F-16 dùng “bom âm thanh” cứu mạng đặc nhiệm Anh ở Iraq
Trong điều kiện không thể dùng vũ khí vì trời tối đen như mực, phi công lái chiến đấu cơ F-16 Mỹ đã tạo ra “quả bom âm thanh” để cứu mạng đặc nhiệm Anh trên chiến trường Iraq.
Mô phỏng cảnh F-16 dùng “bom âm thanh” cứu mạng quân Anh ở Iraq. Nguồn: Top Gun Military.
Theo War History Online, chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon được trang bị động cơ mạnh mẽ để có thể không chiến tầm gần với máy bay đối phương. Bên cạnh kho vũ khí ấn tượng, động cơ còn giúp chiếc F-16 bay hành trình vượt vận tốc âm thanh.
Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, một phi công đã biết cách sử dụng ưu thế này để tạo ra vũ khí răn đe đối phương, cứu sống đồng đội.
Minh họa cảnh F-16 cứu mạng quân Anh.
Ngày 19.3.2003, Mỹ mở chiến dịch Tự do Iraq với mục đích nhằm lật đổ Tổng thống Saddam Hussein. Một ngày sau đó, Mỹ và với các đồng minh Anh, Úc và Ba Lan tấn công Iraq.
Trung tá phi công Mỹ Edward Lynch đã đi vào lịch sử trong cuộc chiến này. Lynch là người được giao nhiệm vụ dẫn đầu phi đội F-16 vô hiệu hóa các tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud của Iraq.
Tối ngày 30.3, hai chiếc F-16, trong đó có phi công Edward Lynch nhận yêu cầu chi viện cho 52 lính đặc nhiệm Anh đang bị khoảng 500 binh sĩ Iraq bao vây tại một địa điểm khá xa căn cứ.
Lynch kể lại rằng, lính đặc nhiệm Anh gửi thông điệp trong tình trạng hoảng loạn. Trừ khi phi công Mỹ và đồng đội ném bom giải vây, 50 đặc nhiệm Anh khó có thể sống sót.
Chiến đấu cơ F-16D Fighting Falcon của Mỹ.
Chiến đấu cơ Mỹ tiếp cận khu vực khoảng 10 phút sau đó. Nhưng tình hình chiến trường nảy sinh vấn đề. Bầu trời đêm khi đó tối đen như mực, không có ánh trắng và mặt đất cũng không xuất hiện ánh sáng.
Cả hai phi công dùng kính nhìn đêm nhưng cũng không đủ rõ để phân biệt đâu là quân ta và đâu là phe địch. Nếu như thả bom, hai chiếc F-16 có thể gây thương vong lớn cho cả đặc nhiệm Anh.
Video đang HOT
Thời gian không còn nhiều bởi quân Iraq đang siết chặt vòng vây. Lynch nảy ra sáng kiến, lợi dụng tốc độ nhanh của F-16. Khi bay đủ nhanh, chiến đấu cơ này sẽ vượt qua bức tường âm thanh, tạo ra tiếng nổ siêu thanh ( sonic boom).
Thứ âm thanh giống như vụ nổ bom có thể là cách để gây rối loạn hàng ngũ binh sĩ Iraq, giúp đặc nhiệm Anh phá vòng vây rút lui.
Hiện tượng tiếng nổ siêu thanh xuất hiện khi chiến đấu cơ vượt qua vận tốc âm thanh.
Phi công Mỹ bay vọt lên cao khỏi các đám mây, sau đó điều khiển chiếc F-16 bổ nhào xuống với tốc độ cao. Điều khó khăn là việc Lynch phải tính toán cách tạo ra tiếng nổ siêu thanh đủ gần để hướng luồng năng lượng này xuống đất sau đó ngay lập tức đổi hướng tránh cho máy bay va chạm.
Ở độ cao khoảng 914 mét, Lynch điều khiển máy bay vọt lên trong khi “quả bom âm thanh” dội xuống vị trí giao tranh.
Một tên lửa Iraq ngắm bắn Lynch trong khoảng thời gian này nhưng phi công Mỹ đã né được.
Quay trở về căn cứ, Lynch mới nhận ra kế hoạch táo bạo của mình đã thành công. Quân Iraq bị xáo trộn hàng ngũ, tản ra tìm nơi ẩn nấp vì tưởng các máy bay Mỹ đang lao xuống phóng tên lửa. Nhóm đặc nhiệm Anh nhờ vậy có thể thoát khỏi vòng vây thành công.
Theo Danviet
Israel cho nghỉ hưu 90 F-16A/B, cơ hội của Việt Nam?
Việc Israel cho nghỉ hưu hoàn toàn dòng máy bay tiêm kích F-16A/B mở ra cơ hội cho các quốc gia muốn sở hữu loại phi cơ này, như Việt Nam.
