F-16 Ukraine b.ị bắ.n hạ: Danh tiếng lẫy lừng ở Trung Đông chưa tái hiện
Mặc dù chiến đấu cơ F-16 đã phát huy tốt tính năng kỹ chiến thuật trong lực lượng không quân Israel ở Trung Đông, nhưng vì sao chúng lại khá lặng thầm trên chiến trường Ukraine?
Tiêm kích F-16 do Mỹ chế tạo đã được chuyển giao cho Ukraine (Ảnh minh họa: FT/AFP).
Nghi vấn F-16 của Ukraine bị phòng không Nga bắ.n hạ
Ngày 26/12, quan chức Nga Vladimir Rogov cho biết, 1 chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon (Chim ưng chiến) của Ukraine đã bị lực lượng phòng không Nga bắ.n hạ ở đông bắc Zaporizhia, miền Nam Ukraine. Nó nằm trong đội hình chiến đấu rất lớn của không quân Ukraine, với khoảng 12 máy bay, được cho là tham gia vào cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa, vào khu vực Zaporizhia do Nga kiểm soát.
Trang Topwar của Nga cho biết, đây có thể là chiếc F-16 đầu tiên b.ị bắ.n hạ trong chiến đấu. Xét về mặt kỹ thuật, không có gì ngạc nhiên khi quân đội Nga bắ.n rơi F-16. Lý do rất đơn giản.
Thứ nhất, những chiếc “Chim ưng chiến” do Đan Mạch và Hà Lan hỗ trợ đã khá cũ và đều là máy bay đến hạn phải loại khỏi biên chế chiến đấu.
Thứ hai, chúng không có khả năng tàng hình và các hệ thống phòng không S-300, S-400 hay tên lửa không đối không của Nga đều có thể bắ.n hạ.
Trước đó, Kiev đã sốt sắng xin Mỹ và các đồng minh viện trợ chiến đấu cơ F-16, coi đó là vũ khí “thay đổi cục diện chiến trường” bất chấp sự phản ứng quyết liệt của Moscow. Tuy nhiên cuối cùng Washington cũng “gật đầu”, đồng ý để Đan Mạch và Hà Lan viện trợ số máy bay đã loại khỏi biên chế của họ cho Ukraine.
Kiev từng đặt nhiều hy vọng vào việc tiếp nhận F-16 do Mỹ sản xuất, nhưng cho đến nay qua một năm, vẫn chưa có sự tham gia tích cực nào của chúng vào hoạt động chiến đấu.
Một điều dễ nhận ra là hiếm khi thấy “Chim ưng chiến” của Ukaine chủ động tấ.n côn.g, thay vào đó nó thường nằm ở sân bay trong các hầm chứa kiên cố và không dám tiến sâu vào mặt trận Donbass. Đến nay, chưa có trận không chiến nào được ghi nhận giữa F-16 và máy bay chiến đấu Nga.
Tiêm kích F-16 Ukraine (Ảnh: TWZ).
Nếu đúng F-16 b.ị bắ.n hạ ở Zaporizhia, thì đây đã là chiếc thứ 3 của quân đội Ukraine bị phá hủy. Chiếc đầu tiên bị phá hủy tại sân bay bởi tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga, chiếc thứ hai rơi nghi do bị chính tên lửa phòng không Patriot của Ukraine bắ.n nhầm, khiến phi công thiệ.t mạn.g. Trên thực tế cho đến nay, “Chim ưng chiến” chưa đạt được kết quả gì đáng kể.
Video đang HOT
Mặt khác, không quân Nga dù số lượng xuất kích của Su-30 và Su-35 giảm, nhưng tiêm kích bom Su-34 vẫn thường xuyên tấ.n côn.g các lực lượng mặt đất của đối phương, khiến cho quân đội Ukraine bị thương vong đáng kể. Hiện nay, ngoài những tổ hợp Patriot, có thể đ.e dọ.a những chiếc Su-34 này, thì các vũ khí phòng không khác của Ukraine hầu như bất lực, kể cả F-16.
Vì sao càn quét khắp Trung Đông nhưng F-16 lại yên ắng ở Ukraine?
Có 3 lý do chính dẫn đến điều này:
Thứ nhất, không quân Ukraine thiếu trầm trọng các phi công lành nghề và kinh nghiệm. Việc điều khiển F-16 rất phức tạp, người lái không chỉ điều khiển máy bay cất hạ cánh và cơ động, mà phải có kỹ năng chiến đấu, hiệp đồng. Muốn vậy cần phải luyện tập rất nhiều.
