EVN và Vinacomin “tính sổ” hết nợ nần
Bên cạnh thu hồi được khoản nợ từ EVN, Vinacomin còn huy động được 5.000 tỷ đồng trái phiếu, khoảng 1.000 tỷ đồng từ tăng giá bán than cho điện. Tập đoàn dự kiến sẽ thoái khoảng 500 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành bằng khớp lệnh trên thị trường chứng khoán.
Cách đây 1 năm, Vinacomin từng rất căng thẳng về vấn đề công nợ.
Nói về khoản nợ nghìn tỷ bị treo tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết, hiện tại, EVN đã tất toán xong.
Trong mối quan hệ kinh doanh giữa hai tập đoàn không tránh khỏi có thời điểm EVN sẽ phải nợ hàng khi mua than cho điện, tuy nhiên, con số lớn nhất nay cũng chỉ còn 200 tỷ đồng.
Còn nhớ, tại thời điểm này của năm ngoái, Vinacomin đã có lúc rất căng thẳng với các đối tác khi thẳng thừng tuyên bố, kiên quyết sẽ không bán than cho những đơn vị không có cam kết và chưa trả nợ quá 10 ngày khi than xuất bến. Đối với các đơn vị có cam kết, thời gian cũng không quá một tháng rưỡi.
Lúc đó, Vinacomin còn bị “treo” trên 2.000 tỷ đồng công nợ của các đơn vị ngoài ngành và trong số công nợ này, chủ yếu từ các đơn vị mua than, riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chiếm tới một nửa số nợ.
Cũng trong thời gian gần đây, Vinacomin đã được thông qua phương án bán than cho điện với mức giá bằng 100% giá thành năm 2013, chấm dứt tình trạng gánh lỗ gián tiếp cho EVN.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Biên cho biết, với việc nâng giá bán than cho điện, tại thời điểm 1/8, Tập đoàn tính toán có thể sẽ thu về được thêm 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên, con số này trên thực tế còn phụ thuộc vào sản lượng bán của Tập đoàn. Trước 1/8, giá than bán cho điện mới chỉ bằng 86% giá thành.
Video đang HOT
Thu 1.500 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng
Cập nhật về kết quả sản xuất – kinh doanh, ông Biên cho biết, sau 9 tháng đầu năm, Vinacomin ước đạt 68.630 tỷ đồng doanh thu, đạt 66% kế hoạch năm và bằng 104% cùng kỳ 2012. Trong đó, doanh thu than đạt 38.923 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch năm và bằng 96% cùng kỳ. Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận 9 tháng của Vinacomin ước đạt 1.500 tỷ đồng.
Trong số này có góp phần của khoảng 110.000 tấn alumina từ Tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng. Ông Biên cho biết, Tập đoàn vẫn đang kiến nghị Chính phủ cần áp dụng những chế độ ưu đãi cho sản phẩm bauxite (kim loại màu) như thuế và vốn vay ngân hàng.
Lấy ví dụ về thuế môi trường, theo ông Biên, thay vì mức thuế 40.000-50.000 đồng/tấn như hiện nay cần phải đưa xuống mức 4.000 đồng/tấn (tương ứng 10% giá thành khai thác).
Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan xem xét giải quyết để tập đoàn được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); được hưởng hỗ trợ sau đầu tư và được bảo lãnh vay vốn thương mại nước ngoài (Riêng dự án alumin Lâm Đồng đã được bảo lãnh.)
Góp phần giải quyết khâu vốn cho Vinacomin thời gian vừa rồi, Tập đoàn đã huy động thành công 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu với lãi suất năm đầu là 11%, các năm tiếp theo bằng lãi suất huy động tiết kiệm của 4 ngân hàng lớn cộng với margin 3,3% – được cho là mức lãi suất tốt trong thời điểm hiện nay. Khoản 5.000 tỷ này sẽ được phẩn bổ khoảng 40-50% cho các dự án than, phần còn lại phân bổ cho các dự án bauxite và các dự án Amon nitrat.
Ngoài ra, ông Biên cho hay, việc thoái vốn ngoài ngành đang được Tập đoàn thực hiện theo đúng lộ trình nêu tại Đề án tái cơ cấu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán của Vinacomin là 500 tỷ đồng. So với với vốn chủ sở hữu 34.000 tỷ đồng, con số này chiếm khoảng 1,5%. Trong đó, có 300 tỷ đồng còn vướng ở ngân hàng, 70 tỷ đồng còn vướng tại chứng khoán và bảo hiểm.
Lãnh đạo Vinacomin cho biết, do các đơn vị này đều được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán nên Tập đoàn dự kiến sẽ thoái theo hình thức khớp lệnh giá thị trường. “Thời điểm này giá rất thấp, chúng tôi đang chọn thời điểm giá tốt hơn thì khớp lệnh được cao hơn.”
Bích Diệp
Theo Dantri
Gần 95% TP Đà Nẵng vẫn bị mất điện
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cuối ngày 15/10 đã có thông tin về thiệt hại và ảnh hưởng của bão số 11.
Bà Ngô Thị Bé (ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) khiêng chiếc xe đạp - là tài sản đáng giá nhất trong nhà - bị đè bẹp sau khi căn nhà bị bão đánh sập
Theo đó, Đà Nẵng mới chỉ khôi phục được các phụ tải quan trọng như UBND TP và các tuyến phố chính trung tâm, các khu vực có bệnh viện, nhà máy nước Cầu Đỏ.
