F-22 có thực sự bắn hạ được 20 máy bay Trung Quốc?
Báo Nhật từng tuyên bố một chiếc tiêm kích F-22 của Mỹ có thể hạ gục 20 máy bay Trung Quốc nhưng thực sự nó có làm được điều đó.
Liên quan đến căng thẳng Trung-Nhật xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Tạp chí SAPIO của Nhật Bản đã đưa ra giả thuyết khi Trung Quốc chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và làm thế nào để Nhật Bản phản công.
Theo kết quả mô phỏng được tạp chí này đưa ra, nếu hệ thống an ninh Mỹ-Nhật hoạt động bình thường, liên quân Mỹ-Nhật sẽ có được thắng lợi tuyệt đối trong đánh chiếm lại đảo. Tạp chí này còn nhận định rằng, một chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-22 của Mỹ có thể hạ gục 20 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Trung Quốc và trở về căn cứ an toàn.
Ngay khi bài báo của Nhật Bản được đăng tải thì tờ Inosmi.ru, một trang web liên kết với RIA Novosti và được tài trợ bởi Cơ quan liên bang về báo chí và truyền thông Nga (FAPMC) đã có bài viết đặt câu hỏi về khả năng thực sự của F-22 và liệu nó có thể hạ được 20 chiến đấu cơ của Trung Quốc hay đây chỉ là một động thái “khoe khoang” sức mạnh của Mỹ để kéo họ vào tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư.
Báo Nhật từng cho rằng, một chiếc F-22 có thể hạ gục 20 máy bay chiến đấu của Trung Quốc nhưng thực tế đây chỉ là sự “khoác lác” mà thôi.
Bài viết có đoạn, đầu tiên người Mỹ đã nuôi dưỡng sự tự tin của mình cùng máy bay chiến đấu tàng hình. Tuy nhiên, kể từ khi máy bay ném bom tàng hình F-117 bị bắn hạ, thì đến nay Trung Quốc đã có những thiết bị và công nghệ để phát hiện máy bay tàng hình của Mỹ.
Radar của Trung Quốc đủ khả năng để phát hiện dấu vết của tiêm kích tàng hình F-22, thậm chí Trung Quốc sẽ triển khai máy bay chiến đấu của mình để đánh chặn. Với khả năng tàng hình, F-22 có lợi thế so với máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Trung Quốc nhưng không phải là quá lớn.
Video đang HOT
Thực tế nếu có cuộc xung đột sẽ xảy ra gần lãnh thổ Trung Quốc và các radar ven biển của họ sẽ làm mất đi lợi thế tàng hình của F-22.
So với tên lửa tầm trung SD-10 của Trung Quốc tên lửa AIM-120 mà F-22 mang theo có nhiều lợi thế hơn. AIM-120 vượt trội tên lửa Trung Quốc cả về tầm bắn, độ chính xác và khả năng chống nhiễu. Tuy nhiên, lợi thế về vũ khí trong một trận không chiến giả định này là không nhiều bởi nó còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Máy bay chiến đấu của Mỹ và Trung Quốc sẽ chạm trán nhau ở khoảng cách khá gần nên rất khó khăn để xác định chiến thắng hay thất bại thuộc về máy bay của quốc gia nào.
Động thái điều động F-22 đến ĐNA không nằm ngoài mục đích thăm do tính năng của Su-30MKM của Malaysia rất giống với Su-30MKK và MK2 của Trung Quốc.
Người Mỹ sẽ không đủ niềm tin vững chắc rằng các máy bay chiến đấu của họ sẽ chiến thắng trong môi trường chiến đấu gần Trung Quốc, nơi đây chỉ có thể là cuộc chiến giữa máy bay chiến đấu Nhật Bản với đối phương mà thôi.
Tính năng của F-22 cung cấp cho nó lợi thế quyết định so với đối phương, khả năng tàng hình cho phép phát hiện và tiêu diệt máy bay đối phương từ bên ngoài tầm nhìn. Nhưng khi chiến đấu trong môi trường mà đôi bên đều nhìn thấy nhau khi đó so sánh về khả năng cơ động của các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Trung Quốc cơ hội chiến thắng của F-22 là không nhiều.
Động thái Washington điều động F-22 đến Malaysia để tập trận chung với tiêm kích Su-30MKM của Malaysia không nằm ngoài mục đích thăm dò các đặc tính kỹ chiến thuật của dòng tiêm kích này. Cần nhớ rằng, Không quân Trung Quốc đang có trong biên chế hơn 100 chiếc tiêm kích Su-30MKK và Su-30MK2, chúng hoàn toàn giống với Su-30MKM của Malaysia.
Một bằng chứng khác cho sự khoe khoang của người Nhật về khả năng của F-22 là ngay cả khi tham chiến cùng 10 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Trung Quốc nó không đủ tên lửa để bắn hạ tất cả các mục tiêu. F-22 chỉ có khả năng mang theo tổng cộng 6 tên lửa AIM-120 được thiết kế để tấn công các mục tiêu ngoài tầm nhìn.
Nếu sử dụng chiến thuật tấn công bí mật, F-22 chỉ có thể bắn tối đa 2 tên lửa từ tầm xa còn lại sẽ phải chiến đấu trong tầm gần. Một kịch bản lý tưởng cho F-22 là nếu nó có thể tiêu diệt được 6 máy bay Trung Quốc bằng 6 tên lửa thì vẫn còn đó 4 chiếc nó phải đối mặt. Khi đó, F-22 chỉ có thể dựa vào khẩu pháo của nó nhưng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu với pháo là không cao. Trong hoàn cảnh như vậy, F-22 dễ dàng bị biến thành “vịt quay Bắc Kinh” mà thôi.
