F-22 sẽ bại trận khi không chiến với T-50 PAK FA của Nga?
Với dàn vũ khí hiện đại và các thông số vượt trội, chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ sẽ không có cơ hội trong cuộc không chiến trực tiếp với T-50 PAK FA.
Tiêm kích T-50 PAK FA (Nga)
Chuyên gia quân sự đồng thời là Tổng biên tập của trang tin quốc phòng Nga, ông Said Aminov so sánh khả năng của hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, T-50 PAK FA của Nga và F-22 Raptor Mỹ.
Theo ông Said Aminov, chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của thế giới. T-50 PAK FA của Nga vẫn còn đang phải trải qua các thử nghiệm cấp nhà nước.
Những chiếc T-50 PAK FA hoàn chỉnh đầu tiên dự kiến sẽ trang bị cho quân đội vào những năm 2020.
Tuy nhiên theo chuyên gia Said Aminov, có thể nói về những thông số của chiến đấu cơ Nga- T-50, theo đánh giá của ông sẽ vượt trội “người tiền nhiệm” F-22 Raptor.
“F-22 Raptor của Mỹ được chế tạo nhằm chống lại các cuộc tấn công bằng lên lửa tầm xa của đối phương. Nhờ có hệ thống radar tầm xa, quan sát theo dõi được các mục tiêu ở tầm thấp nhất, kết hợp với với tên lửa tầm trung, F-22 Raptor đảm bảo khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không ở những cự ly có thể chấp nhận một cách hiệu quả và không cần tham gia vào một trận không chiến”, chuyên gia Said Aminov giải thích.
Tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ
Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia Aminov, T-50 PAK FA của Nga kết hợp việc sử dụng công nghệ cao trong đó có công nghệ tàng hình vì vậy T-50 có khả năng cơ động “siêu phàm”.
Video đang HOT
“Nhờ có khả năng cơ động “siêu phàm”, máy bay chiến đấu T-50 PAK FA của Nga đảm bảo luôn chiếm ưu thế và sẽ giành thắng lợi trong các trận không chiến trước đối thủ”, ông Said Aminov nhấn mạnh.
Theo ông Said Aminov, T-50 PAK FA vượt trội F-22 Raptor về kích thước vì thế cho phép T-50 có chứa nhiều nhiên liệu hơn. Và một điểm rất quan trọng quyết định phần thắng là T-50 có tầm bay cao hơn 1,5 lần so với F-22 Raptor của Mỹ.
Cũng theo ông Said Aminov, F-22 Raptor của Mỹ không có giá treo vũ khí bên ngoài (các tên lửa chống radar mới nhất không thể bố trí được trên F-22), trong khi T-50 PAK FA được thiết kế để mang được các loại vũ khí tối tân nhất (các loại vũ khí tối tân nhất sẽ được bố trí trong các khoang bên trong của máy bay).
Ngoài ra, T-50 được trang bị loại động cơ và các thiết bị mới, hiện đại vì thế nó có khả năng cơ động cao và tàng hình tốt (giảm thiểu hệ số bức xạ trong tầm hồng ngoại); Được trang bị dàn vũ khí hiện đại vì thế tuyệt nhiên F-22 Rptor không có cơ hội trong các cuộc không chiến với T-50.
Ở một phạm vi nhất định, T-50 có thể không chỉ phát hiện được mục tiêu mà còn khóa các mục tiêu hộ tống và khai hỏa trước khi F-22 Raptor có thể tấn công đáp trả bằng tên lửa.
Các tên lửa trang bị trên T-50 có tầm bắn trên 150 km, trong khi tên lửa của F-22 chỉ có tầm bắn 120 km, chuyên gia Aminov cho biết.
Ông Aminov cũng nhắc lại một trong những máy bay F-22 bị tai nạn trong khi hạ cánh là do hệ thống kiểm soát của máy bay đã được đặt mã không chính xác dẫn đến tự dao động bánh lái.
Theo chuyên gia Aminov, Mỹ đã thiếu thận trọng khi tin vào các thiết bị điện tử và hệ thống máy tính để giải quyết các vấn đề phức tạp. Ở Nga, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được trang bị các công nghệ điện tử mới nhất, nhưng phi công vẫn là người quyết định cơ bản.
“Với dàn vũ khí hiện đại và các thông số vượt trội, chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ sẽ không có cơ hội trong cuộc không chiến trực tiếp với T-50 PAK FA”, chuyên gia quân sự Said Aminov kết luận.
Theo Infonet
Quan chức Mỹ: Vài trăm máy bay J-11 đủ làm F-22 mất tác dụng
7 loại máy bay Mỹ tham gia triển lãm quốc phòng ở Australia nhằm phô diễn sức mạnh quân sự, khẳng định cam kết với đồng minh, thúc đẩy giao dịch thương mại.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 (ảnh tư liệu)
Mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 23 tháng 2 đăng bài viết: "Avalon 2015: Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định cam kết đối với khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương" cho rằng, tại Triển lãm quốc phòng và hàng không quốc tế Australia 2015 tổ chức ở sân bay Avalon, khu vực Melbourne, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phô diễn rất nhiều máy bay để tỏ rõ cam kết đối với khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.
Triển lãm lần này từ ngày 24 tháng 2 kéo dài đến ngày 1 tháng 3, khi đó, máy bay có người lái và không người lái của Không quân và Hải quân Mỹ sẽ phô diễn cả ở trạng thái tĩnh và bay biểu diễn. Mỹ tổng cộng có 100 người và 7 loại máy bay tham gia triển lãm, Bộ Quốc phòng Mỹ rất hy vọng cùng với việc phô diễn thực lực quân sự của họ, thúc đẩy tương tác với các đồng minh khu vực này trong các hành động ứng phó khẩn cấp và nhân đạo.
