EVNNPC diễn tập chủ động ứng phó với bão cấp 10
Tình huống giả định được đặt ra, cơn bão số X mạnh cấp 10, giật cấp 12 theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn đổ bộ vào khu vực tỉnh Nghệ An, tâm bão là khu vực huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò. Ngành điện vừa đảm bảo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có bão đổ bộ.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp
Ngày 31.3 vừa qua, tại Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp Tổng công ty năm 2018.
Ngành điện sẵn sàng các phương án đề đối phó với diễn biến xấu của thời tiết cực đoan. Ảnh: P.L
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam có mặt tại buổi diễn tập cũng đã đánh giá cao công tác chuẩn bị, trình tự công việc trong xử lý diễn tập của các đơn vị tham gia diễn tập, nhất là sự cố gắng của Công ty Điện lực Nghệ An.
Được giao nhiệm vụ chỉ đạo lắp đặt đường dây chống sét trên hệ thống điện cao thế, ông Hoàng Văn Minh – Đội trưởng Đội quản lý đường dây khu vực Thanh Hóa cho biết, với diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết, hầu như năm nào cũng có 3 đến 4 cơ bão gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống đường dây, trạm biến áp và các trang thiết bị của ngành điện.
Do đó, trong đợt diễn tập này đã đưa ra tình huống giả định là thời tiết kèm theo sấm sét làm đổ cây vào đường dây, gió lốc làm bay mái tôn của một số công trình gần đường dây gây nên sự cố làm hư hỏng hàng loạt dây dẫn và dây chống sét liền cáp quang (OPGW) của tuyến đường dây 110 kV 175 E15.1 Hưng Đông – 171 E15.8 Cửa Lò. Cụ thể đứt dây cáp quang (OPGW) tại các khoảng cột 10-11, 25-27 làm mất đường truyền thông tin nên phải thay thế bằng dây chống sét liền cáp quang (OPGW) mới tại các khoảng cột này.
Video đang HOT
Trực tiếp tham gia diễn tập tại hiện trường là các đơn vị: Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc, Công ty Điện lực Nghệ An, Ban quản lý dự án phát triển điện lực và Tổng Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam.
Với thực tế biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết luôn có diễn biến phức tạp, khó lường, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 10 cơn bão gây ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ đối với hoạt động của ngành điện nói chung, công tác phòng chống thiên tai luôn được EVN NPC chú trọng và ngày càng chuẩn bị kỹ hơn để ứng phó kịp thời; chủ động với những tình huống thiên tai xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại, khắc phục nhanh chóng sự cố.
Sau khi thống nhất phương án và đưa ra các giả định Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của EVNNPC đa họp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, ban công điện khẩn tới các đơn vị. Xac định tâm bao đi vào khu vực Nghệ An, có thể gây hậu quả lớn cho lưới điện nên đa di chuyển Ban chỉ huy PCTT&TKCN đến thương tru tại trụ sở Công ty Điện lực Nghệ An và cử các đoàn công tác kiểm tra, phối hợp, chỉ đạo Chi nhánh lưới điện Cao thế Nghệ An, Điện lực Nghi Lộc, Cửa Lò,… làm công tác chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ, sẵn sàng ứng phó và khắc phục nhanh hậu quả bão và hoàn lưu sau bão.
Ứng phó và khắc phục nhanh hậu quả của bão
Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tổng công ty trực tiếp chỉ đạo và yêu cầu các đơn vị lân cận: Công ty Điện lực Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Chi nhánh lưới điện Cao thế Hà Tĩnh, Thanh Hóa trực 100% quân số 24/24 giờ, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để hỗ trợ khắc phục nhanh hậu quả. Cũng như trực tiếp chỉ đạo các tình huống khẩn cấp khi nhận thông tin của các đơn vị báo cáo, chỉ đạo các đơn vị điều động nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị, công cụ, dụng cụ nội bộ Tổng công ty, huy động các nhà thầu phối hợp, hỗ trợ đơn vị bị thiên tai, bão lũ khắc phục nhanh hậu quả; điều hành sự phối hợp giữa Công ty Điện lực Nghệ An, Công ty Lưới điện Cao thế miền Bắc và địa phương trong quá trình triển khai diễn tập.
Buổi diễn tập đã đạt yêu cầu về khả năng triển khai và công tác chủ động ứng phó, khắc phục những thiệt hại do bão gây ra trong thời gian nhanh nhất. Cũng như kiểm tra khả năng phối hợp của các đơn vị tham gia diễn tập, sự chuẩn bị về “4 tại chỗ” tại các đơn vị.
Ngoài ra, các đơn vị tham gia cũng đạt được mục tiêu giảm tối đa thời gian và phạm vi cắt điện cũng như việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và thiết bị trong quá trình tham gia diễn tập. Trong quá trình triển khai các đơn vị thực hiện đầy đủ từ khâu lập, phê duyệt phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn, cấp phiếu công tác, lệnh công tác, đăng ký cắt điện, giao nhận, trả lưới,… để rút ngắn nhất thời gian mất điện.
Rút kinh nghiệm sau buổi diễn tập, ông Lê Minh Tuấn – Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN EVNNPC cho biết: Có thể nói buổi diễn tập PCTT&TKCN, xử lý sự cố, công tác quản lý bảo đảm an toàn cho con người và thiết bị của cấp Tổng công ty đã đảm bảo tuyệt đối an toàn và thành công. Trong suốt quá trình diễn tập, công tác khôi phục hệ thống điện hoạt động trở lại an toàn trong thời gian nhanh nhất cũng đã được triển khai tốt. Thông qua buổi diễn tập, ông Tuấn cũng mong muốn các đơn vị tham gia diễn tập sẽ rút ra được những kinh nghiệm, xử lý sự cố chủ động và sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Theo Danviet
Làm gì để tiếp tục "ghi điểm" với khách hàng sử dụng điện?
