chính thức biên chế vào năm 2017.
Các tham số chính
Sukhoi PAK FA được các chuyên gia Nga đánh giá có những đặc điểm nổi bật sau: Siêu cơ động, bay với tốc độ siêu âm không cần đốt sau; tiết diện phản xạ radar siêu nhỏ; có khả năng cất, hạ cánh trên đường băng ngắn; sử dụng hệ thống điều khiển bay thông minh được mệnh danh là "phi công thứ 2 ảo" và có hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới.
T-50 được coi là sự kết hợp hoàn hảo của thiết kế khí động học tối ưu với khả năng chịu tải siêu lớn của khung thân. Máy bay có chiều dài 20m, chiều rộng (tính tới 2 đầu mút cánh) là 15m, chiều cao của máy bay là 5m, trọng lượng cất cánh tối đa 35,48 tấn, tải trọng vũ khí 10 tấn.
Để nâng cao độ quá tải của máy bay và giảm trọng lượng, các kỹ sư Nga đã sử dụng vật liệu đặc biệt để chế tạo khung thân, trong đó, tỷ lệ vật liệu composite (sợi carbon) chiếm tới 25% trọng lượng máy bay và 70% diện tích bề mặt.
T-50 có thiết kế khí động tối ưu và lớp vỏ chế tạo bằng vật liệu composite để nâng cao tính năng tàng hình
Trong giai đoạn thử nghiệm và các lô sản xuất hàng loạt đầu tiên, T-50 sử dụng 2 động cơ phản lực vector của công ty Saturn, thuộc dòng AL-41F là AL-41F-1S (còn gọi là 117S). Loại động cơ được nâng cấp trên nền tảng dòng AL-31F này hiện đang sử dụng trên Su-35, có lực đẩy lên tới 14.500kg và tuổi thọ động cơ lên tới 4000h.
Dự kiến đến giai đoạn sản xuất hàng loạt thứ 2 vào năm 2020, T-50 sẽ sử dụng động cơ chính thức của nó với tên mã dự án là 129. Đây là động cơ phản lựcvector thế hệ mới hoàn toàn, có lực đẩy lên tới 18.000kg và vòi phun chỉnh hướng cực kỳ linh hoạt, với tuổi thọ thấp nhất là 6000h.
Hệ thống động cơ siêu mạnh mẽ giúp T-50 có thể đạt tới vận tốc tối đa 2600km/h, trần bay 20km, tốc độ leo cao 384m/s, vượt trội tất cả các chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới hiện nay. T-50 có phạm vi hành trình lên tới 5500km, thời gian hoạt động liên tục không tiếp liệu là 5,8h (5 giờ 48 phút).
Ngoài ra, T-50 có khả năng nhận nhiêu liệu từ các máy bay tiếp dầu chuyên dụng cũng như có khả năng tiếp dầu đồng đội.
Theo_Báo Đất Việt
Đan Mạch có kế hoạch mua 27 chiếc máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ Ngay 11-5, đai truyên hinh TV2 cua Đan Mach dân lơi cac nguôn tin giâu tên cho biêt, chinh phu nươc nay co kê hoach se mua 27 chiêc may bay chiên đâu tang hinh Lockheed Martin F-35 Lightning II cua My. Nêu kê hoach nay đươc thưc hiên, Đan Mach se trơ thanh quôc gia thư 11 mua dong may bay chiên...