Ước tổng công suất đã khôi phục cấp điện chỉ khoảng 15MW/260MW (5,8%), 94,2% còn lại vẫn bị cúp điện.
Đường dây 500kV lại bị sự cố
Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đến tối 15/10 đã khôi phục điện cho bốn phường thuộc TP Huế. Còn các huyện Nam Đông, A Lưới, thị xã Hương Thủy vẫn mất điện... Ước tổng công suất đã khôi phục cấp điện: 120MW/160MW. Tại Quảng Nam, tỉ lệ được cấp điện trở lại cũng đạt rất thấp, chỉ 14%.
Riêng đường dây 500kV đã bị sự cố tới hai lần. Lúc 22h25 ngày 14/10, hệ thống truyền tải điện 500kV đã bị sự cố trên các đoạn đường dây Nho Quan - Hà Tĩnh, Hà Tĩnh - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Dốc Sỏi - Pleiku, làm mất liên kết hệ thống điện quốc gia dẫn đến hệ thống điện hai miền Bắc - Nam vận hành độc lập. Sự cố trên nghiêm trọng đến mức khiến hơn 10 nhà máy thủy điện khu vực miền Trung phải ngừng hoạt động khẩn cấp, làm mất điện một số khu vực miền Bắc (với tổng công suất bị mất điện lên tới khoảng 1.250 MW) và khu vực miền Trung (khoảng 580MW).
Sau khi khắc phục được sự cố trên, lúc 3h50 ngày 15/10, đường dây 500kV Đà Nẵng - Hà Tĩnh tiếp tục bị sự cố. Tuy nhiên, vào 11g13 ngày 15/10, EVN đã khắc phục sự cố và khôi phục liên kết hệ thống điện quốc gia.
Ngay trong ngày 15/10, UBND TP Đà Nẵng quyết định cấp tạm ứng cho bảy quận huyện, mỗi quận huyện 4 tỉ đồng để khắc phục hậu quả bão số 11. Hỗ trợ 11 người bị thương nhập viện 1,5 triệu đồng/trường hợp, 5 triệu đồng đối với mỗi hộ bị sập nhà, 2 triệu đồng mỗi hộ tốc mái hoàn toàn và tốc mái một phần là 500.000 đồng/nhà. Còn tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ mỗi nạn nhân bị chết trong bão 3 triệu đồng. Các UBND huyện có người chết trong bão hỗ trợ gia đình nạn nhân 1 triệu đồng.
Chiều tối 15/10, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đã tiếp nhận gần 30 trường hợp vào cấp cứu do bão, trong đó có nhiều người đến từ các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) và các huyện Điện Bàn, Quế Sơn, Đại Lộc (Quảng Nam). Các nạn nhân nhập viện với các vết thương trên cơ thể do bị tôn cắt, té ngã gây chấn thương phần cứng do leo trèo chằng chống nhà cửa.
Về giao thông, đến 12h ngày 15/10, toàn tuyến đường sắt qua Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam được thông tuyến. Tại Thừa Thiên - Huế, sóng biển phá vỡ đê, mở ra hai cửa biển mới ở xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), phá hoại nặng nề khu du lịch năm sao Ana Mandara Huế resort.
Cột ăngten của VTV Đà Nẵng bị nghiêng
Chiều 15/10, lãnh đạo Trung tâm truyền hình VN tại Đà Nẵng đã đi kiểm tra, đánh giá thiệt hại tại Trung tâm truyền dẫn phát sóng trên đỉnh núi Sơn Trà. Cơn bão số 11 đã gây thiệt hại khá lớn đối với trung tâm này, nơi thực hiện nhiệm vụ tiếp và phát sóng các kênh của Đài truyền hình VN và VTV Đà Nẵng. Bão số 11 đã thổi bay và làm hư hỏng 10 chấn tử ăngten phát xạ băng tần VHF và bốn chấn tử thu Band C. Đặc biệt, do gió giật quá mạnh nên trụ tháp ăngten bị nghiêng về hướng nam khoảng 5 độ và rất khó khắc phục. Nhiều hạng mục khác cũng bị hư hại nặng như các thanh giằng ăngten, trụ chống sét và hơn 80m tường rào bao quanh trụ tháp bị ngã đổ.
Theo ông Đặng Xuân Thu - giám đốc Trung tâm truyền hình VN tại Đà Nẵng, trước mắt trung tâm truyền dẫn phát sóng đang cần khẩn trương xử lý hệ thống máy nổ, tạm thời lên sóng hệ UHF để ưu tiên phát sóng kênh VTV1. Sau khi đánh giá thiệt hại có hướng sửa chữa, khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Theo Xahoi
Tại sao lại chênh lệch hàng ngàn tỉ đồng trong kết luận thanh tra EVN? Sáng 15.10, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức họp báo thường kỳ thông bao kêt qua hoat đông quy III. Môt trong nhưng nôi dung đươc bao chi quan tâm la kêt luân thanh tra tai Tâp đoan điên lưc Việt Nam (EVN) va phan hồi cua tâp đoan nay. Dư luận bức xúc vì EVN hạch toán cả chi phí đầu...