Chuyển từ nhiệm vụ cấp điện đơn thuần sang cung cấp dịch vụ điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn nỗ lực không ngừng tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Tập đoàn phấn đấu trở thành 1 trong 4 đơn vị điện lực hàng đầu ASEAN.
Không tự hài lòng
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh và dịch vụ khách hàng (DVKH) năm 2018, Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An nhận định, năm 2017, công tác kinh doanh và DVKH đã có nhiều đột phá. Tiêu biểu là chỉ số tiếp cận điện năng đã tăng 32 bậc, vươn lên xếp thứ 64/190 quốc gia, góp phần đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc.
Đây cũng là năm Việt Nam có vị trí xếp hạng chỉ số tiếp cận điện cao nhất trong giai đoạn 2013-2017. Dịch vụ điện được hiện đại hóa với 100% dịch vụ trực tuyến. Ngành điện tiên phong trong việc phục vụ online, tăng tiện ích, giảm phiền hà cho khách hàng. Cùng đó, 5 trung tâm CSKH đã phát huy hiệu quả vai trò cầu nối thông tin giữa ngành điện và khách hàng. Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết các cuộc gọi của khách hàng trong năm qua đạt tới 98,78%. Công tác chăm sóc khách hàng đã tạo được dấu ấn đậm nét, đánh dấu bước chuyển quan trọng của EVN từ cung cấp điện đơn thuần sang cung cấp dịch vụ điện.
Mỗi CBCNV thể hiện nét đẹp văn hóa EVN khi giao tiếp với khách hàng. Ảnh: I.T
Năm 2017, mức độ hài lòng khách hàng sử dụng điện bình quân toàn EVN đạt 7,97/10 điểm, tăng 0,28 điểm so với năm 2016 (7,69 điểm), mức tăng liên tục trong 5 năm qua. Cùng đó, Chỉ số tiếp cận điện năng năm 2017 của Việt Nam do Tổ chức Doing Business (World Bank) đánh giá tăng đột phá 32 bậc so với xếp hạng năm 2016, vươn lên vị trí 64/190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việt Nam là nền kinh tế có Chỉ số tiếp cận điện năng cải thiện vị trí nhiều nhất trong khu vực ASEAN. Riêng mức độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện của Việt Nam được Doing Business đánh giá đạt 6/8 điểm - tăng 3 điểm so với năm 2016.
Những nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ điện của EVN đã được khách hàng ghi nhận và đánh giá cao. Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): "Đánh giá một cách khách quan, chất lượng dịch vụ đi kèm bán hàng của ngành điện đã được cải thiện cực kỳ ấn tượng trong vài năm qua. EVN đã có những nỗ lực lớn trong cải thiện chất lượng dịch vụ và hình ảnh, từng bước xóa đi những "định kiến" về sự chậm chạp, trì trệ, thiếu năng động khi nói về các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhà nước".
Con người - yếu tố then chốt
Trong năm 2017, công tác kinh doanh và DVKH dù đã có những thành công vượt bậc, nhưng nhìn lại ngành điện vẫn còn có một số hạn chế: Chỉ số tiếp cận điện năng năm 2017 bứt phá ấn tượng, tăng 32 bậc, nhưng trong các nước ASEAN, chỉ số này của Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 7/11 nước. Cùng đó, thái độ giao tiếp của một số cán bộ công nhân viên Tập đoàn vẫn còn chưa đúng chuẩn mực.
Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An yêu cầu: "Mỗi cán bộ công nhân viên cần thấm nhuần văn hóa EVN, coi "khách hàng là sự tồn tại của chúng ta", cần thể hiện được nét đẹp văn hóa EVN trong kinh doanh, DVKH".
Năm 2018, EVN xác định, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp trọng tâm để Tập đoàn từng bước chuyên nghiệp hóa các dịch vụ, làm hài lòng khách hàng sử dụng điện. Theo kế hoạch, nhân lực đảm nhiệm kinh doanh và DVKH trong Tập đoàn sẽ được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ mới và môi trường quốc tế.
Các tổng công ty, các đơn vị điện lực sẽ tổ chức các chương trình đào tạo với hình thức đa dạng, linh hoạt, đồng thời thực hiện đào tạo lại và đào tạo nâng cao kiến thức một cách thường xuyên, liên tục. Đáng lưu ý, các chương trình đào tạo sẽ chú trọng tới các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như: Tư vấn viên tổng đài, nhân viên tại các phòng giao dịch điện lực, đội ngũ công nhân điện trực tiếp tiếp xúc với khách hàng...
Bên cạnh đó, chỉ số mức độ hài lòng của khách hàng đối với các công ty điện lực và các trung tâm chăm sóc khách hàng sẽ tiếp tục là một trong những tiêu chí quan trọng, là thước đo chất lượng dịch vụ ngành điện. Ngoài đánh giá sự hài lòng của khách hàng do tư vấn độc lập tiến hành, các đơn vị còn trực tiếp tự thực hiện khảo sát, tìm hiểu, tiếp thu những ý kiến của khách hàng để từ đó điều chỉnh, nâng cao.
Theo Danviet
Điện phục vụ APEC đảm bảo tuyệt đối dù bị ảnh hưởng mưa bão Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 đã gây ngập sâu nhiều khu vực tại thành phố Đà Nẵng và Hội An. Vừa khắc phục hậu quả thiên tai, ngành Điện đồng thời tập trung cao độ thực hiện trọng trách đảm bảo điện an toàn, liên tục phục vụ sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC đang diễn ra tại đây....