Theo tạp chí Jane's, Không quân Israel (IAF) mới đây đã cho nghỉ hưu hoàn toàn dòng máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon thế hệ đầu tiên. Tương lai gần, các máy bay huấn luyện - chiến đấu tiên tiến M-346 và tiêm kích tàng hình F-35 sẽ thế chỗ trống mà F-16 để lại. Nguồn ảnh: Airlines.net
Khoảng 90 chiếc tiêm kích F-16A/B Netz đã chính thức ra khỏi biên chế IAF sau một buổi lễ được tổ chức ở căn cứ Ouvda, miền Nam Israel hôm 26/12. Sự kiện này đánh dấu kết thúc 36 năm phục vụ của dòng máy bay F-16A/B. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong suốt thời gian phục vụ trong IAF, F-16A/B Netz đã thực hiện 474.000 phi vụ với tổng số giờ bay 335.000 giờ. Chiến tích đầu tiên của F-16A/B trong IAF được lập nên vào tháng 4/1981 khi thực hiện phi vụ bắn hạ chiếc trực thăng Mi-8 Hip của Syria. Nguồn ảnh: Airlines.net
Kể từ năm 2000, F-16A/B đã dần lùi về tuyến sau, nhường lại tuyến đầu cho các dòng tiêm kích hiện đại hơn như F-15I Raam và F-16I Sufa. Chúng chủ yếu phục vụ cho vai trò huấn luyện chiến đấu. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện chưa rõ Israel sẽ làm gì với số F-16A/B đã ra khỏi biên chế, 90 là con số rất lớn. Không loại trừ khả năng, IAF có thể sẽ "cho, tặng" hoặc là bán cho các quốc gia còn sử dụng. Các máy bay F-16 trải qua đại tu có thể hoạt động thêm được 10-15 năm nữa. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện nay, KQND Việt Nam cũng có nhu cầu với dòng tiêm kích F-16 do Mỹ thiết kế, chế tạo. Tuy nhiên, việc mua sắm từ Mỹ (dù đã dỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương) là điều không hề dễ dàng. Chúng ta cũng khó có thể mua được máy bay mới mà phía Mỹ thường cung cấp các loại máy bay đã qua sử dụng, được lưu giữ dài lâu tại bang Azirona. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong khi đó, Israel hiện có mối quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự lớn với Việt Nam, có lẽ chỉ đứng sau Nga. Với mối quan hệ đó, việc mua lại F-16 từ Israel xem ra khả thi và dễ dàng hơn. Nếu phải nâng cấp, Israel cũng có thể tự nâng cấp hiện đại hóa, không phụ thuộc nhiều vào Mỹ. Ngay cả hệ thống vũ khí, hiện các máy bay tiêm kích F-16A/B của Israel được triển khai phổ biến các loại vũ khí nội địa không hề kém cạnh vũ khí Mỹ. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-16A/B là thế hệ đầu tiên của dòng tiêm kích F-16, phiên bản A là loại một chỗ ngồi trong khi B là loại hai chỗ ngồi - có thể dùng cho huấn luyện chiến đấu. Chúng đều là tiêm kích đa năng, có thể đảm trách vai trò không chiến, tấn công mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-16A/B được trang bị mẫu động cơ turbojan F100-PW-200 cho phép đạt tốc độ bay tối đa đến 2.120km/h, bán kính tác chiến 500km, tầm bay cực đại 4.220km. Khả năng cơ động thuộc vào loại xuất sắc không hề thua kém dòng MiG-29 của Nga, tốc độ leo cao đến 254m/s. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-16A/B có thể triển khai 7,7 tấn vũ khí gồm các loại bom, rocket, tên lửa đối đất/đối không. Phiên bản của Israel đang sử dụng đều được sửa đổi cho phép tích hợp dễ dàng vũ khí thông minh do Israel chế tạo. Đó là điểm có lợi nếu Việt Nam mua lại F-16A/B Netz. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong tác chiến không đối không, F-16A/B có khả năng triển khai các loại tên lửa không đối không tầm nhiệt cực nhạy Python 3/4/5 và tên lửa ngoài tầm nhìn Derby. Nguồn ảnh: Israel-Weapon
Derby là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn, được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động, tầm bắn khoảng 50km với tốc độ Mach 4. Nguồn ảnh: Israel-Weapon
Trong tác chiến không đối đất, F-16A/B của Israel được trang bị tên lửa hành trình Popeye Lite có tầm phóng 78km. Loại tên lửa này được cho là đã từng sử dụng tại chiến trường Syria mới đây với độ chính xác cao. Nguồn ảnh: Israel-Weapon
Popeye Lit nặng 1,12 tấn, mang đầu nổ phá mảnh 340kg hoặc đầu nổ xuyên chống boongke 360kg I-800. Nguồn ảnh: Israel-Weapon
Ngoài ra, tiêm kích F-16 Israel còn có khả năng triển khai các thế hệ bom thông minh Spice do nước này tự phát triển với độ chính xác không thua bom Mỹ. Nguồn ảnh: Israel-Weapon
Thế hệ đầu của F-16 sử dụng radar điều khiển hỏa lực AN/APG-66 có tầm trinh sát trong môi trường nhiễu điện tử đến 83km. Tuy nhiên, nếu cần Israel có thể hiện đại hóa thay thế radar APG-66 chuẩn Mỹ bằng các công nghệ radar mạng pha Israel. Nguồn ảnh: Israel-Weapon
(Theo Kiến Thức)
Mỹ cho Hàn Quốc vay tiền nâng cấp "Diều hâu chiến" F-16 Ngày 21-11, hãng tin quân sự Defense Talk dẫn nguồn tin từ Washington đăng tải, Lầu Năm góc đã phê duyệt kế hoạch cung cấp khoản vay hơn 1,2 tỷ USD cho hãng chế tạo Lockheed Martin liên quan tới hợp đồng nâng cấp quy mô máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon của Hàn Quốc. "Tại trụ sở của hãng Lockheed Martin...