EU và Nhật Bản tiến hành diễn tập chung chống cướp biển
Theo THX, Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/10 cho biết Lực lượng hải quân EU (EU NAVFOR) tham gia chiến dịch Atalanta ở Somalia và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã tiến hành một cuộc diễn tập chống cướp biển chung ở Vịnh Aden.
EU NAVFOR và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tập trận chung. (Nguồn: eunavfor.eu)
Trong một tuyên bố, Cơ quan hành động đối ngoại EU nêu rõ cuộc diễn tập chung đầu tiên giữa EU NAVFOR và SDF trong các hoạt động chống cướp biển này bắt đầu vào sáng cùng ngày và do tàu khu trục hải quân Italy ANDREA DORIA và tàu khu trục Takanami của Nhật Bản đứng đầu.
Mục đích nhằm nâng cao khả năng phối hợp tác chiến và hiểu biết lẫn nhau giữa các hải quân 2 bên, thông qua nhiều hành động khác nhau liên quan đến liên lạc, tập dượt chiến thuật, các nhiệm vụ bay và đội đổ bộ.
Cuộc diễn tập chung này được xúc tiến sau một một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo của EU và Nhật Bản trong hội nghị thượng đỉnh song phương hồi tháng 5 vừa qua ở Brussels./.
Theo Vietnam
Chân dung cướp biển và chợ đen tiêu thụ chiến lợi phẩm
Một băng cướp biển chuyên thực hiện các vụ cướp ở eo biển Malacca vừa bị bắt thực tế là một băng đảng tội phạm được cầm đầu bởi ông trùm đang ngồi tù.
Ông trùm đang ngồi tù cầm đầu
Một trong những lần gần đây nhất lực lượng an ninh Đông Nam Á bắt giữ được cướp biển khu vực là hồi tháng 9-2011. Khi đó cảnh sát ở Aceh (Indonesia) cho biết đã tóm được bốn tên cướp biển tấn công tàu Singapore KM Galant hồi đầu tháng 9 khi tàu di chuyển ngoài khơi Aceh.
Video đang HOT
Sau khi tấn công tàu, bọn cướp biển bắt cóc máy trưởng Yayan Jauhari rồi trốn về nơi trú ẩn ở quận Bener Meriah, sau đó liên hệ nhà chức trách đòi tiền chuộc 77.000 USD.
Một nhóm cướp biển Indonesia bị bắt năm 2011 - Ảnh: AP
Chúng là thành viên một băng đảng tội phạm có tổ chức, chuyên thực hiện các vụ cướp ở eo biển Malacca. Kẻ cầm đầu là một ông trùm đang ngồi tù tại nhà ngục Tanjung Gusta ở bắc Sumantra.
Đến ngày 22-9, cảnh sát Indonesia đã bắt sống toàn bộ nhóm này. Khi đó nhà chức trách Indonesia cho biết cả bốn tên đều là người bản xứ ở Đông Aceh.
Chúng là thành viên một băng đảng tội phạm có tổ chức, chuyên thực hiện các vụ cướp ở eo biển Malacca. Kẻ cầm đầu là một ông trùm đang ngồi tù tại nhà ngục Tanjung Gusta ở bắc Sumantra.
Theo Cục Hàng hải quốc tế (IMB) và Tổ chức chống cướp biển châu Á (ReCAAP), sau khi áp sát tàu nhiều giờ, chúng dùng vũ khí khống chế lái tàu và các thủy thủ. Đồng thời nhanh chóng phá hủy các thiết bị trên tàu, trong đó có hệ thống định vị và phương tiện thông tin liên lạc của tàu.
Với mỗi vụ tấn công, ông trùm này nhận 30% giá trị hàng hóa bán được. Các tên cướp biển chia 60% và 10% còn lại được hiến tặng cho các trại trẻ mồ côi trong vùng. Nhưng đó chỉ là một trong số rất nhiều băng đảng đang kiếm chác lớn trên eo biển Malacca và eo biển Singapore.
Trong năm 2013 và 2014, lực lượng an ninh các nước Đông Nam Á hầu như không bắt được tên cướp biển nào. Tuy nhiên các chuyên gia quốc tế đã xác định được mô hình tổ chức tội phạm của bọn chúng.
Cướp biển ở Đông Nam Á tấn công tàu, cướp bóc rồi tẩu thoát - Ảnh: wordpress.com
Thông tin tình báo
Theo các chuyên gia IMB và ReCAAP, cướp biển ở Malacca và eo biển Singapore là loại tội phạm có tổ chức cao.
Chúng tấn công tại các khu vực tàu bè đi qua đông đúc nhất, chỉ nhắm lấy những loại hàng hóa đặc thù như nhiên liệu lỏng thay vì đánh cướp lung tung.
