EVN ưu tiên công nghệ để phát triển kinh doanh
Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) đang nỗ lực đưa khoa học công nghệ vào quản lý vận hành, đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh.
Năm 2017, Tập đoàn tập trung thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh khoa học công nghệ” với mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ và phát triển khoa học công nghệ, áp dụng trong quản lý, điều hành, vận hành hệ thống điện, kinh doanh và dịch vụ khách hàng, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, EVN cũng quyết liệt triển khai có hiệu quả các dự án nguồn năng lượng mới khu vực miền Nam, đảm bảo cân đối cung cầu giữa các vùng miền, nâng cao độ tin cậy vận hành hệ thống, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tốt nhu cầu khách hàng là ưu tiên của ngành điện. Ảnh: I.T
Trong các giải pháp thực hiện, chúng tôi khuyến khích các đơn vị, cá nhân có sáng kiến, nghiên cứu, phát triển công nghệ có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, giá thành hợp lý, có thể áp dụng đại trà nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động”. Ông Đặng Hoàng An -
Tổng giám đốc EVN
Mang công nghệ tiếp cận khách hàng
Từ đầu năm, nhiều công ty điện lực cả nước đã đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong kinh doanh, đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đơn cử như Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), mọi hoạt động kinh doanh điện của đơn vị này đều hướng đến khách hàng với yêu cầu “hai dễ”: Dễ nhớ và dễ thực hiện.
Đến nay, trừ dịch vụ thu tiền điện đạt cấp độ 4, tất cả các dịch vụ còn lại của EVNHCMC như chăm sóc khách hàng qua tổng đài, website – email, SMS và ứng dụng di động (cho cả hệ điều hành iOS, Android và Window Phone) đều đạt dịch vụ trực tuyến cấp độ 3.
Áp dụng hóa đơn điện tử, đa dạng hóa hình thức thanh toán tiền điện cũng là cải cách công nghệ đáng kể của EVN. Theo đó, ngành điện khuyến khích khách hàng thanh toán qua các kênh giao dịch điện tử như: Trích nợ tự động qua tài khoản, SMS/Mobile Banking, Internet Banking, ví điện tử.
Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ khách hàng thanh toán qua ngân hàng và tổ chức thanh toán trung gian tại các thành phố lớn đều cao (Hà Nội 45,57%, TP.HCM 59,08%). Riêng tại TP.HCM, EVNHCMC đã hợp tác với 22 ngân hàng và 8 đối tác thu hộ trên địa bàn TP.HCM, tỷ lệ thu qua ngân hàng và các điểm thu ngoài đạt 80,25% – tương ứng 86,80% doanh thu.
Tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVNHANOI) phấn đấu đến cuối năm nay không còn hình thức thu ngân viên đến nhà/trụ sở khách hàng thu tiền, 100% thu qua ngân hàng, điểm thu và công ty dịch vụ thu tiền.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý, vận hành
Video đang HOT
EVN đang bán điện trực tiếp cho trên 25,4 triệu khách hàng, tuy nhiên chỉ khoảng 8,2 triệu khách hàng (32,2%) đã lắp đặt công tơ điện tử. Phần còn lại chủ yếu vẫn dùng công tơ cơ khí, gây nhiều khó khăn trong việc đo số điện hàng tháng.
Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào các khâu quản lý, kỹ thuật vận hành hệ thống điện đáp ứng yêu cầu kinh doanh điện và phục vụ khách hàng được các tổng công ty điện lực rất quan tâm, trong đó có việc đầu tư các thiết bị đo xa, thay thế công tơ cơ bằng công tơ điện tử để đo đếm, ghi chỉ số điện năng.
EVN chủ trương đến hết năm 2017 sẽ hoàn thành lắp đặt 100% công tơ điện tử có đo xa cho tất cả công tơ ranh giới, đầu nguồn phục vụ giao nhận điện giữa các đơn vị trực thuộc các tổng công ty điện lực, công tơ tổng TBA công cộng, công tơ bán điện khách hàng TBA chuyên dùng; lắp đặt công tơ điện tử có đo xa đối với các khách hàng sau TBA công cộng, với tổng hơn 11,56 triệu công tơ. Đến năm 2020, ngành điện sẽ thay thế 100% công tơ cơ bằng công tơ điện tử.
Cụ thể tại Hà Nội, tỷ lệ công tơ điện tử chiếm 43,93% tổng công tơ điện đang vận hành. Trên địa bàn TP.HCM, ngành điện đã lắp đặt điện kế điện tử có tính năng đo xa cho khoảng 10.200 khách hàng lớn, khoảng 1.100 điểm đo đầu nguồn và ranh giới nội bộ.
