EVN hết độc quyền khi vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh?
Bộ Công Thương nêu rõ, việc đưa thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào vận hành sẽ làm thay đổi về bản chất các giao dịch mua bán điện.
Theo từng cấp độ phát triển của thị trường điện, vai trò độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong các khâu đã và đang từng bước được xóa bỏ.
Bộ Công Thương đã và đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020. Ảnh: Nguyễn Thanh
Giá điện xác định theo thị trường
Thời gian qua, Bộ Công Thương nhận được nhiều câu hỏi, đề nghị của các vị đại biểu Quốc hội liên quan đến sửa đổi biểu giá bán lẻ điện, lộ trình điều chỉnh giá điện cũng như việc vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh…
Cụ thể, có ý kiến đánh giá việc triển khai thị trường điện ở Việt Nam còn chậm và Bộ Công Thương đã và đang triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh như thế nào cũng như tác động của cạnh tranh đến thị trường điện ra sao?
Về nội dung này, theo Bộ Công Thương, ngày 7/8/2020, Bộ đã ban hành Quyết định số 2093/QĐ-BCT phê duyệt thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Theo đó, trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, các khách hàng sử dụng điện sẽ được lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện; đồng thời thoả thuận, thống nhất với đơn vị bán lẻ điện về mức giá bán điện.
Việc đưa thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào vận hành sẽ làm thay đổi về bản chất các giao dịch mua bán điện hiện nay, chuyển đổi từ cơ chế nhà nước điều tiết giá điện, sang cơ chế giá điện xác định theo thị trường và theo thoả thuận song phương giữa bên bán điện và khách hàng sử dụng điện.
Kế hoạch thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2022 đã được Bộ Công Thương xây dựng và triển khai thực hiện theo lộ trình, từng bước mở rộng đối tượng khách hàng tham gia thị trường bán lẻ theo quy mô tiêu thụ điện và theo cấp điện áp từ cao xuống thấp.
Video đang HOT
Trong đó, bước đầu tiên sẽ thí điểm cơ chế cho phép các khách hàng sử dụng điện lớn ký hợp đồng song phương trực tiếp với các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…), tiến tới mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng điện lớn (cấp điện áp 110 kV) được trực tiếp mua điện trên thị trường giao ngay và bước cuối cùng sẽ là các khách hàng bán lẻ điện quy mô nhỏ hơn được thay đổi đơn vị bán lẻ điện.
“Để chuẩn bị cho thị trường bán lẻ điện, Bộ Công Thương đã và đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý quy định phù hợp cho vận hành thị trường bán lẻ điện”, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết.
EVN hết độc quyền?
Ở góc độ, phát triển thị trường điện có xóa bỏ được vai trò độc quyền của EVN hay không, Bộ Công Thương nêu rõ, theo từng cấp độ phát triển của thị trường điện, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tái cơ cấu ngành điện đáp ứng yêu cầu vận hành thị trường điện.
Nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tái cơ cấu là phải đảm bảo tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, xóa bỏ độc quyền trong hoạt đông phát điện, mua/bán buôn điện, bán lẻ điện. Các họat động mang tính độc quyền tự nhiên (truyền tải điện, phân phối điện) sẽ được tách bạch và chịu sự điều tiết của Nhà nước.
Theo quá trình đó, vai trò độc quyền của EVN trong các khâu đã và đang từng bước được xóa bỏ.
Cụ thể, khâu phát điện: Hiện nay 2 Tổng công ty phát điện thuộc các các tập đoàn kinh tế nhà nước là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã được cổ phần hoá. 1/3 Tổng công ty phát điện thuộc EVN đã được cổ phần hoá.
Các công ty sau khi cổ phần hoá đã có sự tham gia của cũng như rất nhiều nhà đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế. 2 Tổng công ty phát điện còn lại thuộc EVN cũng đang trong quá trình thực hiện các thủ tục cổ phần hóa.
