F-22 và Su-30 kề vai sát cánh trong tập trận
Không quân Mỹ vừa cho công bố hai bức ảnh hiếm ghi lại cảnh tiêm kích tàng hình F-22 sát cánh với Su-30 trong một đội hình chiến đấu tại Alaska.
F-22 Mỹ và Su-30MKI Ấn Độ trong cuộc tập trận ở Alaska. Ảnh: U.S. Air Force
Hai bức ảnh do không quân Mỹ cung cấp được chụp trong khuôn khổ cuộc tập trận chung với không quân Ấn Độ mang tên Red Flag tại Alaska. Cuộc tập trận này kéo dài từ ngày 28/4 đến 13/5, theo Ibtimes.
Ấn Độ đã cử 10 máy bay và 170 binh sĩ tham gia cuộc tập trận không quân chung với Mỹ, gồm 4 chiếc Su-30MKI, 4 máy bay Jaguar, hai vận tải cơ C-17 và hai máy bay tiếp liệu Il-78.
Trong khi đó, không quân và hải quân Mỹ điều các máy bay F-15, F-16, F-18 và F-22 tham gia tập trận.
Cuộc tập trận kéo dài 4 tuần này được tiến hành theo kịch bản giả định gồm “quân đỏ” tấn công và “quân xanh” phòng ngự. Lực lượng chủ yếu của “quân đỏ” là các máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ, trong khi Su-30MKI và Jaguar của Ấn Độ cùng các máy bay chiến đấu F-15, F-18 và F-22 của Mỹ làm nhiệm vụ phòng thủ.
Năm 2008, Ấn Độ lần đầu tiên cử Su-30MKI tới Mỹ tham gia tập trận Red Flag. Do chi phí tham gia cuộc tập trận Red Flag rất tốn kém (17,5 triệu USD mỗi lần tham gia) nên Ấn Độ đã quyết định tham dự 5 năm một lần. Tuy nhiên, không quân Ấn Độ không tham gia cuộc tập trận theo kế hoạch năm 2013 do vấn đề ngân sách.
Video đang HOT
Đội hình chiến đấu cơ Mỹ và Ấn độ trong cuộc tập trận Red Flag. Ảnh: U.S. Air Force
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Những phi công hàng trăm lần làm mồi cho F-22
Điều khiển những chiếc phi cơ T-38 đời cũ, các phi công có nhiệm vụ làm mồi cho tiêm kích tàng hình F-22 trong những trận không chiến.
Một chiếc phi cơ huấn luyện T-38 của không quân Mỹ. Ảnh: Aviationist
Suốt hai năm qua, thiếu úy Brent Maggard thuộc lực lượng không quân Mỹ đóng quân tại căn cứ Langley đã phải lái một chiếc phi cơ cổ lỗ có từ thập niên 1960 để trở thành mục tiêu ngắm bắn cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 hiện đại F-22 trong các cuộc diễn tập, theo Military.com.
Trong những cuộc diễn tập tác chiến ngoài khơi bờ biển bang Virginia, những chiếc phi cơ huấn luyện T-38 thường xuyên được phân công làm "quân xanh" tham gia các trận không chiến với tiêm kích F-22 Raptor. Đây là những chiếc máy bay thuộc Phi đội Bay Huấn luyện 71, đơn vị được hồi sinh từ cuối năm 2014 sau khi bị giải thể vào năm 2010.
Là một thành viên trong phi đội 71, thiếu úy Maggard không thể nhớ nổi mình đã bị "giết" bao nhiêu lần trong các cuộc diễn tập không chiến với F-22, và nó trở thành một phần trong sự nghiệp của anh.
Trung tá Brian Coyne, phi đội trưởng, cho biết chương trình huấn luyện độc đáo này cho phép không quân Mỹ tiếp tục khai thác và phát huy tác dụng của những chiếc máy bay cũ. "Những chiếc T-38 này không chỉ giúp đội bay F-22 rèn luyện kỹ năng tác chiến, mà còn tạo điều kiện cho các phi công trẻ mới vào nghề tích lũy thêm giờ bay và kinh nghiệm, để sẵn sàng điều khiển tiêm kích tối tân F-22", ông nói.
Thiếu úy Maggard là một trong những phi công trẻ như vậy, chuyên điều khiển chiếc T-38 quần đảo với những chiếc F-22 và sẽ tiếp tục bị "tiêu diệt" hàng trăm lần nữa trong các cuộc không chiến giả lập trước khi đủ điều kiện chuyển loại lên lái tiêm kích tàng hình vào mùa hè năm nay.
