EVN công bố các phương án tính giá điện mới
EVN vừa công bố Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện mới nhằm lấy ý kiến rộng rãi của người dân, chuyên gia, doanh nghiệp…
EVN công bố phương án tính giá điện mới. Ảnh minh hoạ
Cụ thể, trong đề án Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết cơ sở đổi mới cơ cấu biểu giá điện mới là do biểu giá điện hiện hành gồm nhiều bậc thang khiến tính toán tiền điện phức tạp. Nhiều khi xảy ra nhầm lẫn trong công tác ghi chỉ số điện…gây bức xúc trong nhân dân.
Chính vì vậy, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, EVN đã nghiên cứu cải tiên cơ câu biêu giá điện 2016-2017 là giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang:
Theo EVN, giá điện không chỉ là giá một loại hàng hóa đặc biệt không nhìn thây được mà giá điện còn thực hiện chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là trong biêu giá sinh hoạt bậc thang. Do vậy nghiên cứu cải tiên cơ câu biêu giá điện sinh hoạt bậc thang phải cân trọng, cải tiên hợp lý sẽ thuận lợi khi áp dụng và nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của khách hàng sử dụng điện.
Cụ thể, biểu giá điện mới của EVN được công bố xin ý kiến đóng góp với 3 phương án:
Phương án 1: Giữ nguyên 6 bậc như hiện hành.
Theo nhóm nghiên cứu, biểu giá này có ưu điểm giá điện sinh hoạt bậc thang với sản lượng điện sử dụng càng cao sẽ ứng với mức giá điện càng cao hơn nên khuyên khích các hộ sử dụng điện tiêt kiệm, hiệu quả, nhât là đôi với điện là sản phâm đặc biệt sử dụng tài nguyên làm nhiên liệu đâu vào.
Tuy nhiên, nhược điêm là Biêu giá sinh hoạt có nhiêu bậc thang đã gây phức tạp trong công việc thanh toán tiên điện với khách hàng. Tiên điện thanh toán môi tháng phụ thuộc vào lượng điện sử dụng của khách hàng, lượng điện sử dụng càng cao áp ở mức giá cao ngược với logic tiêu dùng hàng hoá thông thường là càng mua nhiêu càng rẻ, dê làm cho khách hàng khó hiêu, khó kiêm tra, theo dõi dân đên khó thông cảm.
Đặc biệt hàng năm khi vào mùa nắng nóng (tháng 5 và tháng 6) các hộ dùng điện vào sinh hoạt nhiêu hơn có tiên điện thanh toán với tôc độ tăng cao hơn lượng điện sử dụng nên sẽ phải trả tiên với mức giá cao hơn.
Phương án 2: Quy định một mức biêu giá điện sinh hoạt (đông giá)
Một mức biêu giá bán điện sinh hoạt (đông giá) là 1.747 đ/ kWh, đây là mức giá bán điện bình quân của biêu giá điện sinh hoạt bậc thang hiện hành.
Ưu điêm: dê dàng áp dụng, minh bạch rõ ràng, việc áp giá điện, tạo điêu kiện cải tiên khâu kinh doanh bán điện vê công tác ghi chỉ sô công tơ. Theo kinh nghiệm một sô nước đôi với sinh hoạt 1 quý ghi chỉ sô 1 lân đê tăng năng suât lao động.
Tiên điện thanh toán của 2 tháng đâu quý sẽ tạm thu bằng mức tiên điện của bình quân quý trước, tháng cuôi quý ghi chỉ sô sẽ thanh toán đúng theo chỉ sô công tơ ghi được.
Khi việc triên khai ghi chỉ sô công tơ theo quý được thuận lợi sẽ kéo dài thời gian thêm 1 quý thành môi năm ghi chỉ sô dùng điện sinh hoạt 2 lân. Đông thời còn giảm chi phí đâu tư gắn mới công tơ trong trường hợp các hộ sử dụng điện trong cùng địa điêm tiên hành tách hộ đê được sử dụng điện với giá thâp ở các bậc thang đâu tiên.
Video đang HOT
Mặt khác thực hiện đông giá còn tạo điêu kiện từng bước đi dân vào thị trường, xóa bỏ việc thực hiện chính sách xã hội qua giá điện và Nhà nước sẽ thực hiện chính sách xã hội bằng biện pháp trực tiêp khác.
Nhược điêm: Đi theo đông giá, bước đâu có thê khó khăn do tác động nhiêu đên tâng lớp người nghèo, người thu nhập thâp do vậy cân tính toán cụ thê. Áp lực tiêt kiệm điện của phương án đông giá không cao bằng giá bậc thang mặc dù người tiêu dùng cũng phải tự tính toán vê tiên điện thanh toán.
Phương án 3: Rút gọn biêu giá điện sinh hoạt bậc thang từ 6 bậc vê 3 bậc hoặc 4 bậc vớimức giá bình quân là 1.747 đồng/kWh.
Kịch bản 1
Kịch bản 2
Kịch bản 3
Kịch bản 4
Kịch bản 5
Bậc 1
50 kWh
100 kWh
150 kWh
200 kWh
50 kWh
Bậc 2
250 kWh
200 kWh
150 kWh
200 kWh
150 kWh
Bậc 3
>300 kWh
>300 kWh
>300 kWh
>400 kWh
200 kWh
Bậc 4
>400 kWh
Cụ thể, phương án 3 có 5 kịch bản:
Kịch bản 1:Bậc 1 – 50 kWh có giá 1.484; Bậc 2 – 250 kWh có giá 1.763 đ/kWh; Bậc 3 trên 300 kWh có giá 2.557 đồng/kWh.
