EU và Ukraine chia rẽ về cấm vận dược phẩm liên quan đến Nga
Kiev muốn trừng phạt một số nhà sản xuất dược phẩm châu Âu vẫn đang hoạt động tại Nga. Nhưng EU lo ngại rằng Ukraine đang “vũ khí hóa” các loại thuốc thiết yếu.
Miễn trừng phạt dược phẩm là một thông lệ quốc tế. Ảnh: AFP
Theo trang tin Politico.eu mới đây, việc Ukraine đe dọa trừng phạt các công ty dược phẩm châu Âu vẫn đang hoạt động tại Nga đang gây chia rẽ giữa các bên liên quan.
Các biện pháp trừng phạt trên diện rộng của EU đối với Moskva đã cắt giảm đáng kể hoạt động nhập khẩu mọi thứ của Nga, từ ô tô Đức đến các thương hiệu thời trang của Pháp. Một ngoại lệ là dược phẩm, được EU miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt vì lý do nhân đạo.
Điều này đã dẫn đến sự phản ứng của Chính phủ Ukraine và Kiev đã chuyển sang trừng phạt các công ty dược phẩm châu Âu.
Nhưng EU lo ngại rằng Ukraine đang “vũ khí hóa” các loại thuốc rất cần thiết và sẽ làm tổn hại đến lợi ích kinh doanh của châu Âu trong quá trình này.
Vào cuối tháng 5/2022, Ukraine đã thay đổi luật để loại bỏ khỏi thị trường bất kỳ loại thuốc nào được sản xuất bởi các công ty có quan hệ với Nga. Đến tháng 10, họ đã thực hiện bước đầu tiên trong việc loại bỏ một công ty châu Âu khỏi thị trường của mình, bất chấp sự phản đối từ Brussels.
Tổng cộng, 19 công ty – chủ yếu đến từ EU – nằm trong “tầm ngắm” của Chính phủ Ukraine, với tổng khối lượng kinh doanh là 1,7 tỷ euro, theo đánh giá nội bộ của Ủy ban châu Âu.
Đại diện cấp cao về thương mại EU Valdis Dombrovskis đã nêu quan ngại vấn đề này với Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal trong chuyến đi gần đây tới Kiev.
Video đang HOT
Khi được hỏi về việc điều chỉnh luật liên quan đến lĩnh vực dược phẩm tại một hội nghị ở Paris, ông Shmyhal nói: “Chính phủ Ukraine đã thông qua quyết định này, quy định cho các công ty sản xuất thuốc bán loại thuốc nào trên thị trường Ukraine. Chúng tôi cho phép tất cả các công ty châu Âu bán ở Ukraine tất cả các loại thuốc được sản xuất ở tất cả các nước châu Âu, trên toàn thế giới, ngoại trừ Nga”.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Ukraine Taras Kachka đã hạ thấp sự bất đồng, gọi đó là “sự kích thích thương mại”. Ông Kachka nói: “Chưa có gì được hoàn thiện và chưa có loại thuốc nào bị loại bỏ khỏi thị trường”.
Theo ông Kachka, 70% dược phẩm nhập khẩu của Ukraine đến từ EU và chính phủ nước này không muốn điều đó gây rủi ro, thay vào đó, họ muốn hợp tác với các công ty dược phẩm để tìm ra giải pháp.
Nhưng ông Kachka lưu ý: “Có một cuộc tranh luận lớn về vấn đề đạo đức [đối với các công ty dược phẩm] khi rút khỏi Nga, bởi vì đó là vấn đề sống còn. Đối với chúng tôi, đó cũng là vấn đề sinh tử. Và chúng tôi ủng hộ lệnh cấm vận đầy đủ nhất có thể đối với các sản phẩm của Nga và hoạt động kinh tế ở Nga”.
Việc miễn trừ các biện pháp trừng phạt đối với dược phẩm là một thông lệ phổ biến. Các biện pháp trừng phạt Iran cũng có giới hạn đối với thuốc men và dược phẩm không được đưa vào lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iraq trong những năm 1990.
“Theo quy định, các hoạt động nông nghiệp và dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt nhằm tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo”, Maria Shagina, một chuyên gia về trừng phạt tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nói.
Tuy nhiên, đó là quan điểm không có sức thuyết phục với chính quyền Ukraine. Thứ trưởng Bộ Y tế Ukraine Oleksandr Komarida cho biết: “Không thể chấp nhận được việc tiếp tục mua thuốc, từ đó hỗ trợ cho quốc gia gây ra xung đột, quốc gia đã chi những khoản tiền này cho tên lửa và máy bay không người lái cảm tử”.
