F-35: “Con tốt thí” trong đấu đá lợi ích của các tập đoàn Mỹ
F-35 bị gán cho cái biệt danh “Máy bay chiến đấu đắt nhất trong lịch sử” bởi vì từ khi bắt đầu phát triển đến nay, nó không ngừng gặp các sự cố, từ rò rỉ khoang chứa nhiên liệu, lỗ hổng phần mềm cho đến tràn khói khoang lái. Trong đó đặc biệt nghiêm trọng là sự cố nứt vỏ động cơ.
Sau sự việc này, F-35 chỉ bị đình chỉ bay có 6 ngày. Sau khi điều tra, Tổ điều tra sự cố hỗn hợp của không quân Mỹ và công ty Pratt & Whitney tuyên bố F-35 có thể bay thử nghiệm trở lại, vì chiếc máy bay bị nứt vỡ động cơ hiện đang do phía quân đội quản lý chuyên dùng để thử nghiệm các tính năng cực hạn của F-35, các máy bay khác không xuất hiện sự cố này. Thế nhưng vấn đề động cơ liệu có còn gây ra rắc rối gì cho F-35 nữa hay không? Câu trả lời chắc chắn là còn!
Từ khi bắt đầu phát triển F-35 đã gặp rất nhiều sự cố, đặc biệt là về động cơ.
Động cơ là bộ phận quan trọng nhất trên 1 chiếc máy bay, trạng thái hoạt động của nó và ngoại hình khí động của máy bay có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Trước khi các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như F-35 và F-22 ra đời, thiết kế khí động của máy bay cơ bản là hình dạng thon dài để thuận lợi trong khi tác chiến trên không.
F-22 và F-35 thuộc dạng máy bay tàng hình, thân máy bay thiết kế ngắn và dày, diện tích mặt cắt ngang tương đối lớn so với các máy bay thế hệ trước đó. Công ty Lockhet Martin cho rằng, thiết kế dạng này sẽ giúp máy bay có khả năng gia tốc rất tốt trong khi tác chiến với đầy đủ vũ khí; tăng cường lượng bom đạn ở khoang chứa bên trong thân máy bay, giảm số lượng vũ khí treo bên ngoài cánh làm giảm lực cản không khí trong khi bay.
Thế nhưng điều này lại gặp phải một vấn đề rắc rối là lực cản không khí đối với các điểm treo vũ khí tuy nhỏ, nhưng sức cản tổng thể đối với máy bay lại tăng lên, điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường công tác của động cơ F-135 trên máy bay F-35.
Đằng sau vấn đề động cơ F-135 là cuộc đấu đá động cơ kịch liệt giữa 2 công ty hàng đầu của Mỹ là Pratt & Whitney và General Electric. Là một trong những động cơ máy bay có lực đẩy lớn hàng đầu thế giới hiện nay, nhưng mức độ hao tổn của loại động cơ này cũng vô cùng nghiêm trọng. Là công ty chịu trách nhiệm phát triển F-135 suốt từ năm 2007 – 2009, Pratt & Whitney luôn gặp rắc rối với vấn đề động cơ quá nóng, cho đến bây giờ họ vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
Video đang HOT
Pratt & Whitney không thể giải quyết được vấn đề quá nóng của động cơ F-135
Các đây không lâu, không quân Mỹ đã khởi động chương trình phát triển động cơ thế hệ thứ 6 “Advent” do công ty General Electric chịu trách nhiệm thiết kế, trọng điểm phát triển của công ty này chính là vấn đề làm mát cho động cơ công suất lớn mà Pratt & Whitney đang vô phương cải thiện.
Để hỗ trợ kế hoạch này, một số chuyên gia công nghệ đã đề nghị, ứng dụng một số kỹ thuật tiên tiến của động cơ thế hệ thứ 6 vào chương trình phát triển động cơ F-135, thậm chí là yêu cầu thay đổi thiết kế thân máy bay F-35 để thích ứng với loại động cơ thế hệ thứ 6.
