F-35 của Ý bay xuyên Đại Tây Dương lần đầu tiên
Một tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Ý đã thực hiện chuyến bay xuyên Đại Tây Dương lần đầu tiên vào ngày 5.2, theo hãng tin TASS ngày 6.2.
Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ – Ảnh: Lockheed Martin
Chiếc máy bay này cất cánh từ một căn cứ gần thị trấn Cameri Novara ở miền bắc nước Ý, dừng một lần tại căn cứ quân sự Lajes của Bồ Đào Nha trên đảo Terceira thuộc quần đảo Azores, sau đó bay liên tục 7 giờ trên Đại Tây Dương rồi hạ cánh tại căn cứ Patuxent River của Hải quân Mỹ ở Maryland, gần thủ đô Washington.
Chiếc F-35 này lắp ráp tại Ý, người thực hiện chuyến bay xuyên Đại Tây Dương là thiếu tá Gianmarco.
Chiếc F-35 được hộ tống bởi hai máy bay vận tải C-130, một máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon và hai máy bay tiếp dầu của Ý. Trên đường từ Ý đến Azores, chiếc F-35 được tiếp nhiên liệu trên không ba lần, và trên đường từ Azores đến căn cứ Patuxent River của Mỹ lại được tiếp thêm bốn lần nữa.
Video đang HOT
Chuyến bay đầu tiên vượt Đại Tây Dương (từ Mỹ sang Anh) của F-35 được dự tính thực hiện vào mùa hè năm 2014. Tuy nhiên, trong tháng 7.2014, kế hoạch phải tạm hoãn do một trong những chiếc máy bay loại này bị cháy động cơ.
F-35 là máy bay chiến đấu đa năng, sử dụng công nghệ tàng hình và có khả năng mang bom hạt nhân. Có 7 quốc gia tham gia dự án chế tạo loại máy bay này cùng với Mỹ, gồm Úc, Anh, Đan Mạch, Ý, Hà Lan, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Israel và Nhật Bản tuy không tham gia dự án nhưng đã ngỏ ý mua loại máy bay này.
Tại Mỹ, F-35 được chế tạo theo ba phiên bản khác nhau: F-35A dành cho Không quân, F-35C cho Hải quân và F-35B cho Thủy quân lục chiến. Loại cho Thủy quân lục chiến có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.
Dự kiến ban đầu Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ mua tổng cộng 2.443 máy bay F-35 do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo. Tuy nhiên, chủ tịch tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ là tướng Joseph Dunford năm ngoái đã thừa nhận rằng do chiến lược quốc phòng có sự thay đổi và theo ý kiến gần đây của các nhà lãnh đạo chính trị là cần xem xét lại các kế hoạch theo hướng giảm quy mô vũ trang, vì vậy Lâu Năm Góc chưa chắc sẽ mua đến 2.443 chiếc F-35.
Việc sản xuất loại máy bay này dự kiến sẽ kết thúc trước năm 2030. Theo các chuyên gia, để thực hiện việc xây dựng chương trình sản xuất F-35 sẽ mất 1,5 nghìn tỉ USD. Đó là một dự án chế tạo thiết bị quân sự đắt nhất trong lịch sử Mỹ.
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
Phi đội F-35 đầu tiên của Mỹ đi vào hoạt động
Ngày 31.7, tân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Joseph Dunford tuyên bố một phi đội 10 chiếc F-35B đã sẵn sàng chiến đấu, sau nhiều năm trì hoãn vì thử nghiệm và sửa chữa sai sót của chương trình vũ khí đắt đỏ nhất thế giới này.
Những chiếc F-35 đầu tiên của Mỹ đã "sẵn sàng hoạt động" - Ảnh: Reuters
Tướng Joseph Dunford tuyên bố một đội bay 10 chiếc F-35B đã sẵn sàng chiến đấu tại căn cứ Yunma của Thuỷ quân lục chiến ở bang Arizona. F-35B là mô hình đắt nhất trong ba phiên bản tiêm kích tàng hình F-35, do nhà sản xuất quân sự Lockheed Martin phát triển, theo The Wall Street Journal.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã đưa ra bản báo cáo về khả năng hoạt động ban đầu, hay khả năng hoạt động cơ bản (IOC) hôm thứ sáu 31.7, được xem như cột mốc quan trọng cho hoạt động của tiêm kích F-35B thuộc lực lượng này.
Cách đây 14 năm Lockheed Martin đã đánh bại Boeing để giành hợp đồng sản xuất F-35. Chương trình này tiêu hao gần 400 tỉ USD của Lầu Năm Góc để phát triển và mua sắm hơn 2.400 máy bay F-35, bị xem là tốn kém và trì hoãn quá lâu.
Hãng Lockheed Martin sản xuất máy bay F-35 với 3 phiên bản là F-35A (dành cho Không quân), F-35B (Thuỷ quân lục chiến) và F-35C (dành cho tàu sân bay). Phiên bản F-35B có thể cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, có giá khoảng 134 triệu USD mỗi chiếc, The Wall Street Journal cho hay.
Một chiếc F-35B của Thuỷ quân lục chiến Mỹ biểu diễn hạ cánh thẳng đứng như trực thăng tại căn cứ Yuma, bang Arizona ngày 27.4.2015 - Ảnh: TQLC Mỹ
Được kỳ vọng là sản phẩm chiến đấu tối tân của thủy quân lục chiến Mỹ, F-35B đã tạo ra không ít tranh cãi về chất lượng. Hồi đầu tháng 7, chiến đấu cơ tàng hình và có khả năng hạ cánh như trực thăng này đã có buổi diễn tập và bị đánh giá thất bại trong không chiến so với sản phẩm cũ F-16, đã xuất xưởng từ thập niên 1970.
Hôm 31.7, The Wall Street Journal dẫn tin từ Thủy quân lục chiến Mỹ cho hay họ thừa nhận F-35B đi vào hoạt động mà chưa có những tính năng mong muốn ban đầu, bao gồm khả năng giao tiếp với các máy bay khác một cách chính xác. Ngoài ra, chiếc mũ bay của phi công, được cho có giá gần nửa triệu USD, cũng cần cải thiện tầm nhìn vào ban đêm.
Theo Thanhnien
Mỹ tính mua thêm gần 500 F-35 chưa hoàn thành thử nghiệm Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch mua khoảng 500 chiến đấu cơ F-35, tính đến năm 2020, dù hiệu quả chiến đấu của loại máy bay này vẫn chưa được thử nghiệm trong thực tế. Một chiến đấu cơ F-35B. Ảnh: Reuters. Lầu Năm Góc có ý định nâng số lượng chiến đấu cơ F-35 mua lên 92 chiếc mỗi năm, từ...