“EVN giải thích thế nào thì lãnh đạo đi xe quá sang vẫn là sai”
Đây là khẳng định của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh khi nói về những nội dung EVN phản ứng với một số nội dung Thanh tra Chính phủ đã kết luận khi thanh tra tại tập đoàn này.
Dù kết luận thanh tra vê Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, khi dư luận có thông tin, đơn vị đã có phản hồi, “thanh minh” nhiều nội dung. Ngày 15/10, trong cuộc họp báo quý III/2013, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh thẳng thắn trao đổi thêm về những vấn đề này.
Trước hết, về việc Thanh tra chỉ ra các khoản tiền xây chung cư, biệt thự, sân tennis, bể bơi, nhà trẻ ở nhiều nhà máy nhiệt điện với giá trị lên đến gần 600 tỷ đồng mà EVN chi đầu tư đều đưa vào chi phí để tính giá điện, dù không phủ nhận có những công trình này nhưng cũng lập luận việc xây nhà ở, công trình thể thao cho cán bộ nhân viên tập đoàn là cần thiết và được hạch toán ngoài giá điện.
Dư luận vừa qua rất bức xúc khi Thanh tra Chính phủ chỉ ra tiền EVN xây biệt thự, sân tennis cho cán bộ đều tính vào giá điện.
Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh lật lại: “Những biệt thự, bể bơi, sân tennis mà EVN gọi là khu nhà quản lý vận hành, cần thiết cho hoạt động của tập đoàn nhưng chúng tôi nhận định, những công trình này phải dùng nguồn vốn phúc lợi để đầu tư, xây dựng. Còn nếu dùng nguồn vốn khác, công trình đó rõ ràng sẽ được tính khấu hao dần vào giá thành điện. Chúng tôi vẫn cho rằng các công trình đó mang tính phúc lợi, còn EVN nói đó là công trình điều hành mang tính đặc thù”.
Như phản hồi của EVN là tiền đầu tư cho những hạng mục này được hoạch toán riêng, không tính vào giá thành điện thì phải xem xét như nhà xây xong rồi cho cán bộ nhân viên thuê lại, thu tiền.
Video đang HOT
Ông Khánh cho biết, ngày hôm qua, 14/10, Thanh tra Chính phủ đã cùng làm việc với Bộ Công thương, EVN và nhận được khẳng định của tập đoàn là những khoản đầu tư này hoạch toán riêng, không liên quan đến chi phí sản xuất để tính giá điện. Thanh tra Chính phủ sẽ cùng xem xét thêm trước khi công khai kết luận cuối cùng.
Về sai phạm trong việc mua sắm, sử dụng xe công quá định mức tiêu chuẩn của lãnh đạo tập đoàn như kết luận đang trình xin ý kiến Thủ tướng, Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh bảo lưu quan điểm. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ Tổng GĐ tập đoàn đang sử dụng xe công vượt quá tiêu chuẩn 3 tỷ đồng.
Phía tập đoàn có đưa ra lý do giải thích như lãnh đạo cần đi công cán ở nhiều địa bàn khác nhau, việc sử dụng có tính đặc thù. Không bác bỏ những lý do này nhưng ông Khánh quả quyết “lý do gì cũng chỉ là giải thích thêm, còn sai vẫn là sai”. Thanh tra đã căn cứ vào các quy định rất cụ thể điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn kinh tế để đánh giá vấn đề.
Việc lãnh đạo đi xe sang vượt tiêu chuẩn định mức này, theo ông Khánh, 2 Bộ Tài chính, Công thương sẽ đề xuất hướng xử lý. Thông tin từ phía tập đoàn Điện lực, EVN tự đề xuất, phần đúng tiêu chuẩn sẽ hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, phần “vượt rào”, doanh nghiệp muốn sử dụng khoản doanh thu sau thuế để giải quyết, xử lý. Ông Khánh cho biết, Thanh tra Chính phủ cũng báo cáo Thủ tướng để xem xét quyết định nội dung này.
Về vấn đề EVN giao chỉ tiêu lỗ cho một số đơn vị như thanh tra kết luận, ông Ngô Văn Khánh giải thích thêm, nhận định này của Thanh tra kèm theo phần đánh giá rất kỹ lưỡng, cân nhắc. Theo đó, với đặc thù của tập đoàn, của chu trình sản xuất điện, việc giao lỗ có cơ sở và không vướng vào điều cấm nào. Tuy nhiên, tính hợp lý của hoạt động này như thế nào, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng cần xem xét, phân tích tiếp.
“Khi nào đạt được cơ chế thị trường điện cạnh tranh thì mới không phải tính đến chuyện giao lỗ bao nhiêu, anh nào được lãi, anh nào phải lỗ để đảm bảo cân bằng, hợp lý giữa các khâu” – ông Khánh nói.
Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh (đứng) và Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào cùng chủ trì cuộc họp báo quý III.
Liên quan đến việc giao chỉ tiêu lỗ, lãi, ông Khánh phân tích thêm vấn đề tỷ suất lợi nhuận bằng 0 mà Thanh tra nêu ra. Đây chỉ là con số giả định để từ tỷ suất này tính toán, đề ra các chỉ tiêu khác cho tập đoàn chứ không phải chỉ số bắt buộc nhà nước giao doanh nghiệp phải đảm bảo “không bao giờ lỗ cũng không bao giờ lãi”.
