F-15J của Nhật Bản sau khi nâng cấp sẽ đánh bại Su-35SK Trung Quốc
Sau khi hoàn thành quá trình hiện đại hóa, tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15J của Nhật Bản sẽ có năng lực tác chiến vượt trội Su-35SK của Trung Quốc.
Cơ quan Hợp tác An ninh – Quốc phòng (DSCA) Hoa Kỳ cho biết, Bộ Ngoại giao nước này đã phê duyệt việc thực hiện gói nâng cấp để chuyển đổi các máy bay chiến đấu F-15J trong biên chế Không quân Nhật Bản.
Cụ thể, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định phê duyệt chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài cho Nhật Bản để nâng cấp tổng số 98 tiêm kích F-15J lên cấu hình Siêu máy bay đánh chặn của Nhật Bản (JSI) với chi phí ước tính 4,5 tỷ USD, DSCA cho biết hôm thứ ba sau khi thông báo cho Quốc hội.
Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu nâng cấp 98 tiêm kích F-15J theo cấu hình F-15J JSI bao gồm (cả phụ tùng) lên đến 103 radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) AN/APG-82 (v)1, 116 bộ vi xử lý lõi hiển thị nâng cao II (ADCP II) dành cho máy tính hệ thống, 101 hệ thống tác chiến điện tử kỹ thuật số (DEWS) AN/ALQ-239.
Video đang HOT
Gói nâng cấp máy bay chiến đấu F-15J này sẽ cung cấp cho Tokyo khả năng phòng không vượt trội, nhằm đảm bảo ưu thế tác chiến cũng như tăng cường khả năng bảo vệ quân nhân Mỹ đóng trên lãnh thổ của họ, theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ.
Tiêm kích F-15J hiện đại hóa sẽ cho phép Nhật Bản đối phó với các mối đe dọa trên không tốt hơn, đặc biệt trong nhiệm vụ bảo vệ không phận của họ.
Tokyo sẽ không gặp khó khăn gì trong việc vận hành các thiết bị này để hỗ trợ cho lực lượng vũ trang của mình.
Các nguồn tin cho biết rằng Nhật Bản đã công khai ý định nâng cấp ít nhất một phần phi đội F-15J của họ trong một năm qua và 2 báo cáo trước đó đã nêu rõ ưu tiên của Tokyo đối với nhiều hệ thống được mô tả trong thông báo của DSCA, bao gồm radar AN/APG-82 (v)1 AESA của Raytheon và hệ thống AN/ALQ-239 DEWS của BAE Systems.
Sau nâng cấp, các tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng F-15J JSI của Nhật Bản được nhận xét có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội Su-35SK của Trung Quốc, khi tiêm kích của Bắc Kinh vẫn sử dụng radar mảng pha quét thụ động (PESA) N035 Irbis-E lạc hậu hơn nhiều.
Bên cạnh đó, tiêm kích F-15J JSI còn được cho là đủ sức giúp Tokyo đối phó với chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 đang được ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bắt tay sản xuất với số lượng lớn.
Song song với chương trình nâng cấp F-15J lên chuẩn F-15 JSI, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ xúc tiến việc bán bớt lô F-15 đời đầu như đã thông báo trước đó để trang trải một phần chi phí hiện đại hóa và giảm bớt gánh nặng duy trì số phi cơ trên.
Theo Tùng Dương/Báo Đất Việt
Máy bay chiến đấu Nhật biến mất khỏi radar trên Thái Bình Dương
Một máy bay chiến đấu tàng hình của Nhật Bản đã biến mất khỏi màn hình radar trên biển Thái Bình Dương trong khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A biến mất khỏi màn hình radar vào khoảng 7h30 tối (giờ địa phương) hôm 9/4, khoảng nửa giờ sau khi cất cánh, theo tờ Asahi Shimbun. Máy bay đã xuất phát cùng một số phi cơ khác từ căn cứ không quân Misawa, cách thành phố Misawa, Nhật Bản, khoảng 135 km về phía đông bắc. Đây là bài tập huấn luyện ban đêm thường xuyên của các máy bay chiến đấu.
Hiện liên lạc vô tuyến với máy bay này cũng bị mất. Trên chiếc F35A mất tích được cho có một phi công điều khiển.
Vị trí biến mất của chiếc máy bay chiến đấu F35A Nhật Bản ngày 9/4. (Ảnh: Twitter)
F35A là máy bay cất cánh và hạ cánh thông thường, và là loại nhỏ nhất và nhẹ nhất trong số các máy bay chiến đấu đa năng của nhà sản xuất Lockheed Martin.
Máy bay phản lực đã được triển khai tại căn cứ Misawa từ tháng 1/2018. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện có kế hoạch triển khai tổng cộng 42 máy bay tới căn cứ này.
Hồi tháng 2, một máy bay chiến đấu F-2 của Nhật Bản đã rơi xuống vùng biển nước này, cách căn cứ không quân ở Fukuoka khoảng 130km. Tuy nhiên, may mắn là hai thành viên phi hành đoàn đã được các đội tìm kiếm và cứu hộ giải cứu thành công.
Nguồn: Zing News
Đài Loan chơi lớn mua 66 chiến đấu cơ từ Mỹ chọc giận Trung Quốc Lập pháp Viện (Quốc hội) Đài Loan (Trung Quốc) vừa phê chuẩn dự luật phân bổ 8,08 tỷ USD từ ngân sách để mua 66 tiêm kích chiến đấu F-16 của Mỹ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước Bắc Kinh. Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Các nghị sĩ Đài Loan đồng thời cũng phê chuẩn 4 nghị quyết yêu...