Cho đến nay, luật mới của Ukraine chỉ được áp dụng cho doanh nghiệp dược phẩm Gedeon Richter có trụ sở tại Budapest (Hungary). Một ủy ban được thành lập để quyết định đình chỉ công ty nào khỏi thị trường Ukraina đã bỏ phiếu cấm công ty Hungary trên sản xuất mọi thứ từ thuốc trợ tim đến thuốc chống rối loạn tâm thần. Tổng cộng, 35 loại thuốc đang bị đe dọa rút khỏi thị trường Ukraine, mặc dù lệnh chính thức làm như vậy đang bị hoãn lại.
Theo báo cáo thu nhập gần đây nhất của Gedeon Richter, Nga là thị trường lớn thứ hai của công ty và họ đã thu được 232 triệu euro từ việc bán thuốc trong 9 tháng đầu năm 2022.
Nhận xét về việc đình chỉ, đại diện của Gedeon Richter mô tả biện pháp này là “không thể hiểu nổi” và nói rằng “nó gây nguy hiểm nghiêm trọng đến việc cung cấp thuốc an toàn cho người dân Ukraine”. Công ty này cho biết họ vẫn bán sản phẩm của mình nhưng điều đói có thể thay đổi nếu chính phủ Ukraine áp dụng lệnh cấm.
Hai công ty khác đang được xem xét kỹ lưỡng: Krka của Slovenia và Berlin Chemie, một công ty con của Tập đoàn Menarini của Italy, cả hai sản xuất gần 300 sản phẩm y tế.
EVFTA mang lại cơ hội thương mại nông nghiệp, thực phẩm Việt Nam - EU
Coi Liên minh châu Âu (EU) là đối tác quan trọng hàng đầu, truyền thống và tiềm năng cho nông sản Việt Nam, nhất là khi Hiệp định thế hệ mới EVFTA có hiệu lực, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với EU để tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo thông lệ quốc tế, không tạo ra các rào cản thương mại mới mà không đủ cơ sở khoa học, nhằm thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản, vì lợi ích của người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng của 2 bên.
Ông Janusz Wojciechowski - Cao ủy Liên minh châu Âu (EU): EU muốn tăng cường thương mại nông sản với Việt Nam.
Nhân chuyến thăm của ngài Janusz Wojciechowski - Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách nông nghiệp, cùng với phái đoàn các đại diện kinh doanh của 50 tổ chức nông nghiệp - thực phẩm của EU, Bộ NN&PTNT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã tổ chức "Hội thảo kinh doanh Nông sản Việt Nam - EU". Sự kiện kết hợp với nhiều hoạt động kết nối kinh doanh giữa các chuyên gia kinh doanh và đại diện của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm của châu Âu và Việt Nam hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội thương mại nông nghiệp, thực phẩm Việt Nam - EU.
Hiệp định tự do hóa thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020 là khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư rất quan trọng mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn. Cụ thể, trải qua gần 2 năm thực thi, trong đó có đến hơn 1 năm Việt Nam, EU và cả thế giới phải hứng chịu những tác động rất lớn đến từ đại dịch COVID-19, EVFTA đã cho thấy vai trò to lớn trong việc hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, với GDP ở mức dương 2,58%.
Ông Janusz Wojciechowski - Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách nông nghiệp đánh giá, trong năm 2020 - 2021, thương mại trong lĩnh vực thực phẩm đã vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19 và đạt tăng trưởng 9%, tương đương 3,5 tỷ euro. Những con số này thực tế còn cao hơn nếu tính cả các sản phẩm thủy sản và lâm sản, hai mặt hàng thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam.
Cũng do lợi ích của EVFTA, giờ đây người tiêu dùng châu Âu có cơ hội tiếp cận rộng rãi hơn tới các sản phẩm trà và cà phê Việt Nam, cùng hàng loạt các mặt hàng đa dạng khác như hạt, gia vị và hoa quả nhiệt đới. Các mặt hàng chính yếu của Việt Nam như gạo, nấm, các sản phẩm đường cũng được hưởng lợi từ việc tiếp cận quan trọng tới thị trường EU thông qua Hạn ngạch nhập khẩu với mức thuế ưu đãi theo quy định của EVFTA, giúp các mặt hàng này được nhập khẩu vào EU với thuế suất là 0.
Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều mặt hàng thực phẩm của châu Âu có tính an toàn và chất lượng cao. Các mặt hàng thực phẩm châu Âu có một di sản vững chắc về các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe. EU kiểm tra nghiêm ngặt mọi bước, từ việc sử dụng thuốc trừ sâu đến khâu đóng gói, để người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm của chúng tôi với sự đảm bảo chất lượng đầy đủ nhất.
