EVN mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác có hiệu quả từ các đối tác
Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa tổ chức buổi lễ EVN Partnership Meeting 2018. Đây là sự kiện thường niên của Tập đoàn để tri ân sự ủng hộ, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả từ các cơ quan Nhà nước, các cơ quan ngoại giao cùng các đối tác trong và ngoài nước.
Tới dự buổi lễ có ông Craig Chittick – Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Kari Kahiluoto – Đại sứ Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam, ông Thongsavanh Phomvihane – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam, cùng đại diện Đại sứ quán Mỹ, Nga, Pháp, Ý, Thái Lan,… tại Việt Nam.
Về phía các tổ chức tín dụng quốc tế và trong nước có ông Achim Fock – Giám đốc Điều phối Danh mục và Hoạt động dự án của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; ông Christan Haas – Giám đốc Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tại Việt Nam, ông Fabrice Richy – Giám đốc Quốc gia Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), cùng đại diện Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại.
EVN cũng vinh dự đón tiếp đại diện của Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính.
Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam có Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành, Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An, cùng các thành viên HĐTV, các Phó Tổng giám đốc Tập đoàn.
Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An phát biểu tại buổi lễ
Tại buổi lễ, Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An cho biết: Năm 2017, EVN đã hoàn thành tốt các trọng trách được giao và đạt được nhiều thành công trong các lĩnh vực.
Cụ thể, tới cuối năm 2017, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đã đạt trên 45.000 MW. EVN đang phục vụ 25,6 triệu khách hàng trên mọi miền đất nước. Sản lượng điện thương phẩm toàn Tập đoàn trong năm vừa qua đạt 174,05 tỷ kWh, tăng 8,92% so với năm 2016.
Cũng trong năm qua, EVN đã đầu tư cấp điện đến 11/12 huyện đảo; đưa điện đến 99,98% xã, phường và 98,83% hộ dân nông thôn trong cả nước. Đặc biệt, EVN đã cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến.
Video đang HOT
Theo Báo cáo Doing Business công bố ngày 31/10/2017 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng 32 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đứng ở vị trí 64/190 quốc gia/nền kinh tế, góp phần vào cải thiện chỉ số đánh giá chung về Môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc so với năm trước đó.
Các đối tác đến tham dự buổi lễ EVN Partnership Meeting 2018
Bên cạnh đó, một trong những dấu ấn quan trọng của EVN trong năm 2017 chính là đẩy mạnh hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. EVN tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ đối tác tin cậy với các tổ chức tài chính quốc tế (World Bank, ADB, AFD, JICA, KfW,…) để thu xếp vốn nước ngoài cho các dự án điện.
Đồng thời, hợp tác chặt chẽ và khai thác các chương trình hợp tác với các tập đoàn điện lực lớn trên thế giới như EDF (Pháp), TEPCO (Nhật Bản), KEPCO (Hàn Quốc), ENEL (Ý),…
“Trong năm 2018, EVN mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ nhiệt tình, có hiệu quả từ các đối tác để EVN tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đảm bảo điện cho đất nước” – Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An cho hay.
Ông Achim Fock – Giám đốc Điều phối Danh mục và Hoạt động dự án của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chúc mừng thành công của EVN năm 2017
Phát biểu tại buổi lễ, ông Achim Fock – Giám đốc Điều phối Danh mục và Hoạt động dự án của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định: “EVN đã sử dụng rất có hiệu quả các nguồn vốn ODA để thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, nâng cấp và mở rộng mạng lưới truyền tải và phân phối thiết yếu, phát triển các dự án điện… Đây là kết quả của sự lãnh đạo, sự cống hiến cũng như năng lực kỹ thuật cao của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể CBCNV EVN”.
Ông Achim Fock cũng chúc mừng những thành công EVN đã đạt được trong năm 2017, đồng thời nhấn mạnh Ngân hàng Thế giới và các đối tác phát triển sẽ tiếp tục hỗ trợ EVN trong những năm tới để phát triển thị trường điện cạnh tranh, nâng cấp cơ sở hạ tầng để nâng cao độ tin cậy hệ thống điện, phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,… nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của ngành Điện Việt Nam.
Theo Danviet
Vận hành lưới điện bằng công nghệ số: Tăng năng suất, giảm người trực
Các trung tâm điều khiển từ xa được ví như "cánh tay nối dài" giúp thợ điện nhanh chóng thực hiện thao tác thiết bị ở các trạm biến áp không người trực mà không cần tới hiện trường. Vì vậy, các đơn vị ngành điện đang đẩy mạnh triển khai việc vận hành lưới điện bằng công nghệ số, nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường độ tin cậy lưới điện.
Một công nghệ, nhiều lợi ích
Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) hiện đang quản lý, vận hành mạng lưới truyền tải điện khu vực phía Nam và hơn 33 trạm biến áp từ 220 - 500 kV. Trong đó, nhiều trạm đã áp dụng công nghệ tự động hóa trạm (SAS). Với số lượng trạm biến áp (TBA) và đường dây ngày càng lớn, việc quản lý vận hành các TBA cần được tập trung vào 1 trung tâm để dễ dàng theo dõi, quản lý, điều độ công suất trong lưới truyền tải và giảm các lỗi thao tác do vận hành gây ra.