Đối với công tơ cơ khí, một số đơn vị đã áp dụng sáng kiến cải tiến như đọc chỉ số qua gậy quang học, chụp ảnh chỉ số bằng camera. 100% nhân viên ghi chỉ số được trang bị máy tính bảng kèm theo phần mềm ghi chỉ số, giúp EVN minh bạch tới khách hàng số điện tiêu dùng tháng, sẵn sàng cung cấp thông tin theo đề nghị của khách hàng. Ông Đặng Hoàng An – Tổng Giám đốc EVN cho biết: “Trong các giải pháp thực hiện, chúng tôi khuyến khích các đơn vị, cá nhân có sáng kiến, nghiên cứu, phát triển công nghệ có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, giá thành hợp lý, có thể áp dụng đại trà nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động”.
Nhiều ứng dụng công nghệ cũng được bổ sung và hoàn thiện trong toàn ngành như hệ thống quản lý khách hàng dùng điện CMIS 2.0; phần mềm quản lý, nghiên cứu nhu cầu phụ tải; triển khai kế hoạch thu thập dữ liệu đo đếm từ xa công tơ điện tử, song song với hệ thống quản lý số liệu đo đếm (MDMS) phục vụ công tác điều hành.
Đặc biệt, với công tác triển khai đề án phát triển lưới điện thông minh (Smart Gird) tại Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt, EVNHCMC đã hoàn thiện hệ thống SCADA vào tháng 3, giúp điều khiển từ xa các máy cắt tại trạm 110 kV và các thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung thế. Smart Grid là hệ thống điện lưới sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tối ưu việc truyền dẫn, phân phối điện năng giữa nhà sản xuất và hộ tiêu thụ, hợp nhất cơ sở hạ tầng điện với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.
Theo Danviet
Lên giữa tầng mây để bảo vệ dòng diện xuyên suốt mùa mưa lũ
Đi qua hàng chục km đường rừng, vượt qua những con suối có độ dốc cao, hay leo cao chót vót trên những cột điện 500kV Bắc Nam, đây là chuyện thường ngày của những người lính truyền tải điện khu vực 2 trong mùa mưa lũ đang đến gần.
Chia sẻ về công việc thường nhật của người lính truyền tải điện, anh Hồ Thành Công, công nhân 3/7, Truyền tải điện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế cho biết: Mùa mưa lũ, chúng tôi thường băng rừng, lội suối đảm bảo an toàn cho dòng điện tổ quốc... Đây là công việc thầm lặng, vất vả nhưng chúng tôi đã gắn bó hàng chục năm.
Hiện địa bàn quản lý của Truyền tải điện Khu vực 2 ở hai địa bàn thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Đây là địa bàn có địa hình, khí hậu rất phức tạp. Hầu hết các cột điện, đường dây nằm trên độ cao khoàng 500m so với mực nước biển, trải dài trên các đỉnh đèo, đỉnh núi quanh năm mây mù bao bủ của khối núi Bạch Mã.
Theo lãnh đạo Truyền tải Điện Khu vực 2, đường dây 500kV đi qua các đỉnh đèo như Phước Tượng, Phú Gia, Bạch Mã thuộc núi Bạch Mã, đèo Hải Vân. Nơi đây có địa bàn hiểm trở, độ dốc cao, thường xuyên có gió lốc, gió quản, khí hậu mưa nắng diễn biến thất thường. Đây là "kẻ thù" lớn nhất của ngành điện.
Theo kỹ sư Nguyễn Quang Thắng, đơn vị truyền tải điện Khu vực 2 cho biết, nhiệm vụ vận hành và đảm bảo an toàn của đôi là 4 mạch dây 500kV đi qua 4 dãy núi cao, có những dãy núi phải leo bộ gần nửa ngày đường hoặc trên 10 km mới đến được chân cột.
"Trên địa hình đồi dốc cao, trong tiết trời mưa lũ, anh em truyền tải điện vẫn phải bám đường dây, cột để đảm bảo không có nguy hiểm cho đường dây. Mùa mưa lũ, thường xuyên kiểm tra để phát hiện những bất thường. Nếu chỉ cần mưa to, sẽ có lũ rất nguy hiểm. Để đảm bảo cho an toàn, khi có mưa phải xuống dùng tời kéo dây. Anh em đi 3 - 4 ngày mới về 1 lần, đem cơm gạo muối theo, một số điểm đèo không có dân, những người thợ truyền tải phải tự nấu cơm ăn".
Kỹ sư Trần Ngọc Tâm, đội trưởng truyền tải điện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) cho biết: Đơn vị có 22 cán bộ trực tuyến và bảo vệ đường dây 500kV trục Bắc Nam, bình thường ngày nào cũng 20 công nhân đi rừng luân phiên kiểm tra đường dây. Các công việc là đảm bảo hành đường dây, kiểm tra cột điện, xử lý các sự cố vi phạm hành lang, lau dọn sứ tiếp dây...
