Exciter độ phong cách hàng hiếm ở Bình Định… đắp chiếu
Mặc dù chiếc Exciter ở Bình Định được chủ nhân độ lên rất đẹp mặt nhưng việc thay đổi dung tích động cơ lên 175cc là vi phạm pháp luật.
Mới đây, chiếc Exciter GP 2011 của anh Nguyễn Bắc Bình, thành viên câu lạc bộ F135 Quy Nhơn được độ lại rất cá tính, đẹp mắt khiến nhiều người phải trầm trồ. Tuy nhiên, theo đúng quy định của pháp luật, chiếc xe này không được phép lưu thông.
Độ xe đang trở thành một trào lưu, một thú chơi thú vị tại Việt Nam. Không ít lần các mẫu xe tại Việt Nam được các trang báo nước ngoài đăng tải, có thể kể tên hàng loạt xe độ xôn xao dư luận thế giới như xe Hyundai Genesis được độ theo phong cách siêu xe hàng hiếm Aston Martin One-77, Rolls-Royce Phantom tự chế từ xe Nissan hay xe Batman tự chế ở Lạng Sơn…Thậm chí, có những mẫu xe độ khiến giới độ xe nước ngoài phải “ngả mũ” như chiếc nakedbike Honda CB750F đời 1981 của Garage Tự Thanh Đa.
Pháp luật hiện không cấm độ xe nhưng thú chơi này chỉ được phép trong giới hạn có thể. Nếu độ xe quá đà là vi phạm pháp luật.
Chiếc Exciter độ máy lên 175cc ở Bình Định không được phép lưu thông.
Ông Nguyễn Hữu Trí – Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm từng cho biết, tại Việt Nam, tai nạn giao thông vẫn đang là vấn đề bức xúc, gây thiệt hại rất lớn cho xã hội, cần nhiều giải pháp để kiềm chế nên chúng ta không cho phép “độ xe” như nhiều nước trên thế giới.
“Nếu chủ xe chỉ thay thế một số chi tiết phụ kiện bên ngoài, không ảnh hưởng đến an toàn thì pháp luật không cấm. Nhưng tự ý thay đổi kết cấu, cấu tạo của xe như: Làm lại hơi để tăng công suất động cơ, thay đèn, thay lốp, vành xe… thì bị cấm bởi như vậy sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống kết cấu, gây mất ATGT và nguy hiểm cho người đi đường”, ông Trí nhấn mạnh.
Video đang HOT
Chiếc Exciter của anh Nguyễn Bắc Bình, thành viên câu lạc bộ F135 Quy Nhơn đã sửa đổi lại chiếc xe với nhiều thay đổi ở kiểu dáng. Thậm chí, động cơ của xe cũng được can thiệp, để xe có thể đạt dung tích 175cc thay vì 135cc như tiêu chuẩn. Việc độ xe quá giới hạn như vậy là vi phạm pháp luật, khiến xế nổ này không được phép lưu thông tại Việt Nam.
Theo Kienthuc
Trị"hung thần" xe buýt: tăng phạt nguội, lập làn đường riêng
Giải quyết vấn đề xe buýt - "hung thần" đường phố gây ra hàng loạt vụ tai nạn trong thời gian gần đây ở TP.HCM là câu chuyện không chỉ được dư luận quan tâm mà còn làm đau đầu nhà chức trách.
Theo thống kê của sở GTVT TP.HCM, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe buýt, trong đó có 10 vụ va chạm giữa xe buýt với xe máy, xe máy va quệt nhau té vào xe buýt khiến 2 người chết và 9 người bị thương, gây bức xúc trong dư luận.
Vụ xe buýt gây tai nạn trên đường Lê Thị Hồng Gấm, quận 1
Điển hình là vụ tai nạn thương tâm vào lúc 19h ngày 28/2/2014 tại đường Lê Thị Hồng Gấm, xe buýt số 19 trong lúc cua đã làm chết 1 người đi bộ.
Về vụ tai nạn này, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc sở GTVT đã nhận trách nhiệm khi đơn vị trực thuộc sở đã không chấn chỉnh, kiểm tra việc rào chắn công trình khiến người dân không còn chỗ đi trên vỉa hè mà phải đi xuống lòng đường, dẫn đến bị xe buýt cán chết.
Tuy nhiên theo ông Thanh, tài xế xe buýt đang phải di chuyển trong làn đường hỗn hợp rất khó khăn, nếu không kiềm chế thì dễ xảy ra va chạm; hơn nữa với mật độ giao thông ở TP.HCM vào các giờ cao điểm là quá cao, nên việc tác nghiệp của tài xế là không hề đơn giản.
Nhằm ưu tiên việc lưu thông của xe buýt khi tham gia vận chuyển hành khách, năm 2005, UBND TP.HCM từng có quyết định cho phép xe buýt được lưu thông tạm thời trong làn xe 2-3 bánh, tuy nhiên phải nhanh chóng nhập vào làn xe ô tô.
Thế nhưng, nhiều tài xế đã lạm dụng quy định này, thậm chí chạy ẩu, không chấp hành luật lệ giao thông mặc dù không bị áp lực về doanh thu, phạt trễ giờ như trước đây.
Hướng giải quyết được Sở GTVT đưa ra hiện nay - theo ông Thanh là tăng cường kiểm soát tài xế. Thời gian tới, trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng thuộc Sở GTVT sẽ tiếp tục triển khai việc ghi hình để phạt nguội các trường hợp vi phạm.
Sẽ có làn đường riêng cho xe buýt
Cần chấn chỉnh hoạt động vận tải xe buýt tại TP.HCM
Theo ông Dương Hồng Thanh, mỗi ngày xe buýt vận chuyển trên 1 triệu lượt khách, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân TP.
Theo khảo sát, khoảng 70% người dân mong muốn xe buýt chạy đúng giờ với một tốc độ hợp lý. Ông Thanh khẳng định để làm được điều này, cần có làn đường riêng hoặc làn ưu tiên cho xe buýt.
Hiện tại xe buýt không có làn đường dành riêng mà phải lưu thông cùng với các phương tiện khác; khi ra vào trạm để đón trả khách, xe buýt phải lưu thông vào làn xe hỗn hợp nên gây "nhiễu loạn" trong dòng xe gắn máy.
Trước đây TP.HCM đã áp dụng đoạn đường dành riêng cho xe buýt dài 1,3 km tại tuyến Trần Hưng Đạo nhưng đến năm 2009 thì dừng hẳn do thiếu kinh phí.
Trong năm 2015, sở GTVT sẽ đề xuất từng đoạn cụ thể dành riêng cho xe buýt để tăng tốc độ khai thác.
Ngoài ra sở cũng đề xuất phương án đưa vào hoạt động các loại xe buýt nhỏ từ 12 đến dưới 16 chỗ để chạy thu gom hành khách trong đường nhỏ, có khúc cua hoặc qua cầu nông thôn có tải trọng cầu dưới 5 tấn.
Thạch Thảo
Theo_VietNamNet
Hà Nội: Hố tử thần "nuốt" ô tô Chiếc xe ô tô đang lưu thông bỗng nhiên bị sụt nửa sau xe xuống "hố tử thần" trên đường Hoàng Văn Thái. Nhiều người đi phía sau xe ô tô đã bị một phen hoảng hồn. Chiếc xe bị "nuốt" nửa đuôi xe Vào khoảng 9h ngày 21/3, xe tải mang biển kiểm soát 29Z-7623 lưu thông hướng đường Hoàng Văn Thái...