Thế nhưng đem công nghệ của động cơ thế hệ thứ 6 ứng dụng vào F-35 lại là vấn đề vô cùng nhạy cảm, có liên quan đến sự cạnh tranh lợi ích giữa các tập đoàn kinh tế khổng lồ của Mỹ, miếng bánh đã có chủ chẳng kẻ nào chịu chia cho người khác.
Trong nội bộ nước Mỹ, không ít chuyên gia đã nhận thức được những tồn tại không thể khắc phục của động cơ F-135, nhưng các quan chức cao cấp của Chính phủ và quân đội không ai dám lên tiếng chỉ trích vì sợ gặp phải những cú “phản đòn” ghê gớm từ các thế lực chính trị ngầm trong Nghị viện Hoa Kỳ.
Do đấu đá về kinh tế, công nghệ tiên tiến của động cơ thế hệ thứ 6 đã không được áp dụng vào chương trình F-35
Điều đó xuất phát từ trò chơi về lợi ích giữa các tập đoàn lớn của Mỹ, ẩn nấp đằng sau các vấn đề về công nghệ. Về vấn đề này, Nghị viện, Chính phủ và các quan chức quốc phòng Mỹ đang ở trong trạng thái rất bối rối, vì sợ những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể gây ra bởi những vấn đề đơn thuần mang tính công nghệ.
Vì vậy, một vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được nhưng không ai dám “ra tay”, chỉ có dòng máy bay F-35 là “kẻ giơ đầu chịu báng” trong trò chơi lợi ích giữa các tập đoàn kinh tế Hoa Kỳ!
Theo ANTD
Những hình ảnh ấn tượng của Pagani tại Goodwood 2012
Vẻ đẹp tinh tế đã khiến hai siêu xe Pagani Zonda R Evolution và Huayra trở thành trung tâm của mọi sự chú ý trong Lễ hội Goodwood năm nay.
Dù đã khép lại từ đầu tháng 7 nhưng những dư âm mà Lễ hội xe Goodwood 2012 để lại thì vẫn còn. Đặc biệt là hình ảnh những chiếc siêu xe hàng đầu thế giới góp mặt tại đây, trong đó có hai "gương mặt" nổi bật, bao gồm Pagani Zonda R Evolution và Huayra.
Evolution là bản nâng cấp đầu tiên của dòng siêu xe Pagani Zonda R chuyên dụng trên đường đua, với sức mạnh mới lên tới 800 mã lực. Pagani đã tiến hành thay đổi rất nhiều về mặt thiết kế của Zonda R Evolution, trong đó tập trung vào điều chỉnh phân bố trọng lượng và thiết kế khí động.
Dễ dàng nhận ra Zonda R Evolution có thêm cánh gió ở đầu xe. Bên cạnh đó là cánh gió mới ở phía sau, giúp tăng lực ép xuống mặt đường khi xe chạy ở tốc độ cao.
Trong khi đó, Huayra chính là siêu xe mới nhất của Pagani, được ra đời để thay thế cho Zonda. "Trái tim" của Huayra là động cơ V12, dung tích 6.0 lít, cho công suất tối đa 730 mã lực và mô- xoắn cực đại 1.000 Nm. Sức mạnh "khủng" giúp Huayra có thể tăng tốc tới 100 km/h chỉ trong 3,3 giây và đạt tốc độ tối đa 370 km/h.
Một số hình ảnh đẹp của Pagani Zonda R Evolution và Huayra tại Lễ hội Goodwood năm nay:
Pagani Zonda R Evolution
Pagani Huayra
Theo autopro
Lexus IS F Convertible 2014 lần đầu lộ diện Bản mui trần mạnh mẽ nhất của Lexus với công suất tối đa 416 mã lực có thể được giới thiệu và bán ra vào năm 2013. Lexus sẽ giới thiệu chiếc IS Sedan hoàn toàn mới vào năm 2013, sau đó đến lượt bản mui xếp IS Convertible sẽ được giới thiệu một đến hai năm sau bản sedan. Để tạo sự...