Euro 2016: Dân mất ngủ lo trộm cắp hoành hành
Euro 2016 đã chính thức khai mạc vào rạng sáng 11/6 (theo giờ Việt Nam) cùng với những hân hoan của người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới. Song, đối với người Việt, ngoài việc hòa vào những trận cầu kinh điển thì đây còn là mùa phải thấp thỏm nỗi lo trộm cắp hoành hành.
Các tụ điểm xem bóng đá thường diễn ra các hoạt động cá độ quy mô
Tệ nạn cá độ gia tăng
Vào khoảng thời gian diễn ra sự kiện bóng đá lớn nhất châu Âu này, cá độ bóng đá là một hình thức cờ bạc phổ biến ở Việt Nam. Kể cả trên internet, một quán cà phê hay bất kỳ một nơi nào, cá độ đều có thể diễn ra. Từ số tiền nhỏ đến số tiền lớn, nhiều đối tượng may mắn thắng cược, tuy nhiên cũng không ít người không may trắng tay sau những trận cầu nghẹt thở. Từ thua độ, các tệ nạn như trộm cắp, cướp giật có cơ hội hoành hành mạnh mẽ gây tâm lý hoang mang cho người dân. Theo ông Trịnh Văn Cách (đội trưởng đội cảnh sát hình sự, công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam): “Tình hình cá độ bóng đá những năm trước đây chưa có dấu hiệu giảm, nhất là khi có những giải đấu lớn, rất khó kiểm soát bởi các đối tượng hoạt động tinh vi, có hệ thống nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan cảnh sát. Điều này gây ra không ít khó khăn”.
Ông Cách cũng cho biết thêm, hầu hết các đối tượng bị bắt về tội danh trộm cắp trong khoảng thời gian Euro diễn ra là do thua cá độ dẫn đến thiếu nợ tiền và nảy sinh ý định trộm cắp tài sản để tiếp tục cuộc chơi tại những tụ điểm cá độ quy mô.
Dân lo trộm hỏi thăm nhà mình
Tâm lý hoang mang này của hầu hết người dân mỗi mùa Euro về cũng là điều dễ hiểu vì thời gian này, trộm cắp xảy ra nhiều hơn, các đối tượng liều lĩnh và tinh vi hơn rất nhiều. Tranh thủ lúc người dân mất cảnh giác, các đối tượng sẽ nhanh chóng thực hiện hành vi trộm cắp và ngay lập tức mang đồ lấy được đi tiêu thụ nhằm có tiền cá độ.
Anh Minh Ngọc (ngụ phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết: “Mùa Euro lần trước, gia đình anh đã bị kẻ trộm lấy cắp mất 1 chiếc xe Air Blade, nhà hàng xóm thì mất 1 laptop. Năm nay, để phòng trộm cắp, gia đình đã tu sửa lại hệ thống hàng rào và lắp camera chống trộm”.
Video đang HOT
Anh Minh Ngọc đã lắp đặt camera chống trộm và tu sửa hàng rào nhà để chống trộm “ghé” nhà
Cùng chung tâm lý lo sợ mất tài sản, chị Hoa Thị Trúc (ngụ phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cho biết: “Tình hình trộm cắp trước đây đã diễn ra phức tạp rồi, giờ còn đang mùa cá độ bóng đá, tôi sợ chúng túng quẫn rồi làm liều”.
Nhiều sinh viên đã thẳng thắn thừa nhận rằng tình trạng cá độ bóng đá mùa Euro diễn ra phổ biến. Không chỉ có các đối tượng ngoài xã hội mà một bộ phận sinh viên cũng sa vào tệ nạn này.Mỹ Duyên, sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân vănchia sẻ: “Sáng nay, chị chủ nhà trọ có lên phòng nhắc nhở tụi mình nên tự bảo quản tài sản, tư trang cá nhân vì mùa Euro đã đến, mất cắp xảy ra nhiều”.Sinh viên cũng lo sốt vó
Đây không phải sự lo lắng thừa thãi. Những năm gần đây, đặc biệt khi có các giải đấu lớn diễn ra, nạn cá độ tại khu vực làng Đại học (phường Linh Trung, Thủ Đức) diễn ra vô cùng sôi nổi, và sinh viên cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Các quán cà phê quanh khu vực làng Đại học đã sẵn sàng cho Euro 2016
Chú Luận, bảo vệ Kí túc xá khu A, Đại học Quốc gia TP.HCM, chia sẻ nỗi lo với các bạn sinh viên: “Tại KTX chỉ khu cà phê A6 được phép phát trực tiếp bóng đá xuyên đêm; tuy nhiên, ban quản lý vẫn tăng cường giám sát, quản lý tránh để tình trạng cá độ diễn ra”.
Euro là mùa để con người hòa mình vào bóng đá, nơi những bàn thắng là kết quả của những nỗ lực từ các cầu thủ, nhưng lại khiến nhiều người dựa vào đó để cá độ ăn thua. Cũng bởi vậy mà mùa Euro về, thay vì hết mình cuồng nhiệt với trái bóng tròn, tình yêu với môn túc cầu đã bị giảm đi nhiều phần vì nỗi lo mất tài sản gia tăng. Đến yêu thể thao cũng chẳng được trọn vẹn.
Theo Sông Mơi
Giải cứu cô gái bị "bán" vào quán cà phê ôm
T. bị lừa làm việc tại một quán cà phê ôm. Thời gian làm việc của các cô gái từ 8 giờ và kết thúc khoảng 2 giờ sáng hôm sau. Có khi khách nhiều thì em phải làm việc đến tận hơn 3 giờ.