Theo Kiến Thức
Báo Mỹ hé lộ "gây sốc" về chiến đấu cơ JF-17 Trung Quốc
Tờ Defense News vừa đưa tin, trái với suy đoán về việc JF-17, loại máy bay do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, đã có khả năng tác chiến khá hoàn chỉnh, hiện chiến đấu cơ này vẫn tiếp tục cải tiến hệ thống điện tử, khả năng vận tải vũ khí cũng như việc thiết lập phi đội bay thử nghiệm thứ ba.
JF-17 còn đang dang dở chứ không như suy đoán đã đạt được khả năng chiến đấu hoàn chỉnh
Trả lời phỏng vấn Defense News, Phó Nguyên soái không quân Pakistan Marshal Javed Ahmed đồng thời là Giám đốc dự án Chương trình JF-17 cho biết, chương trình vẫn đang diễn ra "theo lịch trình và không có sự chậm trễ". Hiện phi đội bay thử nghiệm đã thực hiện được 10.000 giờ bay và hơn 13.500 phi vụ bay. Ông Ahmed cũng tiết lộ, phi đội bay thứ ba sẽ được thiết lập sau sự kiện Exercise High Mark 2014 vào cuối năm nay.
Đồng thời theo ông Ahmed, ưu tiên hàng đầu trong số những cải tiến hệ thống điện tử của JF-17 là nhằm cải thiện khả năng "nhận thức tình huống" và "hiệu suất cũng như khả năng sát thương của máy bay". Song công việc này vẫn đang tập trung vào hệ thống radar NRIET KLJ-7 để hỗ trợ hệ thống tên lửa không đối không SD-10.
Pakistan "khoe" JF-17 trong một dịp trưng bày xuất khẩu vũ khí. Ảnh: Defensenews
Nhưng ông Ahmed đã không đề cập tới một thực tế là JF-17 vẫn đang được tiến hành tích hợp một số vũ khí thông minh và phát triển thêm vũ khí nội địa. Trong đó có loại tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5E II, một loại biến thể gần đây của loại tên lửa đã lâu năm.
Mặc dù vậy, theo nhà phân tích quân sự và là cựu quan chức không lực Pakistan Kaiser Tufail, Không quân Pakistan vẫn hài lòng với tên lửa Trung Quốc vì vấn đề giá cả cũng như tính năng có thể tích hợp chúng vào điều khiển hỏa lực bằng máy tính.
Một trong những vấn đề về tải trọng của JF-17 cũng được các nhà phân tích lưu ý. Lí do vì JF-17 thường được nhìn thấy với 3 thùng nhiên liệu cơ lớn và chạy bằng động cơ Klimov RD-93. Thế nhưng theo lập luận của ông Ahmed, cấu hình 3 thùng nhiên liệu chỉ dùng cho các hoạt động đào tạo/nhiệm vụ mở rộng, còn với các chuyến bay thường xuyên thì chỉ có một thùng duy nhất.
Trái với thông tin ông Ahmed cung cấp, chuyên gia Tufail cho rằng, dù JF-17 đã bay được 10.000 giờ với 13.500 phi vụ, tương đương với mỗi phi vụ 45 phút, đồng thời JF-17 cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không (trong đó có những hạn chế về hoạt động và hậu cần), nhưng thời gian bay như vậy là ngắn có thể sẽ không hề tạo ra triển vọng người mua trong tương lai.
Theo chuyên gia Tufail, thùng nhiên liệu hòa nhập khí động (CFT), loại thùng mang thêm nhiên liệu cho máy bay, là hoàn toàn cần thiết cho loại máy bay đa chức năng JF-17 nhưng việc cài đặt nó không phải dễ dàng. Vì khí động học của máy bay bị thay đổi rất nhiều và nó đòi hỏi phải được bay thử nghiệm trong tất cả các chế độ.
Trong khi đó, ông Ahmed tiết lộ sẽ đưa ra các giải pháp khác nhau được xem xét dựa trên nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả việc tích hợp giá kép mang theo bom và hệ thống phóng đa tên lửa. Ông Ahmed nhận mạnh tới JF-17 góp phần vào sự tăng trưởng thị trường công nghiệp quốc phòng của nước này.
Thậm chí ông Ahmed còn nhận mạnh rằng, JF-17 là một lựa chọn hấp dẫn nhất là trong thời đại thắt lưng buộc bụng vì nó cung cấp một giải pháp hiệu quả và không có máy bay chiến đấu nào có cùng khả năng tương tự lại có mức giá như JF-17.
Tuy nhiên, nhưng tuyên bố trên của ông Ahmed trái hẳn với nhận xét của nhiều nhà phân tích khi nhận thấy dù được công bố và quảng cáo công khai nhưng doanh thu xuất khẩu loại máy bay này vẫn khá thấp.
Theo Dân Việt
"Trung Quốc có thể tấn công Kobe đầu tiên nếu nổ ra xung đột với Nhật" Nếu nổ ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật, thành phố lớn thứ 6 của Nhật, Kobe, có thể là mục tiêu tấn công đầu tiên của quân đội Trung Quốc, tạp chí Shukan Gendai tại Tokyo nhận định hôm 18/6. JS Mochisio - một tàu ngầm lớp Oyashio của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Tạp chí Shukan Gendai cho...