Không quân Mỹ sẽ trưng bày 2 chiếc máy bay ném bom Boeing B-52H Stratofortress (1 chiếc tiến hành bay biểu diễn, 1 chiếc khác trưng bày ở trạng thái tĩnh); 2 chiếc máy bay chiến đấu F-22 Raptor của Công ty Lockheed Martin (do phi công thực hiện nhiệm vụ khác, nên chuyển sang trưng bày ở trạng thái tĩnh);
1 chiếc máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon của Công ty Lockheed Martin; 1 chiếc máy bay tiếp dầu trên không KC-135 Stratotanker của Công ty Boeing trưng bày trạng thái tĩnh; 1 chiếc máy bay không người lái hoạt động thời gian dài trên không ở tầm cao RQ-4 Global Hawk của Công ty Northrop - Grumman.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (ở gần) bay cùng máy bay chiến đấu F-15
Trong khi đó, Hải quân Mỹ sẽ trưng bày máy bay đa năng trên biển P-8A Poseidon của Công ty Boeing và máy bay không người lái cánh xoay MQ-8B Fire Scout của Công ty Northrop - Grumman.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ định kỳ ủng hộ công nghiệp quốc phòng của Mỹ để bảo đảm cho họ có được đơn đặt hàng xuất khẩu sản phẩm trong loại hoạt động thương mại này, nhưng điều quan trọng tương tự là, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn thể hiện cam kết đối với khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương ở Avaton. Máy bay ném bom B-52 và máy bay chiến đấu F-22 tham gia triển lãm đã thực sự cho thấy điểm này.
Về máy bay ném bom B-52 tham gia triển lãm, một chiếc sẽ trưng bày ở trạng thái tĩnh, còn một chiếc khác sẽ tiến hành bay biểu diễn ở căn cứ vào ngày 27 tháng này. Mặc dù nhà tổ chức chưa chỉ ra tên của căn cứ, nhưng nó có khả năng nhất là căn cứ không quân Anderson của Guam. Tóm lại, chiếc máy bay này sẽ tiến hành phô diễn bay qua lại 16 giờ ở Avalon.
2 chiếc máy bay chiến đấu F-22 nghe nói đến từ liên đội máy bay chiến đấu 1 Không quân Mỹ ở căn cứ liên hợp Langley - Justi, bang Virginia, chúng cũng sẽ tham gia triển lãm ở Avalon. Theo giới thiệu của nhà tổ chức, 1 chiếc trong đó vốn tiến hành bay biểu diễn, nhưng phi công đã chuyển sang nhiệm vụ hành động khác.
Máy bay ném bom B-52 trước đó từng tiến hành phô diễn tương tự ở Triển lãm hàng không Singapore, khi đó 1 chiếc máy bay ném bom bay qua lại với Guam. Chúng xuất hiện ở Avalon cũng là nhằm phô diễn năng lực của máy bay ném bom này ở khu vực này.
Máy bay chiến đấu dòng F-16 Mỹ
Dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, máy bay ném bom B-52 có thể bay qua vùng biển mênh mông của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì thế làm cho nó có khả năng tạo ra sự uy hiếp mạnh mẽ đối với các nước phản đối Mỹ, đồng thời trở thành sự hiện diện giúp cho đồng minh của Mỹ cảm thấy yên tâm.
Giống như sự xuất hiện của máy bay ném bom B-52 Stratofortress ở Avalon, sự trở lại của máy bay chiến đấu F-22 cũng có ý khẳng định cam kết và năng lực của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Máy bay chiến đấu F-22 là máy bay tác chiến thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới hiện nay, mặc dù Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu "có chức năng tương đương" của họ, máy bay chiến đấu F-22 Raptor hầu như cũng sẽ thống trị bầu trời trong rất nhiều năm.
Tuy nhiên, mặc dù máy bay chiến đấu F-22 chiến thắng trên phương diện tính năng thế hệ thứ năm, nhưng nó thua ở chỗ số lượng khá ít. Không quân Mỹ hiện chỉ có 182 máy bay chiến đấu F-22, hơn nữa sẽ không có nhiều hơn.
Trong khi đó, Không quân Trung Quốc có khoảng 250 máy bay chiến đấu Su-27/Su-30 và J-11 đang trong biên chế, ngoài ra còn có 150 máy bay chiến đấu J-10 và vài trăm máy bay chiến đấu loại khác.
Chính như một quan chức Không quân Mỹ đã nói: "Điều làm chúng tôi lo ngại không phải là máy bay chiến đấu J-20 hoặc J-31 (máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đang nghiên cứu chế tạo), mà là vài trăm máy bay chiến đấu J-11 (và các loại máy bay khác) sẽ làm cho máy bay chiến đấu F-22 mất đi khả năng chống đỡ".
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc
Theo Giáo Dục
chien dau, quân sự, Quân đội, vũ khí "Số chiến binh của bộ lạc giận giữ tăng lên cũng là lúc nhà thám hiểm sẽ gặp thêm nhiều vấn đề, đặc biệt là số lượng thổ thổ dân cao gấp nhiều..." Báo Học giả ngoại giao trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản mới đây đã đăng tải bài viết của tác giả T. X. Hammes trong đó đề cập khuyến nghị...