Về thắc mắc có số chênh rất lớn giữa dự thảo kết luận thanh tra ban đầu đề xuất thu hồi hơn 6.000 tỷ đồng sai phạm từ EVN, đến kết luận chính thức, con số đưa ra chỉ còn 1.500 tỷ đồng, ông Khánh giải thích đó là việc bình thường. Trong quá trình thanh tra, bản dự thảo đầu tiên đưa ra thậm chí còn 17 vấn đề chưa thống nhất. Sau nhiều lần làm việc với Vụ Thẩm định và đoàn thanh tra, lật đi lật lại vấn đề mới đi đến những nhận định, đánh giá thống nhất. Việc “hụt” mấy nghìn tỷ cũng là kết quả của quá trình làm việc cẩn trọng, cân nhắc đó.
Nội dung sau chốt liên quan đến kết luận thanh tra tại EVN, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ xác nhận việc 2 cán bộ của Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng ( C48) Bộ Công an đưa công văn do Trung tướng Phan Văn Vĩnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm ký sang làm việc với Thanh tra Chính phủ, đề nghị chuyển hồ sơ các việc tại EVN sang cơ quan điều tra. Thanh tra Chính phủ đã từ chối với lý do kết luận thanh tra không có nội dung nào đề xuất chuyển cơ quan điều tra nên không có trình tự, thủ tục chuyển hồ sơ như quy định. Bản kết luận cũng đang chờ xin ý kiến Thủ tướng nên Thanh tra chưa cung chấp cho cơ quan công an.
Tuy nhiên, cơ chế thông tin giữa Thanh tra và Công an, ông Ngô Văn Khánh khẳng định luôn thông suốt cả về chiều rộng, chiều sâu, trong tất cả các vụ việc, dù không có nội dung đề xuất chuyển CQĐT vào cuộc. Thực hiện xong đúng quy trình, Thanh tra sẽ cung cấp mọi thông tin yêu cầu cho cơ quan công an.
P.Thảo
Theo Dantri
Từ 1-11: Đóng cửa, dỡ bỏ hàng loạt cây xăng
Ngày 7-10, UBND TP Hà Nội đã nhận được kết quả kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Theo đó, TP có thể sẽ đóng cửa hàng loạt cây xăng từ 1-11 tới.
Đối với danh mục 46 cửa hàng xăng dầu liên ngành đề xuất đưa vào diện di dời, giải tỏa, sau rà soát, các đoàn liên ngành cho rằng, 32 cửa hàng có thể cho phép cải tạo để đảm bảo điều kiện theo quy định; 2 cửa hàng cho phép hoạt động đến khi hết hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (tháng 5-2014) và thực hiện phá dỡ, di dời; 12 cửa hàng cần di chuyển, dỡ bỏ do không đảm bảo điều kiện, quy chuẩn hiện hành. Ngoài ra, còn 324 cửa hàng khác phải nâng cấp, cải tạo để đảm bảo đầy đủ các điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Nhằm ổn định thị trường xăng dầu trên địa bàn, Sở Công Thương Hà Nội đề xuất, với 32 cửa hàng được cải tạo để đảm bảo điều kiện, có thể cho phép doanh nghiệp kinh doanh đến hết 31-10-2013 để giải quyết hàng tồn, thanh lý các hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký kết từ trước. Sau 31-10, yêu cầu doanh nghiệp đóng cửa, nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho Sở Công Thương và thực hiện việc cải tạo cửa hàng. Sau cải tạo, nếu thấy đủ điều kiện, sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận sau.
Với 12 cửa hàng cần di chuyển, dỡ bỏ do không đảm bảo điều kiện, quy chuẩn hiện hành, sẽ cho phép doanh nghiệp kinh doanh đến hết 31-10-2013 để giải quyết hàng tồn, thanh lý các hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký kết từ trước. Sau 31-10, yêu cầu doanh nghiệp đóng cửa, nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho Sở Công Thương. Một số cửa hàng ở nội thành nằm trong danh sách này như cửa hàng 280 Đội Cấn, 179 Đê La Thành, 2D Khâm Thiên... Số còn lại thuộc các huyện Mê Linh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Hoài Đức...
Tuy nhiên, Sở Công Thương cũng nhận định, tại các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, hiện không còn quỹ đất để bố trí xây dựng cửa hàng xăng dầu thay thế. Vì thế, việc dỡ bỏ cửa hàng xăng dầu có thể ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu của nhân dân trong khu vực. Do đó, Sở Công Thương đề xuất có phương án bổ sung ngay các địa điểm đảm bảo điều kiện để thay thế cửa hàng xăng dầu bị di dời. Cụ thể, đối với khu vực phố Đội Cấn, quận Ba Đình, cần xem xét bổ sung trạm xăng dầu nội bộ của quân đội tại số 463 phố Đội Cấn vào quy hoạch mạng lưới kinh doanh để thay thế cho cửa hàng số 11 tại số 280 phố Đội Cấn phải di dời.
Ngoài ra, tại các vị trí cửa hàng xăng dầu nhỏ hẹp, gần khu vực giao lộ, trong các khu phố nhỏ, Sở Công thương cho rằng, cần quy định cửa hàng chỉ được bán hàng cho phương tiện xe máy và giảm mức dự trữ xăng dầu thường xuyên xuống mức dưới 20 m3.
Chính Trung
Theo ANTD
Người vợ ngã quỵ trước thi thể Phó giám đốc sở 14h30 chiều 2/10, thi thể Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Tài Dũng đã về đến quê nhà. Ông Dũng tử vong trên đường đưa lương thực về cứu đói cho đồng bào vùng lũ. 8h50 sáng 2/10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc xe chở Phó giám đốc sở Công thương tỉnh Nghệ An tại phường Quỳnh Thiện, thị...