EVN phát hành trái phiếu để trả nợ
Việc phát hành trái phiếu này để chi trả khoản nợ tiền điện, mua nhiên liệu từ tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản và một số doanh nghiệp khác.
Theo thông báo của văn phòng Chính phủ, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có hai đề án phát hành trái phiếu cần hoàn thiện sớm trong thời gian tới. Đó là đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá 10.000 tỷ đồng và đề án phát hành trái phiếu để chi trả khoản nợ tiền điện, mua nhiên liệu từ tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản và một số doanh nghiệp khác.
Liên quan đến đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá 10.000 tỷ đồng, phục vụ đầu tư các dự án điện, hiện bộ Công thương được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn EVN hoàn thiện; xem xét phê duyệt phương án.
Tuy nhiên, nguồn tin từ EVN cho hay, trong thời gian còn lại của năm 2012, EVN hy vọng sẽ phát hành được 5.000 tỷ đồng trong tổng số 10.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp tại trong nước.
Video đang HOT
Chính phủ chỉ đạo bộ Công thương phối hợp với bộ Tài chính, EVN khẩn trương tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện và kết quả kiểm toán độc lập năm 2011.
Bộ Công thương và bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ thẩm định kế hoạch giá thành sản xuất kinh doanh điện giai đoạn năm 2013 – 2015 của EVN và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2013 – 2015 (trong đó có kế hoạch phân bổ các khoản lỗ của EVN), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 12.2012.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với dự thảo cam kết bảo lãnh của Chính phủ (GGU) và thư ủng hộ của Chính phủ đối với dự án liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn do bộ Công thương chủ trì dự thảo.
Như vậy, dự án liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn có quy mô khoảng 8 tỷ USD với công suất 10 triệu tấn dầu thô đầu vào một năm, đã vượt qua cửa ải khó khăn nhất sau khi trải qua nhiều vòng đàm phán liên quan về GGU trong hơn hai năm qua. Hiện bộ Công thương chờ bộ Tư pháp xem xét tính pháp lý của các văn kiện liên quan, cũng như những hướng dẫn cụ thể từ phía ngân hàng Nhà nước để chính thức ký kết các văn bản này.
Một quan chức cấp cao của tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cho biết nhà đầu tư chiếm 25,1% vốn góp trong liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn (các nhà đầu tư khác là tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait-KPI với 35,1%; tập đoàn Dầu khí Idemitsu Kosan Nhật Bản – IKC chiếm 35,1%; và tập đoàn Hoá chất Mitsui Nhật Bản chiếm 4,7%).
Vị quan chức này hy vọng GGU sẽ được ký chính thức trong vòng một tháng và chủ đầu tư sẽ tiến hành trao thầu xây dựng dự án này theo hình thức chìa khoá trao tay cho tổ hợp nhà thầu ngay sau khi nhận được GGU.
Theo VNE
Nhật tuyên bố hoãn đầu tư dự án lọc dầu Nghi Sơn
Idemitsu Kosan Co., công ty lọc hóa dầu lớn thứ ba Nhật Bản hôm qua tuyên bố hoãn đầu tư vào nhà máy lọc đầu Nghi Sơn tại Việt Nam.
Theo dự định ban đầu của các bên, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2014. Sau tuyên bố hoãn đầu tư, Công ty Idemitsu Kosan cho rằng dự án chưa thể đưa vào hoạt động cho đến năm 2016.
Ông Shunichi Kito, Giám đốc tài chính Idemitsu Kosan, cho biết công ty hy vọng sẽ sớm đưa ra quyết định về khoản đầu tư đối với nhà máy tại Việt Nam, nhưng ông từ chối nói cụ thể hơn là khi nào.
Mới hồi tháng 8 vừa rồi, Idemitsu Kosan tuyên bố họ đang trong vòng đàm phán cuối cùng về quyết định đầu tư đối với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trị giá 5,8 tỷ USD. Thời gian đó, ông Giám đốc Tài chính Nhật cho biết dự án đã nhận được sự bảo lãnh một phần từ Chính phủ Việt Nam. Bước đi này đã giải quyết được những khó khăn đối với khâu vay vốn, vì giới ngân hàng không muốn cho vay trừ khi có sự bảo lãnh trên.
Tháng trước, khi trả lời báo giới, đại diện của PetroVietnam cũng cho biết họ đang hoàn tất những khâu cuối cùng để chuẩn bị cho dự án nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên có một số vấn đề cần giải quyết trước khi bắt tay vào công việc, tờ Dow Jones Newswires đưa tin.
Được công bố từ cách đây 4 năm, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ có công suất 200.000 thùng một ngày, nhưng cho đến nay dự án vẫn chỉ nằm trên giấy. Trước tuyên bố hôm qua của nhà đầu tư Nhật, dự án lọc dầu đặt tại tỉnh Thanh Hóa cũng đã trải qua vài lần hoãn.
Ngoài Nhật và Việt Nam, dự án còn có sự tham gia của nhà đầu tư đến tư Kuwait. Nhà lọc dầu Nhật Idemitsu Kosan và Công ty xăng dầu Kuwait Petroleum International mỗi bên sở hữu 35,1% cổ phần tại nhà máy. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Mitsui Chemicals sở hữu lần lượt 25,1% và 4,7% còn lại. Theo kế hoạch, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ xử lý dầu thô chuyển đến từ Kuwait.
Theo VNE
Bô xít Tân Rai có thể ra lò sản phẩm vào năm sau Sau 4 lần lùi thời gian xuất xưởng, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết sẽ cho ra lò sản phẩm đầu tiên vào tháng 1/2013 thay vì cuối năm nay như dự kiến. Một nguồn tin từ tập đoàn Công nghiệp Than Khoang sản Việt Nam (Vinacomin) cho hay hiện nhà máy alumin Tân Rai (Lâm Đồng)...