EU và Ukraine ký thỏa thuận thiết lập không phận chung
Ngày 12/10, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine đã ký hiệp ước bầu trời mở, theo đó sẽ thiết lập không phận chung.
Máy bay chở hàng tạ i sân bay Boryspil ở Kiev. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cụ thể, Văn phòng báo chí Phủ Tổng thống Ukraine thông báo hiệp ước trên được ký kết tại cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 23 giữa Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo EU ở Kiev. Hiệp ước sẽ cho phép các hãng hàng không thuộc các nước EU mở bất kỳ đường bay nào mà họ muốn tới Ukraine. Đồng thời, các hãng hàng không Ukraine cũng được hoạt động không hạn chế trong bầu trời EU.
Hiệp ước cung góp phần cải thiện tình trạng an toàn hàng không, vận tải hàng không và bảo vệ môi trường. Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenski, thỏa thuận này sẽ mang lợi cho nền kinh tế, đồng thời “sẽ làm thay đổi địa lý du lịch và không gian tinh thần của người Ukraine”.
Để có hiệu lực thực thi, hiệp ước bầu trời mở phải được Ukraine và từng quốc gia thành viên EU phê chuẩn.
Video đang HOT
EU cũng đã có thỏa thuận tương tự với Mỹ, các nước vùng Balkan, Maroc, Gruzia và Israel.
Mỹ và Bỉ hỗ trợ hàng triệu liều vaccine cho nhiều nước
Ngày 3/8, Nhà Trắng cho biết Mỹ đã tài trợ và vận chuyển hơn 110 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 tới trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch này trên toàn cầu.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, động thái trên diễn ra 2 tháng sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch chia sẻ vaccine trên toàn cầu trong bối cảnh áp lực từ cộng đồng y tế công cộng và một số nhà lập pháp ở Mỹ về việc tặng vaccine có sẵn.
Nhà Trắng cho biết phần lớn trong số 110 triệu liều nói trên được chia sẻ thông qua COVAX. Các quốc gia nhận được số lượng vaccine lớn nhất bao gồm Indonesia (8 triệu liều), Philippines (hơn 6,2 triệu liều), Colombia (6 triệu liều), Nam Phi (hơn 5,6 triệu liều), Pakistan (5,5 triệu liều), Bangladesh (5,5 triệu liều) và Việt Nam (5 triệu liều). Phần còn lại của vaccine được chia sẻ trực tiếp với các đối tác khu vực do chính quyền lựa chọn, chẳng hạn như Mexico và Canada.
Nhà Trắng cho rằng 110 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 như một khoản "trả trước" cho cam kết lớn hơn của Tổng thống Biden trong việc chia sẻ vaccine với các quốc gia có nhu cầu. Vào tháng 6, Tổng thống Biden đã cam kết tài trợ 500 triệu liều vaccine của hãng Pfizer cho 92 quốc gia có thu nhập thấp hơn, trong đó 200 triệu liều sẽ được cung cấp trong năm nay, trong khi 300 triệu liều còn lại sẽ được phân phối trong nửa đầu năm 2022.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ dành sự quan tâm đối với cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19, quốc gia này đang phải đối mặt với các ca nhiễm tăng trở lại. Chính quyền Tổng thống Biden đang cố gắng thuyết phục người dân Mỹ tăng cường tiêm phòng, với lý do biến thể Delta dễ lây lan hơn.
* Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Brussels, từ nay đến cuối năm, Bỉ sẽ tài trợ 4 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hậu thuẫn. Số vaccine này sẽ chủ yếu dành cho các nước Tây Balkan, các nước lân cận ở Đông Âu, Nam Âu và châu Phi.
Mười bốn quốc gia đối tác hợp tác phát triển của Bỉ cũng là một phần trong các ưu tiên được nhận vaccine. Đây là số vaccine được lấy từ nguồn dự trữ mà Bỉ mua từ các công ty dược phẩm và sẽ được gửi trực tiếp đến các nước thứ ba, chủ yếu thông qua cơ chế COVAX. Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng dịch bệnh, Bỉ đã hỗ trợ cơ chế COVAX 4 triệu euro và hiện nay là tài trợ vaccine.
Dự kiến, trong thời gian đầu, 168.000 liều sẽ được chuyển đến Ukraine, sau đó là 225.000 liều tới Kosovo, Armenia và Gruzia. Theo Cơ quan ngoại giao liên bang Bỉ, hoạt động này sẽ bắt đầu trong những ngày tới.
Chiến dịch tiêm chủng ở Bỉ đang tiến triển tốt. Bỉ là quốc gia có ngành công nghệ sinh học và dược phẩm lớn, đã tạo thành một hệ sinh thái quan trọng cho chuỗi dược phẩm sinh học, cho phép phát triển vaccine chống lại COVID-19.
Bỉ đã đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển cho lĩnh vực dược phẩm sinh học và cũng đóng vai trò chiến lược trong việc sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19. Do đó, Bỉ muốn hỗ trợ và khuyến khích việc phân phối và sản xuất vaccine giữa các đối tác.
Đến cuối tháng 7 vừa qua, 4 nhà sản xuất vaccine được Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt, gồm Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Janssen, đã cung cấp cho Bỉ 14 triệu liều trong tổng số 20 triệu liều mà quốc gia này đặt hàng. Ngoài ra, Bỉ cũng mua bổ sung 10 triệu liều từ Pfizer.
Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) là tài trợ ít nhất 100 triệu liều vaccine vào cuối năm nay cũng như giúp tăng cường năng lực sản xuất địa phương. Tổng cộng, COVAX có kế hoạch cung cấp 2 tỷ liều vào cuối năm 2022, trong đó 1,8 tỷ liều cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. EU là nhà đóng góp nhiều thứ hai cho cơ chế này với 2,4 tỷ euro. Kể từ khi việc cung cấp vaccine bắt đầu vào tháng 2 năm nay, mới chỉ có 179 triệu liều đã được chuyển đến 138 quốc gia, 66% trong số đó thông qua cơ chế COVAX.
Moskva không loại trừ khả năng tạm ngừng hoạt động cơ quan ngoại giao Nga, Mỹ Theo đài Sputnik, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã tuyên bố Điện Kremlin không loại trừ khả năng tạm ngừng hoạt động của các cơ quan ngoại giao Mỹ và Nga. Tuy nhiên, Nga muốn trách kịch bản này. Ảnh: themoscowtimes Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh chuyến thăm Nga của bà Victoria Nuland, Thứ trưởng Ngoại giao...