Các điều độ viên thực hiện thao tác thiết bị từ trung tâm điều khiển xa. Ảnh: V.H
Đại diện Ban kỹ thuật - Sản xuất EVN cho biết, để đảm bảo an ninh mạng và an ninh hệ thống điện quốc gia, trong quá trình xây dựng và vận hành, các đơn vị đã cách ly hoàn toàn mạng IP của hệ thống điều khiển với mạng Internet, mạng nội bộ của đơn vị; đồng thời, các kết nối với hệ thống SCADA, trung tâm điều khiển đều đặt tường lửa (firewall), cũng như thực hiện nghiêm ngặt các quy định của Tập đoàn về an ninh mạng.
Từ đòi hỏi thực tế, năm 2017, PTC 4 đã đưa vào vận hành trung tâm điều khiển từ xa đặt tại TBA 500 kV Tân Định và Mỹ Tho. Với công nghệ kết nối dữ liệu hiện đại và cho phép thực hiện thao tác điều khiển thực tế, trạm 500 kV này có thể điều khiển được từ 10 - 12 TBA 220 kV vệ tinh.
Theo lộ trình của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và PTC4, những TBA đủ điều kiện thực hiện mô hình điều khiển từ xa sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là "bán người trực", bắt đầu từ 25.11.2017.
Ông Võ Đình Thủy - Giám đốc PTC4 cho biết, việc quản lý giám sát, điều khiển TBA từ trung tâm điều khiển đã khắc phục được những khuyết điểm của phương pháp truyền thống, giúp từng bước phát triển lưới điện thông minh, giảm bớt đầu mối trong công tác điều độ; rút ngắn thời gian bảo trì bảo dưỡng, xử lý sự cố TBA... Từ đó, giảm tối đa nhân lực vận hành, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Còn tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng), Công ty quản lý 9 TBA thì tới hết năm 2017, đã có 6 trạm được vận hành theo mô hình không người trực. 3 trạm còn lại, công ty sẽ nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình không người trực ngay trong quý I.2018.
Theo ông Ngô Tấn Cư - Giám đốc PC Đà Nẵng: "PC Đà Nẵng quản lý vận hành lưới điện tại "thành phố sự kiện", do đó, phải rất chú trọng công tác đảm bảo chất lượng cung ứng điện. Việc đưa vào vận hành các TBA không người trực thực sự tạo "cuộc cách mạng" công nghệ tại đơn vị, giúp nâng cao năng suất lao động, và nhất là giúp PC Đà Nẵng nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện. Khi có sự cố, sẽ dễ dàng thực hiện thao tác thiết bị để nhanh chóng khoanh vùng xử lý cũng như cấp điện trở lại". Vì vậy, PC Đà Nẵng đã chủ động đẩy nhanh tiến độ xây dựng, chuyển đổi sang các TBA không người trực và sẽ "về đích" sớm 2 năm so với kế hoạch Tập đoàn yêu cầu.
Ông Nguyễn Thành - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, hết năm 2017, toàn Tổng công ty đã có 11 trung tâm điều khiển từ xa với 55 TBA không người trực. Với địa bàn phức tạp và trải rộng ở 13 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, việc đưa vào vận hành các trung tâm điều khiển từ xa và chuyển đổi mô hình các trạm biến áp hiện đại thực sự đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là trong những dịp khôi phục điện sau bão lũ.
Đã hội đủ các yếu tố
Theo định hướng phát triển Trung tâm điều khiển xa và TBA không người trực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mục tiêu tới năm 2020, 100% TBA 110 kV sẽ là trạm không người trực, còn tại các TBA 220 kV, 500 kV sẽ giảm số lượng người trực, giúp tập đoàn nâng cao năng suất lao động, tăng độ tin cậy cung cấp điện đồng thời đảm bảo vận hành an toàn lưới điện. Các đơn vị trong toàn tập đoàn cũng đang gấp rút "tăng tốc" để hoàn thành mục tiêu này.
Trong năm 2017, các trung tâm điều độ hệ thống điện miền đã thực hiện điều khiển xa cho 18 trạm biến áp 220 kV của EVNNPT, các tổng công ty điện lực đã đưa vào vận hành 43 trung tâm điều khiển và thực hiện điều khiển xa cho 386 trạm biến áp 110 kV không người trực và bán người trực (chiếm 57,6% tổng số trạm 110 kV).
Để đạt được kết quả này, các đơn vị trong tập đoàn đã phải vượt qua rất nhiều thách thức. Mấu chốt là làm chủ được công nghệ, xây dựng hạ tầng CNTT đồng bộ, đảm bảo được thiết bị luôn ổn định trong quá trình vận hành lâu dài; hoàn thiện kết nối tín hiệu hệ thống SCADA một cách ổn định, liên tục.
Ông Nguyễn Thành cho biết, với quyết tâm cao, EVNCPC đã chủ động xây dựng phần mềm vận hành cho các trung tâm điều khiển, phát triển hạ tầng CNTT phù hợp với thực tế vận hành lưới điện các đơn vị. Đặc biệt, việc xây dựng Trung tâm điều khiển và chuyển đổi TBA được Tổng công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện "cuốn chiếu", có lộ trình và tiến độ cụ thể. Nhờ đó, hiện EVNCPC đang vượt tiến độ so với Tập đoàn giao.
Theo Danviet
Miền Bắc sẵn sàng đón nước từ hồ thuỷ điện về đồng ruộng Những ngày này, các tỉnh miền Bắc đang tất bật chuẩn bị mọi công tác để sẵn sàng đón nước từ hồ thủy điện về đồng ruộng. Trao đổi với NTNN, ông Trần Xuân Định (ảnh) - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết nguồn nước năm nay rất dồi dào, việc lấy nước đổ ải sẽ thuận lợi, tiết...