F-22 và F-35 : Người khổng lồ chân đất sét!
Đơn giả là nếu như F-22 hay F-35 bị mất tính tàng hình thì nó chỉ là một loại máy bay tầm thường.
Máy bay tàng hình F-35 của Mỹ- NATO
Chuyện kể rằng có một quan chức triều đình nọ yêu cầu một nhà hóa học phải chế tạo ra một chất lỏng có thể hòa tan tất cả mọi thứ. Nhà hóa học trả lời rằng, được, nhưng ngài hãy cho tôi một cái lọ để đựng nó!
Câu chuyện này có liên quan gì đến máy bay tàng hình F-22 và F-35?
Hoa Kỳ đã dành hàng tỷ USD để chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, máy bay ném bom tàng hình, tên lửa hành trình tàng hình và máy bay không người lái gián điệp tàng hình. Nhưng…tàng hình để làm gì?
Phải công nhận, về mặt kỹ thuật, tàng hình là tuyệt vời, là tiên tiến, nhưng về mặt chiến thuật thì chỉ là “người khổng lồ chân đất sét”, không hẳn, mà là “người tý hon chân đất sét”.
Không tin? (Mặc dù F-35 còn rất nhiều vấn đề nhưng trong bài viết này chúng ta cứ giả thiết hiện nay F-35 đã là tàng hình như thiết kế của các nhà sản xuất Mỹ) Ở góc nhìn chiến thuật, chúng ta sẽ chứng minh điều này…
Thứ nhất, sự nguy hiểm, lợi hại nhất của F-35, F-22 hay của loại máy bay tàng hình nói chung là đánh lén, tấn công khi đối phương không nhìn thấy mình và do vậy triệt tiêu khả năng đánh trả của đối phương.
Tuy nhiên, nếu không có tính “tàng hình” thì F-35 hay F-22 so với loại máy bay thông thường như F-16, Super Hornet hay SU-35 của Nga…nó không phải là “cùng đẳng cấp trên sàn đấu”. Bởi đơn giản là khi bạn ưu tiên cho kỹ thuật bao nhiêu thì hạn chế về chiến thuật bấy nhiêu.
Chẳng hạn, F-35, F-22, khả năng cơ động, vận động chiến thuật, trang bị vũ khí…không phải là đối thủ không chiến của các loại máy bay thông thường như F-16 hay SU-35… hoặc chỉ là con mồi quá dễ dàng của các hệ thống phòng không hiện đại như S-300, S-400 hiện nay.
Video đang HOT
Đây là điều không cần bàn cãi. Vậy điều gì xảy ra khi F-35, hay F-22 thực sự là máy bay tàng hình?
Thứ hai, điểm yếu tồi tệ nhất hay coi như là “Gót chân Asin” của máy bay tàng hình F-35…là tất cả các thứ này, ngoài hạn chế về mặt chiến thuật và trang bị vũ khí như nói trên thì chúng đều có tầm bay giới hạn, chúng không bay đủ xa để tác chiến.
Thoạt nhìn, tầm hoạt động 600-800 dặm (900-1.200 km) của F-35 có vẻ không tệ so với các máy bay chiến đấu thông thường như Super Hornet hay F-16. Nhưng F-16, F-18…có thể mang thùng dầu phụ dưới cánh để chiến đấu trong khi đó, F-35 không thể mang những “cục kim loại thừa” đó dưới cánh nếu muốn tàng hình (bảo vệ mặt cắt radar cực nhỏ của nó).
Một vấn đề khác, do tầm tác chiến ngắn của máy bay chiến đấu tàng hình và không tàng hình nói chung, cho nên, để tấn công, thì điểm xuất phát tấn công cần phải triển khai chúng tại các căn cứ không quân hoặc tàu sân bay gần với chiến trường nên luôn nằm trong tầm bắn của tên lửa kẻ thù.
Xung đột từ Thế chiến II đến Afghanistan hiện nay đã chỉ ra rằng, các máy bay chiến đấu tiên tiến dễ dàng bị tổn thương hơn khi chúng bị tấn công trên mặt đất hay trên tàu sân bay. Đó là lý do vì sao chiến thuật A2/AD lại khắc tinh chiến thuật “tác chiến Không-Biển”.
Gần như chắc chắn rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, một cơn mưa tên lửa đáng sợ sẽ trút xuống các căn cứ không quân đối phương và có bao nhiêu chiếc máy bay nguyên vẹn từ cơn mưa tử thần đó là điều ai cũng đoán được.
Vì vậy, điểm xuất phát tấn công của máy bay tàng hình càng xa, càng nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đối phương bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, tức là tầm tác chiến của máy bay tàng hình càng lớn thì càng lợi hại và nguy hiểm cho đối phương.
Đáng tiếc vì F-22, F-35 không gắn được động cơ nguyên tử, cho nên, muốn tăng tầm tác chiến thì cách duy nhất là sử dụng máy bay tiếp dầu.
Hiện nay, các máy bay tiêm kích của không quân Mỹ đều được tiếp dầu trên không. Các máy bay tiếp dầu được hiện đại hóa, tự động cao để đẩy nhanh quá trình tiếp dầu trên không…nhưng thật không may là chúng có nguy cơ bị bắn hạ ngày càng cao.