Ở khâu mua buôn điện: EVN không còn là đơn vị mua buôn điện duy nhất như trước đây, đã có thêm 5 Tổng công ty Điện lực (Tổng công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP Hà Nội, TP HCM) trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường giao ngay cũng như ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện.
Ở khâu bán lẻ điện: Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020. Theo đó, sẽ cấu trúc lại khâu phân phối bán lẻ điện để tạo môi trường cạnh tranh, cho phép khách hàng sử dụng điện được lựa chọn đơn vị cung cấp.
Để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư vào ngành điện và nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả của các đơn vị điện lực, Bộ Công Thương cho rằng đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ mạnh mẽ về thể chế và các cơ chế đi kèm về tổ chức, tài chính, cơ chế thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước và ngoài nước.
Năm năm nữa EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện
Bộ Công Thương đang tính toán thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Khi đó, EVN sẽ hết độc quyền bán lẻ điện, thay vào đó người dân có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ khác và được đàm phán giá điện.
Rục rịch khởi động thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Theo tìm hiểu của PV. VietNamNet, ngày 9/6/2020, Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam.
Đây là một trong những chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, làm tiền đề để áp dụng thí điểm vào năm 2021, tức chỉ còn vài tháng nữa.
Tại Tờ trình phê duyệt chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 12/2/2020, Bộ Công Thương đã xây dựng từng bước đi cụ thể cho thị trường bán lẻ điện.
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ cho phép nhiều đơn vị bán lẻ điện tham gia. Ảnh: Lương Bằng
Giai đoạn 1 (2020-2021) là giai đoạn chuẩn bi cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2022-2023.
Giai đoạn 2 (2022-2023) là giai đoạn khách hàng sư dụng điện lớn tham gia mua điện từ thi trường giao ngay.
Giai đoạn 3 (2024-2025), khách hàng sư dụng điện lớn lựa chọn đơn vi bán lẻ điện. Giai đoạn này, chỉ mở rông nhóm khach hang sư dụng điên lơn đu điêu kiên đươc tham gia mua điên trên thi trương điên giao ngay; đồng thời cho phép môt số khach hang sư dụng điên lơn tai môt số khu vưc đươc quyên lưa chọn, thay đôi đơn vi ban lẻ điên. Cac khach hang sư dụng điên còn lai vẫn phải tiêp tục mua điên tư cac tổng công ty điện lực theo biêu gia ban lẻ do cơ quan có thâm quyên quy đinh
Giai đoạn 4 (sau 2025) sẽ phát triển mơ rộng thi trường bán lẻ điện. Khi đó, đối vơi nhóm khach hang tham gia thi trương điên, dự kiến sẽ mở rông đối tương khach hang lơn đươc mua điên trên thi trương điên giao ngay; mở rông pham vi thi trương ban lẻ điên, cho phép cac khach hang sư dụng điên trên toan quốc đươc quyên lưa chọn, thay đôi đơn vi ban lẻ điên (theo lô trinh phù hơp vơi quy mô tiêu thụ điên cua khach hang). Còn cac khach hang không tham gia thi trương vẫn tiếp tục mua điên tư cac đơn vi ban lẻ điên măc đinh (cac tổng công ty điện lực) theo biêu gia do cơ quan có thâm quyên quy đinh.
Như vậy, có thể thấy từ sau 2025, người dân muốn tham gia vào thị trường bán lẻ điện mới có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện.
Sau 2025, người dân có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Ảnh: Lương Bằng
Giá điện sẽ ra sao?
Hiện quy định pháp lý là gia ban lẻ điên do nha nươc điêu tiêt. Khi triên khai thi trương ban lẻ điên canh tranh, vấn đề này cơ bản sẽ thay đổi.
Theo định hướng của Bộ Công Thương, đối vơi cackhach hang tham gia thi trương ban lẻ, gia ban lẻ điên se do đơn vi ban lẻ điên va khach hang sư dụng điên thỏa thuận, thống nhât theo hơp đồng song phương. Do đó, gia ban lẻ điên đươc xac đinh trên cơ sở đam phan thống nhât giưa hai bên mua ban điên (không có sư can thiêp cua nha nươc).
