EVN đứng đầu danh sách doanh nghiệp nhà nước nợ nước ngoài
Công ty mẹ – tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đứng đầu trong bảng danh sách nợ nước ngoài với khoản nợ 161.891 tỉ đồng. Trong khi, tổng số tiền các doanh nghiệp nhà nước nợ nước ngoài lên tới 381 nghìn tỉ đồng.
EVN đang đứng đầu danh sách doanh nghiệp nhà nước nợ nước ngoài
Theo báo cáo Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Chính phủ công bố, nợ nước ngoài của khối này là 381.419 tỉ đồng.
Cụ thể, báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho thấy, trong số 381.419 tỉ đồng nợ nước ngoài của khối này có 26.955 tỉ đồng vay ngắn hạn và vay dài hạn là 354.464 tỉ đồng.
Trong đó: vay lại vốn ODA của Chính phủ là 117.986 tỉ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.104 tỉ đồng. Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 91.879 tỉ đồng. Còn lại là các hình thức huy động khác.
Tổng số nợ phải trả của khối này là 1,5 triệu tỉ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Trong đó, nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty là 553.014 tỉ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2013.
Cũng theo báo cáo, công ty mẹ – tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đứng đầu trong bảng danh sách doanh nghiệp nhà nước nợ nước ngoài mới công bố, với khoản nợ 161.891 tỉ đồng. Trong khi, tổng số tiền các công ty mẹ nợ nước ngoài là 253.450 tỉ đồng.
Video đang HOT
Sau EVN là công ty mẹ – tổng công ty Hàng không Việt Nam nợ 27.347 tỉ đồng; công ty mẹ – tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc là 18.525 tỉ đồng; công ty mẹ – tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là 12.138 tỉ đồng…
Một số tập đoàn, tổng công ty khác cũng có số nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng với con số khá lớn như: tổng công ty Hàng hải Việt Nam vay 32.282 tỉ đồng; tổng công ty Sông Đà vay 20.327 tỉ đồng; tổng công ty Xi măng Việt Nam vay 15.729 tỉ đồng…
Các tập đoàn cũng không ngoại lệ với số nợ vay rất cao như: tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vay 174.434 tỉ đồng; tập đoàn Điện lực Việt Nam vay 108.457 tỉ đồng; tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam vay 46.170 tỉ đồng, tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là 20.305 tỉ đồng.
Theo Một thế giới
Dự trữ ngoại hối kỷ lục là tín hiệu mừng của nền kinh tế
Báo cáo mới đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang cao nhất từ trước tới nay. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Dự trữ ngoại hối cao kỷ lục
Theo báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang lớn nhất từ trước tới nay
Báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế xã hội năm 2015 và giai đoạn 2011-2015 cho biết, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015, thấp nhất trong 15 năm qua. Mặt bằng lãi suất giảm, năm 2015 chỉ bằng 40% so với năm 2011; dư nợ tín dụng tăng 17%, cao nhất kể từ năm 2011, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện. Tỷ giá được điều chỉnh phù hợp; thị trường ngoại hối cơ bản ổn định; niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên; khắc phục một bước quan trọng tình trạng đô-la hoá, vàng hoá trong nền kinh tế.
Nên đọc
Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh; nhập khẩu tăng 15%/năm; tỷ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống còn 3,6% năm 2015. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao; dự trữ ngoại hối năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Trong khi đó, quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường. Thu từ dầu thô giảm mạnh nhưng thu nội địa tăng nên tổng thu ngân sách năm 2015 vẫn tăng 7,4% và 5 năm gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước. Chi ngân sách gấp 2,17 lần, tăng chi cho con người, bảo đảm an sinh xã hội. Bội chi bình quân khoảng 5% GDP/năm. Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển; đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%, trong giới hạn an toàn theo quy định.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp khoảng 1,8 lần so với 5 năm trước, bằng khoảng 31,2% GDP. Vốn FDI thực hiện đạt 58,2 tỷ USD, tăng 31%. Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 24 tỷ USD, tăng 70,5%.
Tín hiệu tích cực của nền kinh tế
Trước báo cáo của Thủ tướng về tình hình dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây là tín hiệu rất tích cực cho nền kinh tế.
Theo chuyên gia này, dự trữ ngoại hối tăng là do có thể xuất khẩu tăng lên, kiều hối tăng mạnh, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều (bao gồm cả những dòng vốn ODA).
Dự trữ ngoại hối quốc gia lớn là tín hiệu tốt cho nền kinh tế
Lý giải tín hiệu tốt từ dự trữ ngoại hối, ông Hiếu chia sẻ, dự trữ ngoại hối càng nhiều càng thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ vững thanh khoản quốc gia.
Theo ông Hiếu, một quốc gia cần dự trữ ngoại hối để "trang trải" được cho ít nhất nhất 3 tháng nhập khẩu bởi theo lý thuyết, nếu không đủ ngoại hối cho 3 tháng nhập khẩu, quốc gia đó dễ rơi vào tình trạng thiếu, mất thanh khoản.
Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối quốc gia còn dùng để thanh toán nợ nước ngoài.
"Dự trữ chưa bao giờ đủ cả nhất là trong tình trạng chúng ta đang nhập siêu lớn. Dự trữ ngoại hối cần lớn hơn nữa", ông Nguyễn Trí Hiếu nói.
Trước đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến hết tháng 7/2015 là 40 tỷ USD (tính cả dự trữ vàng).
"Theo tôi, lượng dự trữ quốc gia của chúng ta vẫn còn rất mỏng. Chúng ta ít nhất phải có dự trữ có tính thanh khoản đủ 3 tháng nhập khẩu; tối thiểu phải có 10% /dự trữ ngoại hối 3 tháng nhập khẩu để có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối và ổn định tỷ giá; phải có một lượng ngoại hối để đủ trả nợ nước ngoài hàng năm", ông Hiếu khuyến nghị.
Theo_Vietq
Nợ công VN tăng 150.000 tỷ đồng do điều chỉnh tỷ giá? Việc điều chỉnh tỷ giá khiến nghĩa vụ trả nợ gốc tính theo nội tệ có thể tăng thêm 15.00020.000 tỷ đồng. Thông tin này được đề cập tại báo cáo chiến lược của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố. Theo đó phân tích của VDSC cho thấy việc điều chỉnh tỷ giá trước mắt không ảnh hưởng đến...