EVN mua điện 1.087 đồng/kwh, bán 1.622 đồng/kwh
Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1087,3 đ/kWh. Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.
Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.
Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trước năm 2012, cả nước có 31 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là 9.300 MW. Từ khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, có 59 nhà máy điện tham gia thị trường với tổng công suất 14.796 MW, chiếm 41,63% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Hiện vẫn còn 50 nhà máy điện chưa tham gia chào giá trực tiếp, trong đó có nhiều nhà máy điện đa mục tiêu và nhà máy điện BOT.
Điều đáng chú ý là tất cả nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh hiện nay đều bán điện cho Tổng Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1.087,3 đ/kWh. Trong đó, giá mua điện bình quân của thủy điện là 847,5 đ/kWh; nhiệt điện than là 1286,0 đ/kWh; tuabin khí là 1065,2 đ/kWh.
Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3. EVN đang năm đên 70% nguôn phát điên, còn lai các nhà máy ngoài EVN do các Tâp đoàn như Than Khoáng san; Dâu khí…
Video đang HOT
Theo phản ánh của nhiều nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, nhiều đơn vị gặp khó khăn do không thu hồi đủ chi phí khiến doanh thu hàng năm bị ảnh hưởng.
Theo ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), nhà máy chỉ thu hồi được 90% chi phí cố định qua giá hợp đồng, 10% chi phí cố định còn lại qua phần sản lượng bán trên thị trường. Tuy nhiên, giá thị trường thường thấp hơn giá hợp đồng nên nhà máy không thu hồi đủ chi phí cố định.
Bà Trần Kim Oanh, Tổng Giám đốc CTCP thuỷ điện Geruco Sông Công cũng cho biết, do những ràng buộc của thị trường và chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố như thuỷ văn, thời tiết nên những đơn vị thuỷ điện thường gặp bất lợi khi tham gia phát điện cạnh tranh. Khi hạn hán, giá thị trường cao thì nhà máy không đủ sản lượng. Ngược lại vào mùa lũ, hệ thống thừa điện thì giá thị trường bằng 0 nên doanh thu cũng rất thấp.
Mặt khác, các nhà máy điện hầu hết đều vay vốn bằng ngoại tệ, nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nên chịu ảnh hưởng lớn khi tỷ giá tăng. Trong giai đoạn 2009-2015, tỷ giá VNĐ/USD đã tăng tới 27% khiến nhiều nhà máy điện phải bù thêm chi phí chênh lệch tỷ giá.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, tuy còn nhiều tồn tại, nhưng sau 3 năm vận hành thị trường phát điện cạnh trạnh đã bước đầu mang lại lợi ích cho các bên và thị trường bước đầu được hoàn thiện. Trong 109 nhà máy điện công suất trên 30MW thì đã có 59 nhà máy điện tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh với công suất đặt 14.796 MW đạt gần 42%.
“Việc vận hành thị trường trong bối cảnh cạnh tranh, vẫn duy trì an toàn tin cậy và đáp ứng điều kiện kinh tế xã hội. Trước 2012, điện của ta hết sức khó khăn, phải cắt điện luân phiên ảnh hưởng sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng từ năm 2012 vận hành thị trường thì mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đảm bảo an toàn tin cậy”, Thứ trưởng nói.
Phương Dung
Theo Dantri
"Không tăng giá điện, EVN sẽ phá sản"
Bên lề cuộc gặp báo chí chiều 26.1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, giá điện hiện nay đang dưới giá thành nên việc điều chỉnh giá điện tới đây sẽ là điều khó tránh khỏi.
Thứ trưởng Hải cho biết, tại cuộc làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây về tài chính của EVN, các chuyên gia của WB đã báo động về tình trạng tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bởi giá điện quá thấp. Nếu kéo dài tình trạng này, EVN có thể sẽ phá sản.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, tới đây, dù có điều chỉnh giá điện thì cũng chưa bù đắp được hết các khoản chi phí tăng lên của EVN (Ảnh minh họa)
Ông Hải nói: "Các chuyên gia của WB khuyến nghị, giá điện của Việt Nam sẽ phải tăng tới 40% trong vòng 3 năm tới, tính từ năm 2015 mới có thể "cứu" nổi ngành điện. Hiện Ngân hàng Thế giới phải xem xét tình hình tài chính của EVN, giá thành điện cũng như giá bán ra của ngành điện để quyết định việc có cho các dự án điện của EVN vay vốn hay không.
"Nếu không tăng giá điện, EVN rất khó vay vốn và việc thu hút đầu tư vào ngành điện sẽ vô cùng khó khăn", ông Hải cho hay.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, để chủ động điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam không có cách nào khác là phải tăng đầu tư sản xuất điện trong nước, giảm nhập khẩu (mà trước mắt là giảm nhập điện từ Trung Quốc). Muốn tăng sản xuất điện trong nước, thu hút được đầu tư vào ngành điện thì buộc phải tăng giá điện lên.
Ông Hải cũng cho biết, có 3 phương án về điều chỉnh giá điện đang được Bộ Công Thương và các bộ ngành tính toán, từ mức tăng thấp đến vừa, cao. Tuy nhiên, tăng giá điện ở mức nào tới đây vẫn cần phải cân nhắc để đảm bảo hỗ trợ người nghèo, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội.
Trước đó, các chuyên gia của WB đã đề nghị từ nay đến nửa cuối năm 2016, cần phải tăng giá bán điện lên mức cao nhất có thể trong khung 10% theo quy định cho mỗi chu kỳ 6 tháng.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng khẳng định: Tới đây, dù có điều chỉnh giá điện thì cũng sẽ chưa bù đắp được hết các khoản chi phí tăng lên của EVN. Người phát ngôn Bộ Công Thương nói: "Dù giá điện có được điều chỉnh thì mức giá sẽ vẫn thấp hơn giá thị trường".
Trước đó, ông Phạm Lê Thanh-Tổng giám đốc EVN cũng cho biết, các khoản như lỗ tỉ giá vẫn còn treo 8.800 tỉ đồng, cộng với các chi phí phát sinh từ việc tăng giá than 2 lần, khí, thuế tài nguyên nước, phí môi trường rừng... đến hết năm 2014 gộp lại các chi phí tăng thêm của EVN bước sang năm 2015 đã lên tới gần 17.000 tỉ đồng phải tính vào giá điện.
Còn ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, Bộ Công Thương sẽ xem xét phương án đề xuất tăng giá điện của EVN. Theo đó, nếu chi phí đầu vào của EVN tăng 7-10% thì cho phép tập đoàn này được tăng giá điện; nếu tăng trên 10% và giá điện nằm ngoài khung giá phát 1.437-1.835 đồng/kWh thì Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính thẩm tra trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Được biết, năm 2014, giá bán điện bình quân toàn EVN đã đạt 1.529 đồng/kWh, tăng 30 đồng/kWh so với năm 2013. Doanh thu bán điện toàn tập đoàn ước đạt 196.370 tỉ đồng, tăng 13,57% so với năm 2013.
Theo Mai Hương (Danviet.vn)
Kiểm tra việc khắc phục sai phạm của EVN Thanh tra Chính phủ vừa công bố Quyết định kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo thực hiện Kết luận thanh tra của Thủ tướng Chính phủ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thông tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết, Tổ kiểm tra sẽ kiểm tra EVN trong việc thực hiện Kết...