Evoland tái hiện lịch sử phát triển RPG trong một game
Thay vì chú trọng vào đồ họa, gameplay độc đáo, game nhập vai Evoland đã chọn cách tái hiện lịch sử phát triển của chính thể loại game nhập vai.
Nếu bạn đã từng thích thú khi xem các video clip chủ đề tái hiện lịch sử làng game trong vài phút thì Evoland đã làm một việc còn “cao tay” hơn: tái hiện lịch sử game RPG trong một game RPG.
Lấy bối cảnh và cốt truyện cực kỳ quen thuộc với các fan RPG thời sơ khai, Evoland kể về thời xa xưa khi con người sống trong yên bình thì bỗng nhiên các thế lực hắc ám trỗi dậy tàn phá khắp nơi. Nhân vật chính là một cậu bé với hoài bão trở thành anh hùng cứu thế giới đã bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình.
Evoland khởi đầu với một cái nhìn cực kỳ sơ khai của thế hệ RPG đầu tiên, đồ họa 2D vẽ bằng pixel kiểu game 4 nút thậm chí không có nhạc nền và chỉ di chuyển bằng nút 4 hướng. Các “nâng cấp” sẽ được cung cấp dần qua các rương đồ đặt khắp nơi trên bản đồ. Người chơi sẽ dần mở được “nhạc nền mono”, “nhạc nền stereo”, “đồ họa 16 màu”, “đồ họa 3D”…
Đồ họa khởi đầu của Evoland rất sơ khai.
Gameplay được update dần theo hành trình tìm và mở rương đồ của người chơi, qua đó người chơi có thể trải nghiệm nhanh qua những bước cải tiến quan trọng trong lịch sử phát triển game RPG. Cảm nhận và so sánh sự khác biệt, tiến bộ trong vài phút chính là cái hay đầu tiên mà Evoland đã làm được.
Cái hay thứ 2 chính là sự “nhại” lại những ấn tượng nổi tiếng trong thế giới RPG (nước ngoài gọi là parody). Các chi tiết thú vị từ cổ chí kim của thể loại RPG đều được lồng ghép khéo léo trong game như câu dịch thuật thất bại nổi tiếng “All your base are belong to us” torng game Zero Wing hay câu “I took an arrow to the knee” trong Elder’s Scroll V: Skyrim.
Bạn có thấy những cái tên quen thuộc ?
Không dừng lại ở đó, game cũng phát triển một hệ thống card game với cách chơi được lấy nguyên từ mini game bài của Final Fantasy VIII hay thanh gươm báu mà nhận vật chính tìm được giống hệt vũ khí của Cloud Strife, tên của nữ pháp sư cùng người chú của cô ta cũng được nhại từ các nhân vật của Final Fantasy VII.
Mặc dù mang rất nhiều chi tiết trong lịch sử thể loại RPG nhưng Evoland vẫn chứng tỏ mình là một tựa game độc lập khi những chi tiết được sắp xếp rành mạch và hợp lý theo chiều dài của câu chuyện. Không hề có hiện tượng lồng ghép rời rạc hay phá vỡ kết cấu game. Game vẫn có một hệ thống giải đố và tìm đường dựa trên sự chuyển đổi 2D/3D của game.
Video đang HOT
Giao diện mà không một fan Final Fantasy VIII nào có thể quên.
Hệ thống chiến đấu cũng khá đặc biệt khi áp dụng song song nhiều kiểu đánh cùng lúc, ở bản đồ thế giới hệ thống sẽ chạy theo kiểu turn base như JRPG trong khi ở map nhỏ sẽ đánh theo kiểu Western RPG (tương tự Diablo II) và đôi lúc sử dụng kiểu đánh combo chiêu thức tân tiến theo phong cách Action RPG non-target như Dynasty Warriors.
Cái khó chịu duy nhất mà game mang lại là hệ thống save khá nghiêm khắc, bạn chỉ có thể save game ở những điểm save quy định hoặc khi nghỉ ở nhà nghỉ trong làng. Nếu bạn bị game over sẽ bị đẩy ra menu chính và phải load lại điểm save gần nhất, các điểm save được bố trí khá xa nhau nên bạn phải cực kỳ cẩn thận khi chơi, nếu “chết” sẽ rất mất công đi lại.
Tìm đường và giải đố cũng được vận dụng nhiều trong khi chơi game.
Có thể nói Evoland tuy là một game nhỏ và không có phát triển nào mới về nội dung nhưng đã làm được một việc thú vị là điềm lại một cách mạch lạc toàn bộ lịch sử phát triển của thể loại game nhập vai từ nền tảng kỹ thuật đến phong cách chơi, gameplay. Nếu bạn là người chơi mới bạn sẽ thấy thú vị khi cái game cà khổ nhanh chóng được hiện đại hóa nhanh chóng càng lúc càng đã tay hơn. Nếu bạn là một fan kỳ cựu của RPG bạn sẽ tìm được những kỷ niệm ngày xưa nằm rải rác trong game như thử thách kinh nghiệm và hiểu biết về thế giới RPG của bạn. Evoland đã được phát hành chính thức trên hệ thống Steam từ tháng 4/2013.
Sau đây là một số hình ảnh trong game:
Bản đồ thế giới lúc còn 2D.
Bản đồ thế giới sau khi nhặt được thùng chứa “thế giới 3D”.
G… G… Garen ????
Đánh trực tiếp kiểu Western RPG trong map nhỏ.