"Mỗi tuần, có khoảng 1 đến 3 lần anh em đi kiểm tra hệ thống dây dẫn, trụ điện, cột điện và hành hang tuyến bảo vệ đường dây 500kV. Địa bàn chúng tôi toàn rừng núi, đèo cao, đi qua nhiều cánh rừng, nhiều con suối bằng đường bộ, rất vất vả. Nếu ở gần, công tác thuận lợi, thì sau kiểm tra anh em sẽ trở về đội ăn cơm, nhưng thường là ở qua ngày, tối mới về đội. Nếu có trục trặc, có thể phải ở 2 - 3 ngày trên tuyến là chuyện bình thường. Địa hình hiểm trở nên anh em thường phải đi nửa ngày đường mới lên được trụ điện, quá trình kiểm tra cũng mất nửa ngày. Anh em đều phải đem cơm hộp hoặc bố trí gạo, thịt, thức ăn để nấu ngay tại địa điểm kiểm tra", ông Tâm nói.
Theo anh Hồ Thành Công, công nhân 3/7, Truyền tải điện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế: Để đảm bảo đường dây vận hành ổn định, mỗi cá nhân đều phải hy sinh quyền lợi cá nhân, thậm chí phải tạm gác lại hạnh phúc gia đình.
"Công việc là công việc nên khi có sự cố không ai có thể thoái thác được. Nghề truyền tải điện, hết nóng lưng, ráo nước mưa mới yên tâm. Kỷ niệm lần đầu tiên, tôi nhớ nhất là tháng 8/2010, khi đi kiểm tra đường dây 500kV mạch 2, phát sinh sự cố thay sà bộ", anh Công cho hay.
Tuy nhiên, theo anh Công: "Do điều kiện khó khăn, đội công nhân được giao nhiệm vụ phải ở lại 3 tháng trời ở địa điểm thay thế. Ở trong rừng, mưa gió bão lũ, nhưng vì đảm bảo cho dòng điện, tổ 8 người chúng tôi phải lập nhà tạm 5 lần, chống chọi với những cơn lốc, gió thốc để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Khi công việc xong xuôi, tôi tưởng mình sẽ bỏ nghề nhưng vì dòng điện của tổ quốc, tôi đã cố gắng để làm việc trở lại. Giờ đây, trong vất vả, chúng tôi nhận lại niềm vui và tự hào".
Tại vị trí bắc đèo Hải Vân (địa phận Thừa Thiên Huế) có độ cao hơn gần 500m so với mực nước biển. Để lên được đến vị trí các cột điện, trụ điện. Người công nhân phải đi khoảng 8km xuyên rừng, qua nhiều địa bàn đường đèo hiểm trở.
Việc bảo vệ hành lang tuyến ở mỗi địa điểm có tính chất phức tạp khác nhau, trong đó dọn cây cối trong hành lang tuyến cũng là nhiệm vụ đảm bảo không ảnh hưởng đến đường dây điện Bắc - Nam.
Ở những cánh rừng thuộc đèo Hải Vân, có rất nhiều ong, loại ong đất, ong bò vẽ độc hại. Việc bị ong đốt là chuyện rất bình thường của những người thợ truyền tải điện.
Anh Trần Vĩnh Phú, công nhân truyền điện Phú Lộc cho biết: Ngoài các sử dụng các thiết bị điện, hầu hết anh em thợ truyền tải phải sử dụng thuần thục các thiết bị cưa, cách sơ cứu người nạ khi bị ong đốt, rắn cắn hoặc sốt rét rừng...
Những cung đường đèo lên hành lang tuyến thường đi qua từ 3 - 4 con suối, những con suối nhỏ trong điều kiện bình thường rất thơ mông, nhưng bất chợt có lũ thượng nguồn thì rất nguy hiểm
Những vùng nước sâu, anh em truyền tải phải lội suối, dùng tời kéo xe.
Những đoạn đường qua con suối, để tránh nguy hiểm có thể xảy ra, các công nhân truyền tải đều phải xuống xe. Không ai được phép ngồi trên xe nhằm tránh nguy cơ lũ quét có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên núi Hải Vân
Để đảm bảo không nguy hiểm đến hành lang lưới điện, các loại cây rừng mọc vào hành lang bảo vệ đều bị chặt bỏ.
Trên đỉnh đèo Bắc Hải Vân, hiện có 4 đường dây mạch 500kV Bắc Nam nối đến các tỉnh miền nam. Việc bảo vệ các đường dây, trụ điểm coi như nhiệm vụ án ninh đặc biệt.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Thêm 2.196 hộ dân vùng lũ được cấp điện trở lại, đón Tết Độc lập 2.9 Công ty Điện lực Sơn La đã tổ chức đóng điện cấp điện lưới Quốc gia trở lại cho 2.196 hộ dân vùng lũ bị ảnh hưởng do mưa lũ của 2 xã Nặm Păm và Ngọc Chiến (huyện Mường La). Công nhân Điện lực Mường La (Sơn La) khắc phục hậu quả mưa lũ. Theo đó, trong gần 2.200 khách hàng vừa...