Eurofighter Typhoon hoàn thành bài thử nghiệm nâng cấp tính linh hoạt
Trong một nỗ lực nhằm giữ mẫu chiến đấu cơ 25 tuổi Eurofighter Typhoon tiếp tục cạnh tranh được với Su-35 của Nga, Airbus Defence and Space (DS) vừa thực hiện xong các bài thử nghiệm nâng cao tính linh hoạt.
Vào năm 2014, tạp chí National Interest đã xếp hạng Sukhoi Su-35 Flanker-E là mẫu chiến đấu cơ tiềm năng nhất đang hoạt động trong quân đội Nga nhờ khả năng bay được ở tốc độ nhanh trên tầm cao.
Eurofighter Typhoon nâng cấp để bắt kịp được với những mẫu chiến đấu cơ cùng thế hệ
Điều này có thể được coi như dấu hiệu nhắc nhở rằng Eurofighter Typhoon cần phải hoàn thiện nhanh nâng cấp của mình. Chương trình tăng cường khả năng linh hoạt (EFEM) đã được khởi động vì lí do này và đã hoàn thành việc thử nghiệm Bộ nâng cấp khí động học (AMK).
Theo tuyên bố từ phi công của dự án Raffaele Beltrame, chiếc máy bay đã vận hành tốt hơn mong đợi. Với AMK, khả năng tấn công ở góc khuất đã tăng lên 45% và khả năng quay tròn cũng được tối đa hoá lên 100%.
Vào năm 2009, Eurojet, một công ty hàng không, đã đề xuất cải thiện độ linh hoạt của Typhoon bằng cách nâng cao công suất của động cơ, tuy nhiên, ý tưởng này trở nên quá tốn kém và đã bị huỷ bỏ sau đó.
Video đang HOT
Gói nâng cấp AMK đang được sử dụng rẻ hơn và cũng sửa đổi các trang bị bên ngoài khiến cho chiếc máy bay có thể mang được nhiều trọng tải hơn.
Cải thiện độ linh hoạt có nghĩa là chiếc máy bay sẽ mang được nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Chỉ với một số thay đổi nhỏ, Typhoon có khả năng mang thêm được tên lửa không đối không, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất hoặc bom dẫn đường chính xác. Airbus cũng đang cân nhắc lựa chọn trang bị thêm tên lửa chống hạm, điều cho phép Typhoon có thể mở rộng vai trò trên biển.
Eurofighter Typhoon hiện đang được sử dụng nhiều bởi các nước như Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Ả-Rập Saudi và Oman.
Theo_An ninh thủ đô
John Kerry: Iran và P5+1 cố hoàn thành thỏa thuận cuối cùng
Ngoại trưởng Mỹ lưu ý, bất chấp nhiều tiến bộ đạt được trong những ngày qua, các bên vẫn chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề gai góc nhất.
Hôm qua (5/7), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Iran và các cường quốc P5 1 đặt mục tiêu hoàn thành vòng đàm phán hạt nhân cuối cùng trong "khung thời gian" mà các bên đã ấn định.
Ông John Kerry (ảnh: toprightnews)
Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarip vào hôm qua, 2 ngày trước hạn chót 7/7, Ngoại trưởng Kerry nói hiện là lúc đánh giá xem, Ngoại trưởng nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) và Iran có nên trở lại Vienna để đi đến thỏa thuận hay không.
Ông lưu ý, bất chấp nhiều tiến bộ đạt được trong những ngày qua, các bên vẫn chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề gai góc nhất.
Ông Kerry nói: "Chúng tôi đã đạt được nhiều tiến triển nhưng tôi cũng muốn làm rõ, vẫn còn một số vấn đề gai góc nhất chưa được giải quyết. Tôi hoàn toàn nhất trí với Ngoại trưởng Iran rằng, chưa bao giờ chúng tôi tiến gần nhau hơn như lúc này. Nếu 2 ngày tới, các bên mạnh dạn đưa ra sự lựa chọn khó khăn thì chúng tôi có thể đạt được thỏa thuận trong tuần này, nhưng nếu các bên không thực hiện thì sẽ không có thỏa thuận. Các phái đoàn vẫn đang làm việc rất tích cực và khi thời điểm cho phép, chúng tôi sẽ có nhiều điều hơn để công bố".
Trong khi đó, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách đối ngoại Federica Mogherini cho biết, các ngoại trưởng sẽ gặp lại nhau trong ngày hôm nay để đàm phán. Trung Quốc vẫn tỏ ra lạc quan.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết một thỏa thuận hạt nhân Iran toàn diện có nhiều khả năng đạt được sau các cuộc gặp và làm việc tích cực giữa Iran và 6 cường quốc.
Bất chấp tâm lý lạc quan, hiện các bên vẫn còn khoảng cách trong các lĩnh vực đàm phán, đặc biệt là tiến độ và thời điểm nới lỏng trừng phạt Iran nếu nước này tuân thủ các cam kết. Iran và nhóm P5 1 đã bỏ lỡ thời hạn chót 30/6 về mục tiêu đạt được thỏa thận toàn diện cuối cùng nhưng đã nhất trí kéo dài thời hạn đến 7/7.
Các bên đã đàm phán suốt 16 tháng qua nhằm đạt được thỏa thuận dài hạn xung quanh kế hoạch hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Nếu thành công, Iran sẽ ngừng một số hoạt động hạt nhân nhạy cảm, đổi lại, phương Tây sẽ nới lỏng một phần lệnh cấm vận đối với Iran./.
Trần Nga Theo Reuters
Theo_VOV
Tên lửa đạn đạo Sarmat đầu tiên của Nga sắp hoàn thành Sau một thời gian dài trì hoãn, cuối cùng Nga đã có lộ trình cụ thể cho việc hoàn tất nguyên mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat đầu tiên. Sau một thời gian dài trì hoãn, cuối cùng Nga đã có lộ trình cụ thể cho việc hoàn tất nguyên mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat đầu...