Khung cảnh ngôi làng đầy gợi nhớ về Final Fantasy VIII.
Kaeris (nhại tên Aeris của Final Fantasy VII) và Clink (nhại tên Link trong Legend of Zelda).
Câu nói kinh điển trong Elder’s Scroll V: Skyrim.
Thanh gươm bất hủ của Cloud Strife trong Final Fantasy VII.
Theo VNE
Game online Việt 10 năm cần một ngày truyền thống?
Làng game online Việt đã đi qua 10 năm thăng trầm, sự phát triển cả về quy mô lẫn số lượng là điều không bàn cãi, nhưng dường như vẫn thiếu 1 cái gì đó.
Như vậy là 10 năm đã trôi qua kể từ năm 2003, năm bùng nổ của nền game online Việt dẫn đến sự phát triển rực rỡ của làng game online nước nhà hiện tại. So với trước chúng ta không chỉ có game online client mà còn có game online chơi trên website, trên mạng xã hội, thậm chí là mảng mobile cũng đang phát triển rất mạnh. Tuy phát triển là thế nhưng dường như làng game online Việt vẫn còn thiếu một số nhân tố để trở nên hoàn thiện hơn.
Đã 10 năm qua rồi, mới ngày nào thiên hạ vẫn hí hoáy tính sức gió lực bắn.
Đầu tiên có lẽ phải nhắc đến một ngày truyền thống dành cho làng game. Theo thống kê của VNG công bố tại một hội thảo mới đây, tổng số game thủ đang chơi các thể loại game ở Việt Nam năm 2012 là 20 triệu, tức là khoảng 1/4 dân số Việt Nam. Một cộng đồng lớn như vậy mà không có một ngày truyền thống dành cho mình thì quả là thiếu sót. Trong khi đó nhiều cộng đồng khác có "quân số" ít hơn đã cố tìm cho mình một ngày truyền thống để tập trung chú ý của thành viên và làm nhiều hoạt động bổ ích nhằm nhân rộng hình ảnh của mình.
Góp phần vào việc này thiết nghĩ cần có sự hợp tác của các NPH game để xây dựng một biểu tượng chung cho cộng đồng game. Từ đó chính các NPH cũng sẽ có thêm cơ hội tổ chức sự kiện, quảng bá sản phẩm thậm chí là tổ chức hội chợ game lớn vào ngày này. Làng game một khi có một ngày truyền thống sẽ có một sự cổ vũ tính thần để phát triển mạnh hơn nữa cả về chất và lượng.
Làng game cần một tổ chức chung và tiếng nói chung.
Thiếu sót thứ 2 là một hiệp hội đại diện cho cộng đồng game thủ. Bất kỳ hoạt động nào trong thời hiện đại cũng cần một hiệp hội để khẳng định sự đồng lòng và thống nhất của các thành viên. Hơn ai hết làng game cần một tiếng nói chung và một tổ chức đại diện để thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại. Nếu có một hiệp hội thì việc cố vấn cho NPh và các cơ quan chức năng các biện pháp quản lý game hiệu quả hay tổ chức các hoạt động cộng đồng có ích cho xã hội, bảo vệ lợi ích cho game thủ... sẽ dễ dàng và có trọng lượng hơn.
Bài học gần nhất chính là vụ xả súng tại trường học ở Mỹ, ngay sau đó "hiệp hội súng trường Mỹ" đã bác bỏ ảnh hưởng của súng ống đến vụ này và ... chỉ thẳng sang cộng đồng game với cáo buộc video game là nhân tố thúc đẩy bạo lực. Lúc đó giới game thủ không hề có hiệp hội nào để đứng ra phản pháo mà phải nhờ vào hiệp hội các nhà sản xuất game đứng ra bác bỏ. Rõ ràng khi game thủ không có một hiệp hội để có tiếng nói chung, ai cũng có thể đổ tội cho cộng đồng mà chúng ta không thể phản đối một cách chính thức được.
Ai đã từng nhói lòng đọc những dòng này đến nay chắc cũng đã lập gia đình sinh còn rồi.
Bản thân tôi may mắn góp mặt vào làng game từ sớm, chứng kiến sự phát triển của game online từ thời dial-up vẫn còn được sử dụng (tất nhiên nơi sử dụng không thể chơi game online). Qua bao thăng trầm của làng game online suốt 10 năm với những cái mới sinh ra, những game đóng cửa đau lòng như ghost online, gunbound, TS online, những món tiền tỷ để đấu giá một cặp nhẫn ảo... nhiều kỷ niệm thật khó quên nhưng những trăn trở cũng còn nhiều. Chỉ hy vọng những năm tới làng game online việt sẽ tiếp tục phát triển, sẽ ít kỳ thị hơn, game thủ chơi game an toàn và ý thức hơn và nhất là có một ngày truyền thống để đi dự hội chợ game online Việt do hiệp hội game thủ tổ chức.
Theo VNE
Vua Bóng Rổ - Chuyên nghiệp và hơn thế nữa! Game Vua Bóng Rổ đang tổ chức giải đấu rình rang Crew Battle cùng nỗ lực đưa vào các hệ thống, quy tắc của eSport, giúp game chuyên nghiệp ngay từ những bước đi đầu tiên. Khi cụm từ eSport đã trở nên quen thuộc với làng game, các giải đấu lớn nhỏ cũng bắt đầu đưa vào nhiều hệ thống, quy tắc...