EVN nói dân phải sống chung với lũ: Lời hứa gió bay
Đại diện EVN đã nói sự thật. Lâu nay chúng ta cứ quá quen với điệp khúc các công trình nói lợi ích cho dân nhưng thực tế lại khác.
Bạn đọc Trần Phong đã bình luận như vậy trước ý kiến của đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói thẳng với chính quyền địa phương và người dân tỉnh Phú Yên rằng: “Chúng ta không kỳ vọng gì thủy điện sẽ cắt được lũ cho hạ du. Không bao giờ cắt được! Sẽ còn lũ tiếp diễn. Chúng ta phải chấp nhận sống chung với lũ”.
Không chấp nhận được
Thực tế được đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ ra bằng lời nói nhưng về thực tế đúng là thủy điện miền Trung nhiều năm qua đã gây ra nhiều “tai tiếng”. Người dân hạ du tại các khu vực thủy điện miền Trung nhiều phen điêu đứng.
Một bạn đọc cho rằng, trước kia khi làm thủy điện, các cơ quan chức năng giáo dục dạy ta rằng: lợi ích của thủy điện là điều tiết lũ, là phát điện không gây ô nhiễm môi trường, là điều tiết nguồn nước cho ngành nông nghiệp…
“Bây giờ thì biết lợi ích đó chỉ có ở nước khác…”, bạn đọc này viết.
Không đồng tình với quan điểm của EVN, bạn đọc Tiến Hùng nói thẳng: Ông Điện lực nói dân phải sống chung với lũ – không chấp nhận được. Vì sách dạy làm hồ thuỷ điện vừa chống hạn,vừa chống lũ, mùa khô nắng hạn,nước tích trong hồ được xả dần cung cấp cho nông nghiệp, mùa lũ nước được tích lại trong hồ,nên tránh được lũ.
Nông nghiệp đã cung cấp rừng cho làm thủy điện, nhưng thuỷ điện lại vô trách nhiệm với nông nghiệp, mùa nắng hạn, nông nghiệp lúa chết khô. Hỏi thì được trả lời phải tích nước để đủ kế hoạch, hoặc hồ đã “dưới mực nước chết”. Mùa lũ thì bảo phải giữ an toàn cho đập,”phải chấp nhận sống chung với lũ”.
“Như thế thật khó chấp nhận, ông điện hãy nhớ lời hứa với người dân, họ là cha mẹ mình, là người nuôi sống mình, đã “góp vốn” với mình bằng đất, rừng…. Sao nỡ nói vậy được?”, bạn đọc Tiến Hùng nói.
Video đang HOT
Bạn đọc Anh Ba Khía ngậm ngùi: “Đúng là độc quyền”.
EVN nói dân phải sống chung với lũ: Vô trách nhiệm!
EVN nói thật?
Việc xả lũ của thủy điện nói mãi rồi nhưng không giải quyết được và có lẽ không bao giờ giải quyết được. Chỉ có người dân là chịu thiệt, có khi mất mạng.
Chưa biết mang lại lợi ích cho kinh tế đất nước đến đâu nhưng thủy điện đã khiến cuộc sống người dân đảo lộn
Do đó bạn đọc Lê Đức Nhật đưa ra một đề xuất là: Có một cách rất đơn giản là đưa gia đình, người thân của họ về dưới hạ du thì lập tức sẽ không còn lũ. Vấn đề được giải quyết triệt để.
“Theo tôi cứ đưa vợ con của các ông cán bộ EVN và bộ công thương vào đó ở thì các ông đó có nói và làm vậy không thì sẽ biết”, bạn đọc Lê Đức Nhật đề xuất.
Cũng đồng tình với ý kiến này song bạn đọc Tuấn Thịnh cảnh giác: nếu có chuyển về đó thì không phải sống ở khu nhà công vụ mà là sống ở hạ du cùng với dân để biết lửa nóng và nước lạnh như thế nào.
Nhìn ở góc khác, bạn đọcTrần Phong cho rằng: “Ông đại diện EVN đã dũng cảm dám nói lên sự thật! Bỏi vì lâu nay chúng ta cứ quá quen với điệp khúc là: Khi xây dựng một công trình thì biết bao là lợi ích cho dân, đến khi đối diện với thực tế lại là khác hoàn toàn”..
“Chẳng qua là khi lập dự án để ru ngủ với nhau thôi và dễ để phê duyệt mà thôi”, bạn Trần Phong chua chát.
Phương Nguyên
Theo_Báo Đất Việt
Quảng Nam đề nghị dự báo động đất ở Bắc Trà My
Hơn 10 đợt rung chấn trong chưa đầy hai tháng qua khiến người dân huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) không dám ngủ. Địa phương kiến nghị Bộ Xây dựng và Tập đoàn Điện lực sớm đưa ra dự báo về động đất.
Ngày 21/7, tỉnh Quảng Nam đã có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng các bộ ngành đánh giá và đưa ra các dự báo về tình hình động đất tại huyện Bắc Trà My để đề xuất Thủ tướng có hướng chỉ đạo xử lý phù hợp.
Trong thời gian mực nước ở thủy điện Sông Tranh 2 rất thấp nhưng vẫn xảy ra động đất khiến người dân hoang mang. Ảnh: Tiến Hùng
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, từ tháng 5 đến nay, tại huyện Bắc Trà My liên tiếp xảy ra động đất. Chỉ riêng tháng 6 và đầu tháng 7 đã có hơn 10 đợt rung chấn. Mật độ các trận động đất được cho là tương đối dày và thất thường, trong đó trận ngày 8/7 cường độ khá mạnh với 3,6 độ richter.
Thời gian này, nước trong lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 rất ít, gần với cao trình mực nước chết. Những trận động đất liên tiếp đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân khu vực huyện Bắc Trà My và vùng hạ du lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.
Tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và huyện Bắc Trà My tăng cường công tác theo dõi, ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất mạnh. Động viên người dân ở xung quanh khu vực thủy điện yên tâm sản xuất, sinh hoạt; cung cấp kịp thời thông tin động đất xảy ra tại địa phương.
Ngôi nhà của ông Phạm Văn Xuân bị nứt một đường dài sau trận động đất mạnh 3,6 độ richter ngày 8/7. Ảnh: Tiến Hùng.
Động đất liên tiếp trong thời gian qua đã làm cho một số nhà dân ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My bị nứt nẻ. Do hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm kèm theo các tiếng nổ lớn nên nhiều người dân nơi đây lo sợ không dám ngủ.
"Từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, đối diện với bom đạn nhưng vẫn không lo sợ bằng hàng ngày chứng kiến các trận động đất xảy ra. Có những hôm đang ăn thì nhà cửa rung lắc dữ dội người dân phải bưng chén cơm chạy", ông Phạm Văn Xuân, (71 tuổi, xã Trà Đốc) nói.
Ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Bắc Trà My cho biết, địa phương đã lập kho dự trữ lương thực để đề phòng trường hợp khẩn cấp sau các trận động đất, đồng thời cử các đoàn kiểm tra thống kê thiệt hại.
Theo VNE
Bão đang mạnh lên, giật cấp 17 Khoảng trưa nay (16/7), bão Rammasun giật cấp 17 sẽ đi vào Biển Đông. Chiều qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp, yêu cầu đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, trong đó có các tàu thực thi pháp luật ở khu vực hoạt động của giàn khoan 981... Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương,...