Kịch bản 2:Bậc 1 – 100 kWh có giá 1.501 đ/kWh; Bậc 2 – 200 kWh có giá 1.907 đ/kWh; Bậc 3 – trên 300 kWh có giá 2.557 đ/kWh.
Kịch bản 3:Bậc 1 – 150 kWh có giá 1.559 đ/kWh; Bậc 2- 150 kWh có giá 2.007 đ/kWh; Bậc 3 – trên 300 kWh có giá 2.557 đ/kWh.
Kịch bản 4:Bậc 1 – 200 kWh có giá 1.584 đ/kWh; Bậc 2 – 200 kWh có giá 2.325 đ/kWh; Bậc 3 trên 400 kWh có giá 2.587 đ/kWh.
Kịch bản 5:Bậc 1 – 50 kWh có giá 1.484 đ/kWh; Bậc 2 – 150 kWh có giá 1.670 đ/kWh; Bậc 3 – 200 kWh có giá 2.325 đ/kWh; Bậc 4 trên 400 kWh có giá 2.587 đ/kWh.
Ưu điêm: Khuyên khích sử dụng điện tiêt kiệm. Khách hàng sử dụng càng nhiêu điện trong tháng càng thanh toán tiên điện với giá cao hơn, sử dụng càng ít điện sẽ được thanh toán tiên điện ở các mức giá thâp hơn. Mặt khác còn góp phân thực hiện được chính sách an sinh xã hội đôi với những người sử dụng ít điện và khả năng chi trả thâp, đặc biệt là đôi với kịch bản 1, 2 và 5.
Nhược điêm: việc ghi chỉ sô tác động đên thanh toán tiên điện với sô kWh ở nâc thang cao hoặc vào mùa nắng nóng sử dụng nhiêu điện thì tiên điện thanh toán có tôc độ tăng cao hơn lượng điện sử dụng gây hiêu lâm là do ghi chỉ sô sử dụng điện không chuân xác.
Điêu này tạo dư luận xâu ảnh hưởng đên uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Khi rút gọn còn 3 bậc thang hoặc 4 bậc thang thì những tôn tại này vân còn hiện hữu.
Theo_NDH
Rút bớt số bậc thang, liệu giá điện có giảm?
"Bậc thang dù ít đi nhưng chênh lệch giữa các bậc thang vẫn lớn thì hoá đơn tiền điện chưa chắc đã giảm đi, người chịu thiệt thòi vẫn là người tiêu dùng mà thôi", một chuyên gia trong ngành nói.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng yêu cầu ngành điện cần phải sớm điều chỉnh bậc thang từ 6 xuống còn 3 và hướng tới chỉ còn 1 bậc.
Trước những ý kiến phản ánh từ phía khách hàng, chuyên gia về hoá đơn tiền điện và phương thức tính luỹ tiến, trong buổi toạ đàm diễn ra đầu tháng 7, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương khẳng định, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục nghiên cứu và xem xét lại cơ cấu biểu giá bán lẻ và sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế khách hàng sử dụng sinh hoạt ở Việt Nam.
Mới đây, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã đề nghị Cục Điều tiết Điện lực nghiên cứu lại biểu giá và cách tính giá điện bán lẻ theo hướng có ít bậc thang và đặc biệt là rút ngắn mức chênh lệch mức giá giữa các bậc thang.
Thứ trưởng cũng thừa nhận, với giá điện bán ra như hiện nay đã cao hơn giá điện sản xuất, tức là có lãi, do đó triết lý càng dùng nhiều càng phải trả nhiều không còn hợp lý.
Thậm chí, theo yêu cầu của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ngành điện cần phải sớm điều chỉnh bậc thang từ 6 xuống còn 3 và hướng tới chỉ còn 1 bậc.
Bộ trưởng cho rằng, với biểu giá điện lên tới 6 bậc thang khiến hoá đơn tiền điện của nhiều hộ giai đình từ 200-300 nghìn đồng tăng lên hơn 1 triệu đồng/tháng là "có vấn đề".
Quan điểm của Bộ Công Thương về hướng điều chỉnh biểu giá điện luỹ kế nhận được nhiều đồng tình của giới chuyên gia và xã hội.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, giảm số bậc thang thôi chưa đủ mà quan trọng là cần điều chỉnh thu hẹp khoảng cách về giá điện để mức chênh lệch phù hợp hơn.
"Bậc thang dù ít đi nhưng chênh lệch giữa các bậc thang vẫn lớn thì hoá đơn tiền điện chưa chắc đã giảm đi, người chịu thiệt thòi vẫn là người tiêu dùng mà thôi", một chuyên gia trong ngành nói.
Còn theo GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân), áp giá điện theo bậc thang không phải không hợp lý nhưng cần điều chỉnh theo hướng gọn hơn, giãn khoảng cách giữa các bậc thang nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Cách tính giá điện theo hướng càng dùng nhiều càng phải trả nhiều tiền dù theo lý giải của EVN và Bộ Công Thương là giống nhiều nước đang áp dụng cũng được cho rằng thiếu hợp lý. GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam còn khẳng định, các quốc gia khác không có cách tính giá điện như Việt Nam, cách tính này chỉ có ở những nước chỉ thiếu điện.
Phương Dung
Theo Dantri
Chỉ số điện tăng gấp đôi, giá điện lên gấp ba? Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, sản lượng điện tiêu thụ toàn hệ thống tăng mạnh thời gian gần đây. Trước thông tin này, nhiều người dân lo lắng hóa đơn tiền điện tháng 7 sẽ tiếp tục tăng bởi biểu giá của "nhà đèn". Theo báo cáo của EVN, chỉ tính riêng ngày 2/7 vừa qua, sản lượng...