EVN “vượt mặt” nhà khoa học?
Một số nhà khoa học “bất ngờ” có tên trong báo cáo tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2.
“Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích”. Đó là khẳng định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Sông Tranh 2 (gọi tắt là ĐTM). Bản báo cáo dày hơn 200 trang, được lập vào tháng 12/2006 do Phó Tổng Giám đốc EVN Trần Văn Được ký.
Lấy phân tích chung làm “của riêng”
Kết quả khảo sát bước đầu của Viện Vật lý Địa cầu vừa qua đã chứng minh khẳng định của EVN hoàn toàn không chính xác. Ngạc nhiên hơn, chúng tôi được biết EVN đã gom nhặt một số bài phân tích tác động môi trường với các dự án thủy điện nói chung để áp đặt cho thủy điện Sông Tranh 2!
Cụ thể, EVN dẫn một bài phân tích “Các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện” năm 2002 của tác giả Lê Trần Chấn, Viện Địa lý thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ VN). Nội dung trích dẫn: “Điều kiện để hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng gây động đất kích thích là dung tích của hồ chứa phải trên 1 tỉ m3 nước vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu 100m và trong điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo và phân dị mạnh”. Đây là cơ sở để EVN đưa ra kết luận trên.
Video đang HOT
Toàn cảnh thủy điện Sông Tranh 2, công trình “nổi tiếng” nhất cả nước hiện nay
Tuy nhiên, trao đổi với PV chiều 26/9, ông Lê Trần Chấn bức xúc cho biết mình không hề liên quan đến ĐTM của Sông Tranh 2. Theo ông Chấn, giai đoạn 1995-1996, ông tham gia một dự án của Liên minh châu Âu (EU) về tác động môi trường lần 1 của công trình du lịch, văn hóa.., trong đó có một phần nhỏ liên quan đến thủy điện. Công việc ông được giao là khảo sát, nghiên cứu các dự án thủy điện, trong đó đi sâu vào thủy điện Hòa Bình. Sau khi kết thúc giai đoạn 1, đến năm 1998 dự án này chuyển giao cho đối tác Canada triển khai giai đoạn 2. Từ đó, ông Chấn không còn tham gia dự án này nữa. Hiện ông đã nghỉ hưu gần 10 năm.
“Trong bài phân tích của tôi không hề đề cập đến thủy điện Sông Tranh 2. Tôi không hiểu vì sao EVN lại có thể lấy một bài phân tích các dự án thủy điện nói chung cách đó năm năm để gán ghép cho thủy điện Sông Tranh 2. Thậm chí họ còn lấy danh nghĩa của một nhà khoa học chưa hề nghiên cứu dự án Sông Tranh 2 để khẳng định suy đoán của mình. Bất kể một công trình thủy điện lớn hay nhỏ khi đánh giá tác động môi trường đều phải đặt tính mạng và cuộc sống người dân lên trên hết. Thế mà EVN lại góp nhặt các báo cáo không có cơ sở để chứng minh dự án của mình” – ông Chấn bất bình.
Thuê chuyên gia theo đơn đặt hàng
Chưa hết, EVN còn lấy lại kết quả báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 do Viện Vật lý Địa cầu khảo sát trong tháng 8/2005. Cụ thể, chấn động cực đại có thể xảy ra ở khu vực công trình là 5,5 độ Richter và gia tốc cực đại là 150 m/s2. Chấn động này là do động đất kiến tạo phát sinh trên đứt gãy Hưng Nhượng – Tà Vi và Trà Bồng gây ra.
Thế nhưng PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu), lại cho biết: Trong năm 2003 và 2005, Viện Vật lý Địa cầu có báo cáo tiền khả thi độ nguy hiểm động đất đối với khu vực Sông Tranh 2. Trong các báo cáo không đề cập gì đến động đất kích thích cũng như kiến tạo phát sinh mà chỉ nói độ rung động cực đại áp vào thân đập trong bối cảnh nghiên cứu tại thời điểm đó là bao nhiêu.
“Báo cáo khảo sát này Viện Vật lý Địa cầu làm theo đơn đặt hàng của EVN, trong đó chỉ đánh giá độ rung chấn cực đại tác động đến thủy điện Sông Tranh 2. Chúng tôi không được thuê để đánh giá về động đất kích thích, mặc dù vấn đề đó chúng tôi có thể làm được” – ông Phương nói.
Thế nhưng khi trao đổi qua điện thoại trong ngày 26/9, ông Trần Văn Hải, Trưởng ban Quản lý Dự án thủy điện 3 (EVN), vẫn khẳng định chủ đầu tư đã làm đáp ứng đủ quy trình Nhà nước yêu cầu. Trong ĐTM, phần động đất chỉ là phần nhỏ, trước đó EVN đã tổ chức chuyên đề riêng về động đất. “Trong đánh giá của chúng tôi có đề cập đến động đất và động đất kích thích, thậm chí còn nói rõ việc tích nước thủy điện Sông Tranh 2 có tác động tới động đất kích thích. Báo cáo của chúng tôi đã đầy đủ cơ sở về khoa học trong nhiều khía cạnh, trong đó có cả động đất” – ông Hải khẳng định.
