Eurovision cấm thí sinh đưa ra quan điểm chính trị
Cuộc thi âm nhạc lớn nhất châu Âu gây bất ngờ khi đưa ra lệnh cấm khó hiểu.
Eurovision Song Contest là cuộc thi âm nhạc hàng năm, với lượng khán giả theo dõi lên đến trên 200 triệu người tại hàng chục các quốc gia châu Âu. Như nhiều chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc khác, mục đích của Eurovision là tìm ra thí sinh có giọng hát ấn tượng nhất châu Âu. Tuy nhiên, có một điều luật mà các thí sinh phải tuân theo, đó là không đem chính trị lên sân khấu.
Nhưng trong đêm thi 10/5 vừa qua, giọng ca người Armenia – Iveta Mukuchyan – đã đem cờ Nagorno-Karabakh lên sân khấu. Nagorno-Karabakh vốn là một vùng độc lập thuộc Azerbaijan nhưng hiện lại thuộc sự quản lý của quân đội địa phương Armenia.
“Tôi chỉ mong quê hương mình được hòa bình”, Mukuchyan phát biểu trong họp báo khi đêm thi kết thúc.
“Trước tình trạng căng thẳng và bất ổn liên miên hiện tại Armenia, đây nhiều khả năng sẽ được cho là hành động can thiệp chính trị”- đại diện Eurovision chia sẻ quan điểm. BTC khẳng định trước cuộc thi đã phổ biến luật không được đem quốc kỳ của bất cứ đất nước nào lên sân khấu, trừ khi đó là cờ của Liên minh châu Âu EU và cờ cầu vồng đại diện cho cộng đồng LGBT quốc tế.
Video đang HOT
Việc cấm các thí sinh mang quốc kỳ lên sân khấu là hành động nhằm tránh gây ra những xung đột chính trị nhạy cảm của ban tổ chức Eurovision.
“Khi hai lá cờ này được vẫy lên, chúng đại diện cho nhiều quốc gia, nhiều nhóm người chứ không chỉ một cá nhân, tổ chức riêng lẻ”, người phát ngôn của Eurovision – ông Dave Goodman – phát biểu. Đầu năm nay, ban tổ chức cuộc thi vướng scandal khá lớn khi công khai danh sách các quốc kỳ bị cấm lên sân khấu, nhất là khi danh sách cấm gồm cờ của các quốc gia Hồi giáo như Basque, Kosovar, Palestine…
Bốn mươi hai thí sinh tham dự cuộc thi đến từ nhiều quốc gia khắp châu Âu. Người thắng cuộc được quyết định dựa trên số phiếu bầu của công dân nhiều nước bình chọn.
Theo Zing
Chọn quốc kỳ mới của New Zealand: Không thành công cũng được danh
Ở New Zealand đang diễn ra một sự kiện rất đặc biệt khi cử tri tham gia trưng cầu dân ý lựa chọn quốc kỳ mới.
Cờ New Zealand (giữa, hàng thứ hai từ trên xuống) và 5 mẫu gợi ý để người dân lựa chọn
Từ hơn 10.000 ý tưởng phác thảo, một ủy ban quốc gia đã lựa chọn ra 5 "ứng viên" và cử tri lựa chọn một trong số ấy.
Sau khi chọn xong, cử tri sẽ bước vào giai đoạn tiếp theo của "cuộc cải cách quốc kỳ" và tiếp tục lựa chọn giữa lá cờ hiện tại với phác thảo quốc kỳ mới. New Zealand từng là thuộc địa của Anh, hiện là quốc gia độc lập nhưng vẫn nằm trong Khối Thịnh vượng chung.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II về danh nghĩa vẫn là nguyên thủ New Zealand. Quốc kỳ hiện tại của nước này có hình ảnh của quốc kỳ Anh và rất dễ bị nhầm lẫn với cờ nước Úc láng giềng.
Thay quốc kỳ là một trong những cam kết tranh cử trọng tâm của đương kim Thủ tướng John Key và là một nước cờ cao về chính trị. Sử dụng quốc kỳ hiện tại thể hiện quan hệ lịch sử với Anh và Úc hơn là biểu lộ bản sắc đặc thù của New Zealand. Ý tưởng của ông Key nhằm vào những người muốn New Zealand độc lập thật sự hơn với Anh và khác biệt rõ ràng với Úc. Bộ phận cử tri này hiện không phải nhỏ ở New Zealand và có chiều hướng ngày càng lớn mạnh.
Nước cờ này còn độc đáo ở chỗ nếu kết quả trưng cầu là giữ nguyên lá cờ lâu nay thì Thủ tướng Key vẫn được tiếng là thiên về giúp New Zealand độc lập hơn, là đã thực hiện cam kết tranh cử và đồng thời không làm mếch lòng số đông. Kết cục thế nào thì ông vẫn được lợi nhưng báo hiệu quan hệ giữa New Zealand và Anh thêm vết gợn.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Ăn mừng quốc khánh kiểu Mỹ Nhiều người diện cờ Mỹ trên móng tay, nón, ba lô, khăn quàng cổ, thậm chí cả trên quần đùi để mừng ngày quốc khánh Mỹ. Trẻ em tham gia diễu hành mừng quốc khánh Mỹ 4.7 - Ảnh: Reuters Ngày quốc khánh Mỹ 4.7 năm nay, Tổng thống Barack Obama chúc tất cả người dân Mỹ hạnh phúc và bình yên, còn...