Trong các cuộc diễn tập, T-38 thường áp đảo về số lượng trên bầu trời, nhưng chúng hầu như không có bất cứ cơ hội nào khi đối đầu với F-22 Raptor. Thông thường, thiếu úy Maggard được thông báo là máy bay của anh đã bị bắn hạ qua radio, dù anh không hề nhìn thấy chiếc F-22 nào xung quanh.
"F-22 là cỗ máy tuyệt vời. Nhiều lúc bọn tôi phát cáu khi phải đối đầu với nó. Khi nó tiêu diệt máy bay của bạn, bạn không hề biết rằng nó khai hỏa từ đâu. Phạm vi phát hiện, khóa mục tiêu của nó xa hơn, nhanh hơn so với chiếc T-38 của chúng tôi rất nhiều", Maggard cho biết.
Một chiếc tiêm kích tàng hình F-22 phóng tên lửa. Ảnh: USAF
Tuy nhiên, Maggard vẫn rất hài lòng với công việc của mình. "Thật tuyệt khi cho các phi công F-22 thấy thế nào là những thử thách thực sự, dù nó không diễn ra trên chiến trường".
Maggard cho biết các phi công lái T-38 đã luôn nỗ lực hết sức mình trong các trận không chiến giả lập để có thể hạ được F-22, và dù điều này là vô cùng khó khăn, có lúc họ đã làm được.
"Một trong những cảm giác tuyệt vời nhất là khi những kẻ &'chiếu dưới' như chúng tôi hạ được F-22 lúc họ mắc sai lầm. Điều quan trọng không phải là tôi thắng, mà là tôi đã dạy cho họ một bài học có thể cứu được mạng sống của họ sau này trên chiến trường", anh giãi bày.
"T-38 là kiểu máy bay truyền thống. Ngồi trong chiếc F-22, bạn hoàn toàn phụ thuộc vào những thiết bị cảm biết và các hệ thống nhận định tình huống. T-38 không có những công nghệ này. Phi công phải rèn luyện khả năng nhận định tình huống thông qua radio và nhìn xung quanh máy bay", đại úy Cody Vandegriff, người từng lái T-38 nhiều năm ở phi đội 71 trước khi được chuyển loại làm phi công F-22, cho hay.
Đại úy Vandegriff cho rằng kinh nghiệm hai năm bay T-38 giúp anh xây dựng kỹ năng điêu luyện để trở thành phi công hiệu quả hơn, an toàn hơn. Nói một cách công bằng, T-38 vẫn là một thách thức đối với bất cứ phi công nào. Thân hình nhỏ với hình dáng như một chiếc phi tiêu và màu sơn đen khiến nó rất khó bị phát hiện khi bay trên mặt biển.
Một phi công Mỹ điều khiển phi cơ huấn luyện T-38. Ảnh: USAF
Tuy nhiên Vangegriff thừa nhận rằng chiếc chiến đấu cơ cũ này không thể nào sánh được với F-22, chiếc tiêm kích mà anh đã làm quen được hơn một năm.
"Tôi vẫn nhớ như in chuyến bay đầu tiên trên chiếc Raptor. Đó là một trải nghiệm quá sức tưởng tượng, giống như ngồi trên một con tàu vũ trụ vậy. Mọi thứ lao đi vun vút, và chuyến bay diễn ra siêu nhẹ nhàng", anh kể lại.
Những chiến đấu cơ T-38 là tiền đề rất thuận lợi để các phi công Mỹ có thể làm chủ F-22, saukhi đã tích lũy đủ giờ bay và kinh nghiệm cần thiết. "Ở đây chúng tôi không thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, nhưng sứ mệnh huấn luyện này cũng quan trọng không kém. Chúng tôi đã xây dựng những phi đội chiến đấu sẵn sàng tham chiến ở bất cứ nơi nào trên thế giới", trung tá Coyne nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Nga giải thích vụ máy bay xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ Tư lệnh Không quân Nga đã giải thích nguyên nhân việc tiêm kích Su-30 của nước này từ Syria bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng 10. Tiêm kích Su-30SM của Nga tại Syria - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga Tư lệnh Không quan Nga, ông Viktor Bondarev nói với tờ Komsomolskaya Pravda ngày 4.11 rằng máy bay chiến đấu...