Điều đó có nghĩa chúng phải có thông tin tình báo về các con tàu và phải tìm khách mua hàng từ trước, thường là khách hàng quốc tế có sẵn nhiều tiền mặt.
Chúng cũng phải đầu tư lớn như mua tàu chở dầu riêng để chở hàng hóa đánh cướp được. "Rõ ràng đây là bọn tội phạm có tổ chức và có mối quan hệ làm ăn quốc tế - CBC dẫn lời Michael McNicholas thuộc Hãng an ninh hàng hải Phoenix Group - Chúng chuyển dầu lên bờ và tìm các nhà máy lọc dầu sẵn sàng làm ăn phi pháp".
Chuyên gia Gerry Northwood thuộc Hãng an ninh GoAGT cho biết cướp biển Đông Nam Á đã học hỏi kinh nghiệm hoạt động của hải tặc Nigeria.
Trong những năm gần đây, cướp biển Nigeria liên tục tấn công các tàu chở nhiên liệu tại Tây Phi và ăn cướp dầu. Ông mô tả các vụ tấn công này có tính tổ chức rất cao. Và giờ cướp biển Đông Nam Á cũng đang hành động tương tự.
Trong một số vụ cướp, hải tặc Đông Nam Á lấy được số hàng trị giá lên đến hàng triệu USD. Giới phân tích khẳng định các nhóm cướp biển khu vực phải nhận được thông tin tình báo và tiền tài trợ từ các băng đảng tội phạm ở Singapore và Indonesia thì mới có thể thực hiện những vụ tấn công tầm cỡ như thế.
"Chúng thực hiện nhiều cuộc giao dịch để dễ dàng kiếm được khách hàng từ trước khi có hàng - CNBC dẫn lời chuyên gia Derek Baldwin thuộc Tổ chức IBIS Risk Management Services đánh giá - Nếu tôi biết bạn mua dầu và đã làm ăn với nhau từ trước, tôi sẽ gọi điện cho bạn và nói: Anh có cần mua dầu không, khoảng 10.000 gallon (37.850 lít). Tôi lấy không được nên sẽ bán với giá rất hời".
Thị trường chợ đen
Vô số tàu di chuyển trên eo biển Singapore - Ảnh: Getty Images
Giá nhiên liệu lỏng đang ở mức cao nên trở thành món hàng béo bở đối với bọn tội phạm có tổ chức. Ước tính 1 tấn dầu chạy tàu thủy có giá lên đến 900 USD trên thị trường.
IMB cho biết tất nhiên bọn cướp biển sẽ không thể bán được nhiên liệu với giá thị trường, bởi cách chúng thu hút người mua là bán hàng với mức giá rẻ hơn hẳn so với thị trường.
Nhưng kể cả bán dầu với giá rẻ bọn cướp biển vẫn kiếm lợi cực lớn bởi "chi phí đầu tư" chúng bỏ ra để cướp dầu trên biển là không đáng kể so với những gì thu lại được. CNBC dẫn lời chuyên gia Pottengal Mukundan của IMB cho biết đây là loại hàng hóa rất khó lần theo dấu vết dù nhà chức trách có nỗ lực đến đâu đi chăng nữa.
Nhà phân tích James Bridger của hãng tư vấn an ninh hàng hải Delex Systems tiết lộ sau khi tấn công tàu, bọn cướp biển vận chuyển dầu vào bờ và bán ra thị trường chợ đen khu vực ở rất nhiều nước.
IMB và ReCAAP khẳng định Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều là những thị trường tiêu thụ dầu bị đánh cướp trên eo biển Malacca và eo biển Singapore. Giá dầu rất cao ở Singapore đã tạo ra một thị trường chợ đen nhiên liệu cực lớn tại đây.
Các chuyên gia IMB và ReCAAP cho biết để che đậy dấu vết dầu bị đánh cướp trên thị trường, bọn cướp biển thường đưa dầu qua nhiều nhà phân phối trung gian.
Chúng còn dùng thủ đoạn pha trộn dầu cướp được với các sản phẩm dầu khác. IMB cho biết lượng dầu bị pha trộn ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường các nước khu vực. Loại dầu pha trộn này có thể gây ra những vấn đề kinh tế nghiêm trọng, vì có thể hủy hoại động cơ các loại máy móc, tàu thủy...
Theo Tuổi Trẻ
Vì sao eo biển Malacca thành 'thánh địa' cướp biển Có lẽ đấng sáng tạo đã mắc một sai lầm nhỏ ở eo biển Malacca và biến đây trở thành &'thiên đường' cho những tên cướp biển hoành hành. Hãy tưởng tượng, dòng hải lưu nằm giữa 2 vùng duyên hải lầy lội của Malaysia và Indonesia. Mỗi bên có những mê cung cây cối, rừng rậm là địa điểm lý tưởng cho...