Hiện nay, có tin cho rằng không quân Ukraine chủ yếu áp dụng phương pháp huấn luyện “cũ và mới”, có nghĩa là các phi công NATO đã nghỉ hưu được Kiev tuyển dụng để bay kèm những phi công Ukraine mới vào nghề, đầu tiên ở khu vực xa phía sau chiến tuyến, để đán.h chặn tên lửa hành trình và UAV t.ự sá.t tầm xa của Nga.
Mục đích chính là để huấn luyện phi công Ukraine nâng cao khả năng chiến đấu thực tế. Sau đó, F-16 được đưa vào tuần tra ở miền đông Ukraine, dần dần tiếp cận chiến tuyến, nhưng đến nay vẫn chưa được đưa vào chiến trường trên diện rộng. Hiện tại, máy bay chiến đấu chủ lực của không quân nước này vẫn là MiG-29.
Thứ hai, F-16 Ukraine thiếu vũ khí tấ.n côn.g tầm xa tiên tiến. Vũ khí cốt lõi của chúng là tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 nhưng lại phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Mỹ. Mặc dù Kiev đã nhận được máy bay nhưng dường như loại tên lửa không đối không nói trên vẫn chưa được chuyển giao với số lượng lớn, dẫn tới hạn chế nghiêm trọng khả năng chiến đấu trên không.
Thứ ba, mỗi chuyến xuất kích của F-16, đều cần có một đội nhân viên kỹ thuật mặt đất hoàn chỉnh để hỗ trợ bảo trì, vận hành. Tuy nhiên, hệ thống bảo đảm kỹ thuật của không quân Ukraine còn thiếu, hiện vẫn là di sản của Liên Xô và cần sự chuyển đổi quy mô lớn, để hỗ trợ các hoạt động tần suất cao của dòng chiến đấu cơ mới.
Thiếu phi công, thiếu vũ khí tấ.n côn.g tầm xa, thiếu bảo đảm kỹ thuật đồng nghĩa với việc F-16 Ukraine chưa dám tiến sâu vào chiến tuyến miền Đông và chỉ có thể đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ, đán.h chặn ở phía sau. Hơn nữa, quân đội Nga đã triển khai máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 ở Donbass, ngay cả trong không chiến, F-16 cũng gặp bất lợi hoàn toàn trước dòng tiêm kích thế hệ 5 mới nhất của Nga.
Trước mạng lưới phòng không dày đặc của đối phương, F-16 khó có thể trở thành lực lượng tấ.n côn.g chủ lực. Ukraine cũng không có máy bay tác chiến điện tử và không thể cung cấp vỏ bọc bảo vệ điện từ cho số máy bay của mình chiến đấu.
Khác với các vấn đề nêu trên không quân Ukraine, không quân Israel hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để có thể tấ.n côn.g hàng ngàn km và né.m bo.m Iran và Houthi mà không thiệt hại gì. Điều quan trọng là Israel có máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng và đã giành được quyền kiểm soát điện từ gần như tuyệt đối.
Biên đội tiêm kích F-16 của Không quân Israel (Ảnh: IDF).
Về tác chiến trên không, không quân Ukraine vẫn ở thế bất lợi, F-16 không thể ngăn cản bước tiến của quân đội Nga.
Nói tóm lại, những hy vọng cao độ về F-16 của giới tướng lĩnh Ukraine vẫn chưa thành hiện thực. Nhưng điều này hoàn toàn không liên quan đến đặc tính hoạt động rất tốt của loại chiến đấu cơ này mà chỉ liên quan đến máy bay cũng như trình độ của đội ngũ phi công.
Chắc chắn không quân Ukraine sẽ phải mất nhiều năm để xây dựng hoàn chỉnh căn cứ hậu cần, kỹ thuật cũng như tích lũy số lượng “chim ưng chiến” cần thiết, đủ gây sức ép với Nga.
Đội bay F-16 của Ukraine với số lượng khoảng từ 10-20 chiếc có khả năng gây ít nhiều tổn thất cho quân đội Nga nhưng sẽ không thể làm thay đổi cục diện chiến trường, như tính toán trước đó của lãnh đạo Kiev.
Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích 'đại bàng chiến' F-16 của Mỹ
Nếu tiêm kích F-16 xuất hiện ở chiến trường Ukraine, nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu trực diện với các tiêm kích Nga sản xuất như Su-30, Su-35, MiG-31.
Mỹ đã bật đèn xanh cho các đồng minh châu Âu cung cấp máy bay chiến đấu tiên tiến cho Ukraine, trong đó có cả những chiếc F-16 do nước này sản xuất, trong một động thái tăng cường sự ủng hộ đối với Kiev.
Tiêm kích F-16. (Ảnh: Airforce Times)
Truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức trong chính phủ Mỹ cho biết, Tổng thống Biden cũng chấp thuận cho các nước đồng minh đào tạo phi công Ukraine trước khi việc chuyển giao được thực hiện. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, một số quan chức Mỹ nói rằng, Washington sẽ ủng hộ "nỗ lực chung của các đồng minh và đối tác đào tạo phi công Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, trong đó có cả F-16".
Trước đó, việc chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây cho Ukraine cũng diễn ra theo quỹ đạo tương tự. Mỹ và một số đồng minh châu Âu như Đức và Anh ban đầu từ chối nhưng sau đó đã bày tỏ sự sẵn sàng. Washington tuyên bố sẽ chuyển giao xe tăng Abrams. Còn Berlin và London nhất trí cung cấp xe tăng Leopard 2 và Challenger 2 cho Kiev.
Cuộc đụng độ thế kỷ
Giới phân tích cho rằng, quyết định của phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine sẽ đán.h dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử quân sự. Tuy nhiên, việc chuyển giao có thể mất nhiều tháng do tính chất phức tạp của hoạt động bảo trì và vận hành loại máy bay này.
Nếu tiêm kích F-16 xuất hiện trên chiến trường Ukraine, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu trực diện giữa máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của phương Tây với các đối thủ do Nga sản xuất như tiêm kích Su-30, Su-35 hay MiG-31. Cuộc không chiến này sẽ được các chiến lược gia, chỉ huy quân sự, phi công và các nhà khoa học theo dõi sát sao vì nó có thể xác định hướng đi của lĩnh vực hàng không quốc phòng trong nhiều thập kỷ tới. Kết quả của cuộc đụng độ giữa F-16 và Su-30/35 cũng sẽ tác động đến nhiều điểm nóng quan trọng trên thế giới như Ấn Độ - Pakistan hay Iran và Israel (Iran đã hoàn tất thỏa thuận mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga còn Israel đã mua F-16 của Mỹ)
Không quân Pakistan (PAF) và Không quân Ấn Độ (IAF) được cho là những nhà vận hành hàng đầu đối với máy bay F-16 và Su-30. Ấn Độ hiện vẫn sử dụng MiG-21, MiG-29 và có Su-30MKI làm chiến đấu cơ chủ lực. Ngoài ra, nước này cũng vận hành những máy bay khác như MiG-27, MiG-23, and MiG-25.
Trong cuộc không chiến ngày 27/2/2019 tại khu vực Kashmir, một số tiêm kích F-16 của Pakistan được cho là đã quay đầu khi phát hiện ra Su-30 của Ấn Độ. Điều này cho thấy ưu thế vượt trội của Su-30. Nhưng cũng trong trận chiến này, tiêm kích F-16 của Pakistan đã phóng tên lửa không đối không bắ.n hạ một chiếc MiG-21 của không quân Ấn Độ.
Còn tại Trung Đông, Nga hiện đang chuyển giao máy bay chiến đấu Su-35 cho Không quân Cộng hoà Hồi giáo Iran (IRIAF) sau khi hai bên ký kết một thỏa thuận mua bán vào tháng 3. Đối thủ chính của Iran trong khu vực là Israel đã sử dụng nhiều phiên bản khác nhau của chiến đấu cơ F-16 kể từ những năm 1980. Hiện phiên bản tiên tiến nhất mà Israel đang vận hành là F-16I. Các chuyên gia lo ngại nếu căng thẳng giữa hai nước leo thang thì điều này có thể dẫn tới một cuộc đụng độ, với việc các bên triển khai tiêm kích Su-35 và F-16 trong giao tranh.