Đối vơi khach hang không lưa chọn tham gia thi trương ban lẻ điên, khách hàng có thể ky hơp đồng mua ban điên vơi đơn vi ban lẻ điên măc đinh tai khu vưc cua khach hang theo gia do cơ quan nha nươc có thâm quyên quy đinh.
Bình luận về việc xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, cho rằng: "Dù là thị trường nào đi nữa thì phải là thị trường. Ở ta đang có vấn đề ngay ở thị trường đầu vào. Thị trường bán lẻ đang được hiểu đơn thuần là mở ra cho nhiều đơn vị tham gia cạnh tranh. Nhưng khi chúng ta không có quy định rõ ràng hơn về chuyện liên quan đến giá điện, biểu giá điện thế nào thì rất là khó".
Theo chuyên gia này, căn cứ xây dựng mức giá bán lẻ trung bình hiện tại là mức giá được tính trên cơ sở tổng tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh điện năng (chi phí mua điện từ các nguồn cộng chi phí vận hành quản lý, chi phí tổn thất trên lưới truyền tài và phân phối của hệ thống), chia cho tổng lượng điện thương phẩm tính theo kWh. Con số này được kiểm toán chi tiết hàng năm, có đại diện của Bộ Công Thương, VCCI, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng,... cùng tham gia kiểm tra giá thành để trình lên Chính phủ ban hành mức giá trung bình.
"Nhiều chuyên gia cũng đồng thuận mức giá thành đó về cơ bản là đúng, có thể tin cậy được. Nhưng khi chuyển sang thị trường bán lẻ cạnh tranh, mỗi công ty bán lẻ sẽ phải tự cân đối chi phí sản xuất kinh doanh điện năng và phải cố tìm kiếm các nguồn điện giá rẻ trong điều kiện thiếu hụt nguồn cung, như vậy liệu có mức giá bán lẻ thực sự cạnh tranh hay không nếu giá chào trên thị trường bán buôn không được thả nổi ở mức độ cao hơn hiện tại?", ông Hà Đăng Sơn băn khoăn.
Đây cũng là những vấn đề được Bộ Công Thương đặt ra khi xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Để vận hành được thị trường này, Bộ Công Thương kiến nghị kiên trì thực hiện việc điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường, phản ánh đúng và đầy đủ các chi phí đầu vào và lợi nhuận hợp lý; ra soat va xóa bỏ tinh trang bù chéo giưa cac nhóm khach hang, cũng như bù gia trong gia ban lẻ điên...
"Xư ly khoản chi phi phat sinh do chênh lêch ty gia (hiên bi "treo", chưa đươc tinh vao gia ban lẻ điên) trươc khi chuyên đôi hoan toan sang thi trương ban lẻ điên canh tranh. Đây la yêu cầu cần thiêt, vi đa chuyên sang canh tranh ban lẻ điên (gia điên theo thỏa thuận giưa đơn vi ban lẻ va khach hang sư dụng điên) thi rât khó đê can thiêp, đưa cac khoản chi phi nay vao gia ban lẻ điên", Bộ Công Thương lưu ý.
Dù vậy, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể đi vào hoạt động trơn tru. Theo kinh nghiêm quốc tê, lô trinh nay thương kéo dai nhiêu năm đê đảm bảo sư phat triên ôn đinh, tranh xao trôn. Vi dụ: qua trinh hoan chinh thi trương canh tranh ban lẻ tai bang New South Wales - Úc la 12 năm, tai Singapore la 18 năm.
Đề xuất 2 phương án giá điện sinh hoạt Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin sửa đổi lại cơ cấu biểu giá bán lẻ điện tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ. Giá điện sẽ được tính lại cách tính. Ảnh: EVN Theo đó, đối với khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công thương đề...