Trong ngày, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại với ông Trần Văn Được, người trực tiếp ký duyệt ĐTM. Tuy nhiên, khi nghe chúng tôi xưng danh PV, ngay lập tức ông Được cúp máy.
Theo 24h
Người Quảng Nam kéo nhau đi trốn động đất
Qua 3 ngày khảo sát tình hình động đất tại Bắc Trà My, Quảng Nam nhưng đoàn cán bộ của Bộ KHCN vẫn chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận, ý kiến nào, càng làm cho người dân và chính quyền địa phương thêm lo lắng.
Ông Đinh Văn Doi (SN 1967, thôn 4, Trà Tân) vai vác bó mây vừa bứt về, nói: "Những ngày qua động đất khiến nhà tôi cứ lắc lư miết. Sợ nhà sập nên tôi vào rừng bứt vội chục mây về cột lại nhà cho chắc". Khi chúng tôi đến nhà ông Doi thì thấy vợ, con ông đang sắp xếp đồ đạc quần áo để "có chuyện gì thì xách chạy cho nhanh". Theo thông tin mới nhất từ chính quyền địa phương, ít nhất 40 hộ dân đã rời bỏ nhà để trốn động đất.
Tại xã Trà Bui - nơi có khu tái định cư dành cho bà con di dời để làm Thủy điện Sông Tranh 2, bên cạnh những ngôi nhà dự án được xây dựng kiên cố người dân vừa cất thêm những ngôi nhà sàn bằng tre nứa. Ông Hồ Văn Xuất (60 tuổi) ngồi trong ngôi nhà sàn bằng tre vừa dựng tạm, nói: "Nhà tôi cách đập thủy điện đến 30km vẫn liên tục nghe những tiếng nổ to, làm rung chuyển cả nhà. Tôi sợ nhà xây bị sập nên dựng tạm nhà sàn này để ở".
Đoàn của Bộ KHCN ghi nhận tại huyện Bắc Trà My
Lãnh đạo UBND huyện Bắc Trà My cho biết, trong 2 ngày 9 và 10/9 đã xác nhận thêm 2 trận động đất, với thời gian mỗi trận là 3 giây. Lãnh đạo huyện cũng cho hay sẽ kiến nghị với UBND tỉnh và Ban Quản lý Thủy điện 3, cho đại diện nhân dân trong vùng đi vào trong thân đập để chứng kiến việc khắc phục hoàn thành và an toàn tình trạng rò rỉ nước tại đây để người dân tin và an tâm sinh sống, sản xuất, học tập...
Trong một diễn biến khác, tại buổi họp báo của Bộ Công Thương chiều 10/9, xung quanh các phương án đối phó động đất đối với đập thủy điện sông Tranh 2, ông Nguyễn Văn Thanh - Phó cục trưởng cục Kỹ thuật an toàn cho biết: "Cho đến thời điểm này, thủy điện sông Tranh 2 đã kết thúc xử lý chống thấm ngày 28/8. Bộ Công Thương cũng đã có công văn báo cáo Thủ tướng và xin được cấp nước trở lại cho thủy điện sông Tranh 2. Đến thời điểm có nhiều điểm đã giảm thấm đến 99,9%, nên thủy điện sông Tranh 2 có thể tích nước trở lại".
Ông Thanh cho biết thêm, sau hàng loạt vụ động đất xảy ra trên địa bàn Bắc Trà My, chiều 8/9, các chuyên gia hàng đầu của Viện Vật lý địa cầu và Viện địa chất đã đến vùng tâm chấn động đất là thuỷ điện Sông Tranh 2 để khảo sát tìm nguyên nhân. "Đến ngày 12/9 đoàn chuyên gia sẽ báo cáo kết quả khảo sát và chúng tôi sẽ tổ chức họp bàn ngay để lên phương án bảo vệ đập thủy điện trước những sự cố động đất"- ông Thanh cho biết.
Theo VNE
5 ngày, 13 trận động đất: Dân hoang mang Động đất liên tiếp xảy ra với mật độ dày đặc, cấp độ tăng dần đang gây hoang mang cho người dân huyện Bắc Trà My, Quảng Nam. Sáng 7/9, thêm một lần nữa lòng đất ở huyện Bắc Trà My - Quảng Nam phát nổ ầm ầm, rung chuyển. Lúc này, hàng loạt học sinh các cấp ở thị trấn Bắc Trà...