Một chuyên gia quân sự Ấn Độ cho rằng, đến thời điểm hiện tại đã có một số cuộc đối đầu giữa máy bay chiến đấu F-16 và máy bay Sukhoi, nhưng không phải là một cuộc đối đầu toàn diện. Nếu Ukraine chính thức tiếp nhận F-16 thì những tiêm kích tối tân của Nga như Su-35, Su-30SM2 sẽ có nhiều cơ hội săn lùng máy bay do Mỹ sản xuất hơn bao giờ hết.
Đọ sức mạnh của F-16 và Su-35
F-16 và Su-35 đều là máy bay chiến đấu hiện đại, nhưng khác nhau đáng kể về thiết kế, năng lực và hiệu suất. F-16 (hay còn gọi là Fighting Falcon) là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ, có phiên bản một hoặc hai chỗ ngồi, do tập đoàn General Dynamics (nay là Lockheed Martin) của Mỹ chế tạo. Mỹ đã biên chế máy bay này cho lực lượng không quân vào năm 1978 và sau đó xuất khẩu sang nhiều nước khác. Kể từ năm 1979, tiêm kích thế hệ thứ 4 này đã được nâng cấp và cải tiến khá nhiều, giúp nó có một số tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, trong đó phải kể đến radar hiện đại.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
F-16 được đán.h giá cao về tính cơ động, tốc độ và phạm vi hoạt động, đồng thời có khả năng mang nhiều loại vũ khí, chẳng hạn như tên lửa hoặc bom. F-16 tuy chỉ có một động cơ nhưng có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2 (khoảng 2.100 km/h). Máy bay có kíp lái 1 thành viên, dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m. Nó được trang bị một khẩu pháo đa nòng M-61A1 20 mm và có thể mang theo 6 tên lửa không đối không.
Trong khi đó, Su-35 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hai động cơ hạng nặng. Tổ chức tư vấn RAND Corporation mô tả đây là "máy bay né.m bo.m chiến đấu hạng nặng đặc trưng của Nga". Su-35 Flanker-E được trang bị nhiều cảm biến và hệ thống điện tử hàng không hiện đại giúp tăng cường khả năng chiến đấu và cho phép nó hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau.
Máy bay sử dụng radar Irbis-E Passive Electronically Scanned Array (PESA), có thể phát hiện và theo dõi các vật thể trên không và trên mặt đất ở khoảng cách rất xa, đồng thời có khả năng lập bản đồ và cung cấp hình ảnh với độ phân giải cao. Nó cũng có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu tầm thấp, không bị gây nhiễu hoặc can thiệp.
Su-35 được trang bị một pháo 30mm GSh301 để phục vụ cận chiến cùng nhiều loại rocket và tên lửa để tấ.n côn.g mục tiêu tầm gần và tầm xa.
Theo các chuyên gia quân sự, Su-35 mang lại nhiều lợi thế về hiệu suất hơn so với tiêm kích F-16. Nó có tốc độ nhanh hơn, tối đa đạt đến Mach 2,25, tầm hoạt động lớn hơn (hơn 3.600 km) và hệ thống radar mạnh hơn. Do sử dụng công nghệ vectơ lực đẩy vượt trội, nó có thể thực hiện những cú ngoặt cực chính xác. Chiến đấu cơ này Su-35 được cho là linh hoạt hơn F-16.
Tuy vậy, F-16 cũng có những lợi thế riêng biệt. Nó nhẹ hơn hơn Su-35, phù hợp với các cuộc không chiến. F-16 cũng tiết kiệm nhiên liệu hơn và dễ bảo trì hơn Su-35.
Theo các chuyên gia quân sự, kết quả của một cuộc đối đấu giữa F-16 và Su-35 không chỉ phụ thuộc vào tính năng của mỗi loại máy bay, mà còn phụ thuộc vào quá trình huấn luyện của phi công, hệ thống vũ khí đi kém, môi trường và địa hình nơi diễn ra cuộc chiến. Tóm lại, những cuộc không chiến hiện đại khá phức tạp và thường kết hợp nhiều yếu tố khác ngoài khả năng hoạt động của máy bay.
Trùm tình báo Ukraine nêu mục tiêu cần thực hiện trong năm 2025 Lãnh đạo tình báo Ukraine nêu ra nhiệm vụ nước này cần thực hiện trong năm tới. Ông Kyrylo Budanov, Giám đốc Tình báo Quốc phòng Ukraine (Ảnh: Ukrainska Pravda). Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, nhấn mạnh rằng cần phải tìm ra giải pháp để ngăn chặn Nga sử dụng các UAV FPV cáp quang vào...