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, các mặt hàng trao đổi giữa hai bên có tính bổ trợ, không cạnh tranh. Kim ngạch thương mại nông lâm thủy sản 2 chiều Việt Nam - EU tăng từ 4,3 tỷ USD năm 2015 lên 4,5 tỷ năm 2020, 5,2 tỷ USD năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022 đạt 2,66 tỷ USD tăng 26% so với năm 2022. EU là thị trường quan trọng của Việt Nam đối với các mặt hàng như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ. Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu vật tư, thiết bị nông nghiệp, các sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Hai bên còn rất nhiều dư địa để thúc đẩy thương mại hàng nông sản. Bên cạnh các mặt hàng nêu trên, cần xem xét thúc đẩy thương mại đối với các mặt hàng như gạo của Việt Nam, rau quả của cả Việt Nam và EU, các sản phẩm chế biến, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý...
Chia sẻ về lợi thế sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu nông sản. Việt Nam thuộc nhóm 15 nước xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới. Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD và dự báo đạt trên 55 tỷ USD vào năm 2022.
Lợi thế so sánh trong sản xuất nông sản cùng với môi trường vĩ mô ổn định và an toàn, thị trường trong nước quy mô lớn với gần 100 triệu dân, là cửa ngõ cho khu vực Đông Nam Á với 650 triệu dân, Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn và có tiếng trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới, trong đó có các doanh nghiệp EU như Bayer (Đức); De Heus, Nutreco (Hà Lan); Nestlé (Thụy Sỹ); Ceva, Virbac (Pháp).
Tính đến cuối năm 2020, tổng số dự án FDI luỹ kế còn hiệu lực trong ngành nông nghiệp (bao gồm cả sản xuất nông nghiệp trực tiếp và các ngành công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp) là 1961 dự án, với vốn đăng ký đạt 17,2 tỷ USD. Có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có đầu tư vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, vốn FDI từ EU vào nông nghiệp Việt Nam vẫn khá khiêm tốn, với 44 dự án và tổng vốn đăng ký trên 200 triệu USD, chỉ chiếm 9,6% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam và dưới 1% so với tổng FDI của EU vào Việt Nam.
Trong bối cảnh thách thức do biến đổi khí hậu và nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu, ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ theo định hướng tăng trưởng xanh, phát triển mô hình tăng trưởng tích hợp đa giá trị theo hướng công nghệ cao, đa dạng, bền vững, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng toàn cầu. Nông nghiệp Việt Nam đang xây dựng hình ảnh minh bạch - trách nhiệm - bền vững với người tiêu dùng toàn cầu.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công khẳng định, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam và EU còn nhiều dư địa để phát triển. Hiện EU là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 3 với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/năm, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhưng chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của EU trong năm 2021.
"Với tỷ trọng như vậy cho thấy giá trị và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU vẫn ở mức thấp so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, cũng như nhu cầu nhập khẩu của EU. Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng hơn nữa các lợi thế từ mặt hàng nông sản nhiệt đới và EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU nói riêng và châu Âu nói chung" - ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
Ở chiều ngược lại, EU nổi tiếng là khu vực có nền nông nghiệp phát triển hiện đại và bên vững, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến. Vì vậy, các chuyên gia nhận định, việc thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào các dự án về nông nghiệp tại Việt Nam rất cần được thực hiện.
Theo đó, ông Phạm Tấn Công đề nghị các nhà đầu tư EU quan tâm đến một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất gồm 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam là: Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, gắn với trục đường cao tốc phía Đông của Việt Nam, xuất phát từ Thủ đô Hà Nội tới cửa khẩu với Trung Quốc, dài gần 300km. Đây là 4 địa phương có chính quyền năng động, có môi trường đầu tư rất lý tưởng với hệ thống đường cao tốc tốt nhất hiện nay, 3 sân bay quốc tế, hệ thống cảng biển nước sâu, các khu công nghiệp và nguồn nhân lực dồi dào hơn 7 triệu dân. Khu vực này toàn toàn phù hợp để đầu tư các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới chất lượng cao để chuyển về châu Âu cũng như xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực và thế giới.
Doanh nghiệp dược phẩm bán Tottri, Hoạt huyết dưỡng não, Boganic kinh doanh hiệu quả, bán thuốc 2 đồng, thu về 1 đồng tiền lãi Những năm qua, biên lãi gộp Traphaco cũng thường duy trì mức khá cao, khoảng 50%. Như vậy, không quá khi nói rằng: "Traphaco bán thuốc 2 đồng, thu về 1 đồng tiền lãi", tất nhiên, kết quả này chưa bao gồm các chi phí phát sinh như bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, thuế... Nhắc đến các doanh...