Tiếp xúc với chúng tôi, em T.H.T. (19 tuổi, ngụ Đồng Tháp) ngậm ngùi kể lại: Cách đây hơn một tháng, em đón xe khách từ Đồng Tháp đến quận 12, TP Hồ Chí Minh để tìm kiếm việc làm.
Tại đây, em thấy tờ giấy dán trên cột điện bên đường có in thông tin về một công ty môi giới việc làm nên gọi điện thoại. Người nghe đầu dây bên kia xác nhận tên Tuấn. Công ty của Tuấn đang hoạt động ở khu vực Sóng Thần (Bình Dương).
Sau đó, Tuấn hướng dẫn em bắt xe ôm đến để công ty sắp xếp việc làm phù hợp với thu nhập cao. Em thuê xe ôm tới nơi thì trời đã nhá nhem tối. Tuấn cho em ngủ nhờ ở một căn phòng không treo bảng hiệu mà người đàn ông này giới thiệu là công ty.
Đến sáng hôm sau, Tuấn chở em đến làm việc tại quán cà phê "đàng hoàng" ở phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương. Sau khi lấy tiền môi giới 1,5 triệu đồng, Tuấn nhanh chóng ra xe máy chạy về. Lúc này, em muốn bỏ chạy nhưng không kịp.
Người đàn ông tên D., chủ quán cà phê gằn giọng, đây là quán cà phê ôm nên mày phải cho khách ôm ấp, sờ soạng cơ thể... và không được bước ra khỏi quán. D. còn đe dọa: "Chúng bay sống hay chết cũng phải ở đây (?)".
Em T. khi được giải cứu.
Trong quá trình tiếp khách, em đã gặp được một người khách tốt bụng tên H. nên kể lại tất cả sự việc cho anh ấy. Anh H. hứa hẹn sẽ về nhà lấy tiền đến để bảo lãnh cho em ra ngoài.
Đúng hẹn, ngày 18-5, H. đem theo 2 triệu đồng đến quán đưa cho em. Lúc này, em nói D. cho mình được trả lại tiền chuộc để rời khỏi quán. Thế nhưng, D. không cho mà còn đòi đánh H. khiến anh ấy hoảng sợ bỏ chạy thoát thân. Sau đó, D. kêu em vào trong nhà hỏi chuyện. Em vừa ngồi xuống thì bị D. đá chân vào đầu dằn mặt.
Tiếp đó, D. lại nhấn mạnh câu nói cũ: "Bây giờ mày sống cũng ở đây và chết cũng ở đây". Nghe đến những từ này, em tiếp tục hoảng loạn tinh thần nên đã nhờ anh H. gọi điện cầu cứu các "hiệp sỹ" thuộc Đội PCTP phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Từ tin báo của anh H., anh Nguyễn Thanh Hải, Đội PCTP phường Phú Hòa cùng đồng đội phải mất nhiều ngày đêm lần tìm địa điểm mà T. đang làm việc. Đến sáng 19-5, Công an phường Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An) đã mời vợ chồng D. về trụ sở làm việc nhưng họ rất ngoan cố. Đến khi các trinh sát thuộc Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Dĩ An có mặt phối hợp cùng Công an phường Tân Đông Hiệp làm việc thì vợ chồng D. mới chịu chấp hành.
T. cho biết thêm, thời gian làm việc của em ở đó rất kinh khủng. Buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc khoảng 2 giờ sáng hôm sau. Có khi khách nhiều thì em phải làm việc đến tận hơn 3 giờ. Em cùng các nhân viên khác rất mệt mỏi mà không dám hé môi.
Hàng ngày, em phải ngồi chơi với khách trên cùng một chiếc võng và để họ sờ soạng khắp cơ thể khiến mình tủi nhục. Thời gian cho mỗi ca tiếp khách khoảng 25 phút với giá tiền 120.000đ vào ban ngày, 140.000đ cho thời gian 30 phút ban đêm. Nếu không "chiều" khách thì em sẽ bị đánh.
Có lần, khách đòi "chuyện ấy" và kích dục nhưng em không chịu nên bị D. đánh đập. Mỗi ngày, em phải tiếp từ 10 đến 15 khách. Riêng ngày chủ nhật có thể tới 20 khách.
Sau khi được giải cứu đưa về Công an phường thì vợ chồng D. mới đưa cho em 500.000đ. Họ nói, em đã ứng trước 2 triệu đồng rồi nên tiền công còn lại chỉ có bấy nhiêu. Thực sự em chưa được nhận của họ một đồng bạc nào. Giờ em chỉ cần thoát được khỏi quán, em không quan tâm đến chuyện tiền bạc.
Thiếu tá Trần Minh Nhựt, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Dĩ An cho biết: Qua làm việc với chủ quán, D. cũng thừa nhận có đánh (?). Cơ quan Công an đã lấy lời khai những người có liên quan để làm rõ các dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật.
Đ.Mừng-T.Hùng
Nguồn: Công an Nhân dân
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Khởi tố đối tượng sản xuất rượu giả từ phẩm màu Ngày 27/5/2016, Cơ quan điều tra - Công an thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Hoài (26 tuổi, quê Nghệ An) để điều tra về hành vi sản xuất rượu giả. Dụng cụ pha chế rượu giả và những chai rượu ngoại giả ra lò, cùng nghi can bị khởi tố để...