Hạ gục những chiếc máy bay tiếp dầu khiến cho các máy bay tàng hình “mắc kẹt” mà không có nhiên liệu để trở về căn cứ hoặc qua đó ngăn chặn được đòn tấn công của máy bay tàng hình thì phương án hạ gục những máy bay tiếp dầu dễ hơn nhiều và nó là mục tiêu được ưu tiên…
Tên lửa không đối không tầm xa như R-37 của Nga hoặc một số lượng nhỏ máy bay tàng hình do Nga hoặc Trung Quốc chế tạo cũng có khả năng tập trung vào việc “trượt” qua các màn hình radar máy bay chiến đấu Mỹ để tiêu diệt máy bay tiếp dầu.
Chính vì thế, để cho máy bay tàng hình F-35 hay F-22 phát huy tác dụng thì phải chế tạo ra một loạt các “máy bay tiếp dầu tàng hình” mà không thể khác. Đây không phải là ý tưởng dở hơi mà thuộc về nguyên lý đối lập và thống nhất trong một sự vật hiện tượng.
Chế tạo ra một loại máy bay tiếp dầu tàng hình? Rồi…còn gì nữa? Rốt cuộc chẳng khác nào chế tạo ra một chiếc lọ đựng chất lỏng hòa tan tất cả…
Tàng hình, tốt thôi, nhưng…cũng như chuyện đã nói trên rằng là nếu có một chất lỏng hòa tan mọi thứ, vậy có gì để đựng nó?
Vì vậy, “tàng hình” không bao giờ là tuyệt đối. Bạn không thể ngồi trên 2 chiếc ghế cùng lúc.
Thực tế từ khi ra đời F-22 và F-35 đến nay, chúng chưa lúc nào tham gia thực chiến, hay như F-22 chỉ tham gia khi đối thủ quá yếu và sát ngay căn cứ mà không cần F-22 cũng giành chiến thắng. Vì thế, đừng sợ, không gì là không thể khắc chế.
Lê Ngọc Thống
Theo baodatviet
Tiêm kích F-35 từng gây sốc vì đắt, chiến đấu cơ mới của Mỹ đắt gấp 3
Chiến đấu cơ thế hệ mới mạnh nhất của Mỹ, thay thế F-22 Raptor và F-15, được dự báo sẽ là "bá chủ bầu trời", vượt qua mọi máy bay hiện nay.
Mẫu chiến đấu cơ thế hệ mới của Mỹ phải có khả năng hoạt động sâu bên trong lãnh thổ đối phương.
Theo Popular Mechanic, công chúng Mỹ và trên toàn cầu từng rất sốc khi biết giá trị mỗi tiêm kích đa nhiệm F-35 lên tới 94 triệu USD. Nhưng mẫu chiến đấu cơ sẽ thay thế F-22 và F-15 còn đắt hơn gấp 3 lần, tức là rơi vào khoảng 300 triệu USD.
Con số này được đánh giá dựa trên nghiên cứu mới của Ủy ban Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO). Các chiến đấu cơ thế hệ mới của Mỹ mang tên PCA (Xuyên thủng lá chắn phòng không đối phương).
PCA sẽ thay thế cả phi đội F-22 và F-15, trở thành mẫu chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ vào năm 2030. Không giống như F-35 có thể tấn công cả mục tiêu trên không và dưới đất, PCA sẽ chỉ tập trung vào khả năng thống trị bầu trời, đối trọng với các mối đe dọa như Su-57 của Nga hay J-20 của Trung Quốc.
CBO ước tính không quân Mỹ sẽ cần 414 máy bay thế hệ mới. Đơn giá mỗi chiếc lên tới 300 triệu USD so với 94 triệu USD của F-35.
F-22 và F-35 hiện là hai mẫu chiến đấu cơ mạnh nhất của Mỹ.
Nhưng vì sao mẫu máy bay mới lại đắt như vậy? Theo các chuyên gia, PCA sẽ phải vượt trội hoàn toàn so với các mẫu máy bay tiền nhiệm. Radar mạnh mẽ hơn, khả năng tàng hình tốt hơn, và phải có khả năng xuyên thủng mạng lưới phòng không đối phương.
PCA sẽ đóng vai trò hộ tống các oanh tạc cơ B-21 Raider mới, tiến sâu vào trong lãnh thổ đối phương để tấn công mục tiêu. Chuyến bay dài cũng đồng nghĩa PCA cần mang theo nhiều tên lửa đối không hơn F-22.
Điều đó có nghĩa là PCA sẽ lớn hơn F-15 hay F-22, mang vũ khí bên trong thân để tối ưu khả năng tàng hình. CBO cảnh báo: "Các máy bay tàng hình như F-22, F-35 và B-2 vốn quá đắt đỏ nên không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn. Kiểm soát chi phí cho PCA là điều khó khăn".
Theo CBO, không quân Mỹ có thể muốn sản xuất thêm tiêm kích F-35 thay vì chế tạo mẫu chiến đấu cơ mới đắt đỏ gấp 3 lần. Môt giải pháp khác là không quân Mỹ có thể nâng cấp F-22 sẵn có.
Theo Danviet
S-500 của Nga liệu có "hạ gục" được F-22 và F-35 của Mỹ? Liệu hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 hiện đại của Nga có "hạ gục" được những chiến đấu cơ tối tân như F-22 và F-35 của Mỹ? Truyền thông chính phủ Nga đã bắt đầu tiết lộ một số thông tin về hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ tiếp theo của quốc gia này mang tên S-500. Theo Sputnik, S-500...