ExxonMobil dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vào năm 2050
Ngày 26/8, “gã khổng lồ” dầu khí Mỹ ExxonMobil dự báo khó có khả năng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm vào năm 2050, trong bối cảnh dân số và nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới đang gia tăng.
Giàn khoan dầu tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một báo cáo mới, ExxonMobil nhận định nhu cầu dầu sẽ ổn định sau năm 2030, duy trì ở mức trên 100 triệu thùng/ngày cho đến năm 2050. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), con số này tương đương nhu cầu dầu toàn cầu năm ngoái ở mức 102,2 triệu thùng/ ngày.
Tuy nhiên, con số dự báo trên cao hơn đáng kể so với dự báo của đối thủ cạnh tranh BP cho rằng nhu cầu dầu sẽ giảm xuống còn khoảng 75 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
ExxonMobil ước tính hiện có khoảng 4 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận đủ nguồn năng lượng cần thiết. Với dự báo dân số toàn cầu sẽ tăng từ 8 tỷ lên gần 10 tỷ vào năm 2050, việc đáp ứng nhu cầu năng lượng cơ bản sẽ dẫn đến mức tăng dự kiến 15% trong tổng mức sử dụng năng lượng toàn cầu.
Theo ExxonMobil, mặc dù có những tiến bộ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng. Dự kiến, vào năm 2050, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sẽ vẫn chiếm hơn một nửa tổng hợp năng lượng toàn cầu, ngay cả khi sự gia tăng của xe điện làm giảm nhu cầu xăng tại các trạm bơm.
Công ty cho biết phần lớn dầu mỏ trên thế giới hiện đang và sẽ tiếp tục được sử dụng cho các quy trình công nghiệp, chẳng hạn như sản xuất hóa chất, cũng như cho các hoạt động vận tải hạng nặng như vận chuyển bằng tàu biển, xe tải và hàng không.
Mặc dù vậy, ExxonMobil vẫn kỳ vọng lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ giảm khoảng 25% vào giữa thế kỷ, nhờ việc cải thiện hiệu quả năng lượng, gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo, và áp dụng các công nghệ mới trong việc giảm phát thải, chẳng hạn như thu giữ và lưu trữ carbon.
Xuất khẩu dầu của Nga giảm mạnh trong tháng 6/2023
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố báo cáo cho thấy xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga trong tháng 6/2023 đã giảm tới 600.000 thùng/ngày và xuống còn 7,3 triệu thùng/ngày.
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.
Một giàn khoan dầu tại khu vực Almetyevsk, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Ngoài ra, doanh thu từ xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 6 đã giảm 1,5 tỷ USD xuống còn 11,8 tỷ USD, chỉ tương đương một nửa doanh thu nhận được cùng kỳ một năm trước đó.
IEA dự báo rằng Nga có thể giữ sản lượng ở mức cũ trong tháng 8, bao gồm kế hoạch giảm xuất khẩu 500.000 thùng mỗi ngày như đã công bố. Điều này là do sự gia tăng theo mùa của nhu cầu về dầu tại thị trường trong nước.
Theo Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak, nước này đã quyết định tự nguyện giảm nguồn cung dầu ra thị trường 500.000 thùng/ngày bằng cách giảm xuất khẩu. Sau đó, Bộ Năng lượng Nga giải thích rằng việc cắt giảm nguồn cung là một phần bổ sung việc tự nguyện cắt giảm khai thác trước đó với Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC ). Từ tháng 3/2023 đến hết năm 2024, Nga sẽ giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày so với mức trung bình của tháng 2.
OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ tiếp tục tăng trong thời gian dài Ngày 13/6, Tổng thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ông Haitham Al Ghais cho biết không có dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt đỉnh trong dài hạn. Dự kiến đến năm 2045, nhu cầu sẽ tăng đến 116 triệu thùng/ngày, hoặc cao hơn. Tổng Thư ký Tổ chức các nước sản xuất dầu (OPEC),...