F-22 Mỹ không thể hoạt động vì bị ong bám
Một chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ tạm thời không thể hoạt động do bị một đàn ong khoảng 20.000 con bám vào.
Andy Westrich xử lý đàn ong bám trên chiếc F-22 tại căn cứ Langley – Eustis, bang Virginia, ngày 11/6. Ảnh: USAF.
Chiếc F-22 thuộc Không đoàn 192 phải “đắp chiếu” tạm thời ngày 11/6 sau khi nhân viên tại căn cứ hỗn hợp Langley – Eustis, bang Virginia, phát hiện có gần 20.000 con ong bám phía ngoài máy bay, CNN đưa tin ngày 12/8.
Thay vì tự xử lý, các nhân viên nhận thấy loài ong này có nguy cơ tuyệt chủng nên đã liên hệ với Andy Westrich, người nuôi ong địa phương và là cựu binh hải quân Mỹ. Westrich mô tả đây là đàn ong lớn nhất ông từng thấy.
Westrich dùng ống chân không chuyển ong vào các xô lớn và đưa chúng đến nơi khác. Đàn ong nặng khoảng 3,6 kg, tương ứng khoảng 20.000 con ong.
Trung sĩ Gregg Allen, trưởng nhóm bộ phận đảm bảo chất lượng nhóm bảo dưỡng 192, dường như cũng là người nuôi ong, nhận định đàn ong có thể đã tách ra từ một đàn lớn hơn nhiều sống đâu đó trong căn cứ.
Video đang HOT
“Ong thường phát triển liên tục và chúng trở nên quá đông”, Allen nói. “Đàn ong sẽ tạo ra một ong chúa mới, mang theo nửa số ong tới địa điểm khác”.
Theo Westrich, ong chúa có thể đã đậu xuống F-22 nghỉ ngơi. Do ong thợ không bao giờ rời ong chúa, chúng bay quanh phi cơ rồi bám vào đây. Chiếc F-22 hoạt động trở lại sau khi đàn ong được xử lý.
F-22 Raptor, chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 5 của Mỹ, được thiết kế để thay thế các chiến đấu cơ, cường kích khác trong kho vũ khí quân đội Mỹ. Tuy nhiên, do chi phí tăng vọt và có vấn đề kỹ thuật, không quân Mỹ mới chỉ tiếp nhận 188 phi cơ từ nhà sản xuất Lockheed và họ không có kế hoạch sản xuất thêm F-22.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ lần đầu điều chiến đấu cơ F-22 đến Biển Đen
Hai chiến đấu cơ tối tân của Mỹ hôm qua bay đến Biển Đen lần đầu tiên kể từ khi Washington tăng cường hỗ trợ quân sự cho các đồng minh Đông Âu trước mối lo ngại từ Nga.
Một chiếc F-22 Raptor chuẩn bị tiếp nhiên liệu từ máy bay KC-135 trên không phận châu Âu hôm qua. Ảnh: Reuters
Một máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 cũng bay cùng hai chiếc F-22 Raptor từ Anh sang căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu của Romania ở Biển Đen.
"Chúng tôi ở đây hôm nay để thể hiện khả năng của mình đưa F-22 đến bất cứ nơi nào cần thiết trong khối NATO hoặc trên khắp châu Âu",Reuters dẫn lời chỉ huy phi đội Daniel Lehoski nói. "Chúng tôi muốn thực sự bay và huấn luyện cùng các đồng minh".
Các chiến đấu cơ F-22 hầu như không thể bị radar phát hiện và hiện đại tới mức quốc hội Mỹ cấm hãng sản xuất Lockheed Martin bán chúng cho nước ngoài. Mỹ từng triển khai 12 chiếc F-22 tại một căn cứ ở miền đông Anh.
"Việc tăng số lượng F-22 triển khai năm 2016 cho phép lực lượng Mỹ củng cố sự hiện rộng hơn ở khắp biên giới phía đông", phát ngôn viên không quân Mỹ Sheryll Klinkel cho hay. "Chúng tôi muốn hoạt động ở nhiều địa điểm. Chúng tôi muốn đối thủ của mình phải liên tục suy đoán về nơi tiếp theo chúng tôi sẽ đến".
Các phi công Mỹ chụp ảnh trước các chiến đấu cơ F-22 Raptor tại căn cứ Mihail Kogalniceanu ở Romania hôm qua. Ảnh: Reuters
Tổng thống Barack Obama năm 2014 đã cam kết tăng cường phòng thủ cho các thành viên Đông Âu của NATO sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ và ủng hộ lực lượng nổi dậy ở miền đông Ukraine.
Biển Đen là một vị trí trọng yếu để NATO đối phó với lực lượng Nga tại Crimea, quân cảng của hạm đội Biển Đen.
Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Romania có thể mở rộng sự hiện diện hàng hải của NATO ở Biển Đen như một phần trong chiến lược răn đe Nga, phó chỉ huy NATO cho hay tuần trước.
Nga cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ động thái nào từ NATO và chỉ trích việc khối này củng cố lực lượng quân sự đang đẩy Moscow đến tình thế nguy hiểm.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ điều chiến đấu cơ tàng hình F-22 tới Biển Đen Mỹ đã điều 2 chiến đấu cơ tàng hình F-22 tới Biển Đen, động thái được cho là nhằm hỗ trợ quân sự cho các đồng minh châu Âu trước những lo ngại về mối đe dọa từ Nga. Chiến đấu cơ tàng hình F-22 tối tân của Mỹ được điều tới Biển Đen ngày 25.4.2016Reuters Reuters đưa tin hai chiến đấu cơ...