Eurozone từ chối gia hạn cứu trợ Hy Lạp
Eurozone đã từ chối đề xuất vào phút chót của Thủ tướng Hy Lạp về gia hạn cứu trợ, đồng nghĩa với việc phao cứu sinh không được tung ra.
Eurozone đã từ chối đề xuất vào phút chót của Thủ tướng Hy Lạp về gia hạn cứu trợ, đồng nghĩa với việc “phao cứu sinh” không được tung ra.
Trong một nỗ lực được xem là cuối cùng nhằm giải quyết bế tắc với các chủ nợ quốc tế, Thủ tướng Tsipras đã đề xuất một gói cứu trợ thứ ba trị giá 29,1 tỉ euro nhằm trang trải các nhu cầu tài chính của Hy Lạp trong hai năm tới và tái cấu trúc các khoản nợ của nước này.
Thủ tướng Đức Angela Merkel công khai chỉ trích Thủ tướng Hy Lạp Tsipras tại một cuộc họp báo chung.
Tuy nhiên, nhiều quan chức Châu Âu đã thẳng thừng bác bỏ việc gia hạn cứu trợcho Hy Lạp trong khi một số khác nghi ngờ ông Tsipras đưa ra đề xuất này chỉ để nhằm củng cố vị thế của mình trước thềm cuộc trưng cầu ý dân tại Hy Lạp dự định vào ngày 5/7 tới về các điều kiện thắt chặt của của các chủ nợ để đổi lại một khoản cứu trợ mới.
Video đang HOT
Trên trang Twitter cá nhân, Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Alexander Stubb bình luận rằng đề xuất của Hy Lạp được tiếp nhận “thông qua các thủ tục thông thường”, ám chỉ rằng đề xuất này sẽ không được gấp rút giải quyết. Trong khi đó, các chính trị gia Đức cho biết Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ chờ đến sau cuộc trưng cầu ý dân tại Hy Lạp trước khi bắt đầu các cuộc tư vấn với giới chức Athens.
Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đang leo thang nhanh chóng hai ngày sau khi Athens áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn và đóng cửa các ngân hàng trong nước để tránh tình trạng hỗn loạn tài chính. Đến chiều 30/6, nhiều máy rút tiền tự động ở Hy Lạp đã cạn tiền mặt trong khi những người hưu trí trầy trật chờ rút đồng lương hưu ít ỏi của họ. Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết 850 chi nhánh ngân hàng sẽ mở cửa trong ngày 1/7 song chỉ để phục vụ những người hưu trí. Các đối tượng này cũng sẽ được phép rút 120 euro/ngày, cao gấp đôi mức giới hạn hiện nay tại các máy rút tiền tự động.
Giới chức Liên minh Châu Âu (EU) từ lâu đã thừa nhận rằng Hy Lạp cần một khoản cứu trợ mới một khi chương trình hiện nay hết hạn, nhưng họ cương quyết rằng Athens sẽ chỉ được nhận gói cứu trợ thứ ba nếu chương trình cứu trợ hiện nay kết thúc thành công.
Tuy nhiên, Thủ tướng Tsipras không chỉ liên tục từ chối chấp nhận những cải cách kinh tế cần thiết mà các chủ nợ đưa ra mà còn chủ trương vận động người dân Hy Lạp nói “không” với các điều kiện cứu trợ trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới – đồng nghĩa với việc một chương trình cứu trợ mới không có nhiều khả năng được chấp nhận.
Trước khi diễn ra cuộc họp qua điện thoại tối 30/6, Athens đã gửi tới các bộ trưởng một bản đề xuất cải cách kinh tế khác nữa và Eurogroup dự kiến họp trong sáng 1/7 để thảo luận bản đề xuất này. Đây sẽ là cuộc họp thứ 7 của Eurogroup kể từ hôm 18/6. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis cho biết Hy Lạp cũng sẵn sàng hủy cuộc trưng cầu dân ý nếu Eurogroup chấp nhận các đề xuất mới này của Hy Lạp.
Trong lúc cuộc họp từ xa đang diễn ra tại Brussels thì ở Athens, hơn 20.000 người đã tập trung tại trung tâm thủ đô Athens biểu tình ủng hộ phương án “có” trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.
Theo NTD
Nội dung "tối hậu thư" của Athens tới EU trước thềm vỡ nợ
Trong bức thư của Hy Lạp gửi đến Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro (Eurogroup), nỗ lực cuối cùng của Hy Lạp để mở rộng gói cứu trợ quốc tế, nguồn kinh phí hai năm và chương trình tái cơ cấu nợ, Athens đã thể hiện quyết tâm không nhượng bộ những đòi hỏi của chủ nợ về cải cách kinh tế.
Bức thư dài một trang mà Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras gửi cho Eurogroup nói rằng Hy Lạp "hoàn toàn cam kết trả nợ bên ngoài của mình theo cách có thể đảm bảo sự tồn tại của nền kinh tế Hy Lạp, sự tăng trưởng và gắn kết xã hội ".
Nhưng bức thư không đề cập đến các điều kiện được đặt ra bởi Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về việc phát hành viện trợ khẩn cấp để ngăn chặn sự vỡ nợ có thể của Hy Lạp vào cuối ngày 30-06. Thay vào đó, Tsipras đã trích dẫn các căn cứ pháp lý nhằm yêu cầu một khoản vay hai năm. Tuy nhiên Athens không đề cập số tiền mà chính quyền này yêu cầu.
"Khoản vay này sẽ được sử dụng riêng cho việc đáp ứng nghĩa vụ hoàn trả các khoản nợ bên ngoài và bên trong của Hy Lạp," Thủ tướng Hy Lạp viết trong thư.
Hiện chưa rõ liệu đó có bao gồm nợ thanh toán cho các nhà cung cấp chính phủ Hy Lạp, công chức và những người khác hay không.
Hy Lạp đang trong tình trạng vô cùng khó khăn
"Cùng với khoản vay, Hy Lạp yêu cầu rằng khoản nợ Quỹ cứu trợ khu vực euro (EFSF) của Hy Lạp nên được tái cơ cấu theo tinh thần các đề xuất của Ủy ban châu Âu để đảm bảo nợ của Hy Lạp trở nên bền vững và khả thi hơn về lâu dài" theo nội dung lá thư. "Cho đến khi khoản vay này được đồng ý và có hiệu lực, Hy Lạp yêu cầu chương trình nên được mở rộng bởi Eurogroup cho một khoảng thời gian ngắn để đảm bảo sự vỡ nợ không bị châm ngòi", Thủ tướng Hy Lạp nói thêm. Bức thư không đề cập đến kế hoạch của chính phủ Hy Lạp để tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 05-07 và đôn đốc người dân Hy Lạp bỏ phiếu "không" với các điều khoản cứu trợ tài chính của các chủ nợ. Kèm theo lá thư là một bảng liệt kê dự tính nợ đáo hạn của Hy Lạp trong giai đoạn 2015-2017, lên tới 12.335 tỉ euro trong năm nay, 7.191 tỉ euro trong năm 2016 và 9.619 tỉ euro vào năm 2017.
Bảo Anh (Theo Reuters)
Theo_PLO
Hy Lạp, EU đưa nhau vào chân tường Cả châu Âu đang "nín thở" chờ đợi kết quả hội nghị đặc biệt về Hy Lạp vào ngày 22.6 (giờ địa phương) tại thủ đô Brussels của Bỉ. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đến dinh Thủ tướng họp với Thủ tướng Alexis Tsipras về nguy cơ vỡ nợ ngày 21.6 - Ảnh: AFP Tại hội nghị, Thủ tướng Hy...