EU và Nga vẫn duy trì hợp tác bất chấp các lệnh trừng phạt
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực hợp tác với Nga trong các lĩnh vực mà cả hai bên cùng quan tâm, bất chấp các biện pháp trừng phạt liên quan vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal ở thành phố Salisbury (Anh) và cáo buộc của Hà Lan về tấn công mạng.
Đại sứ EU tại Nga Markus Ederer. Ảnh: THX/TTXVN
Điều này được Đại sứ EU tại Nga Markus Ederer tuyên bố với báo giới trong chuyến thăm thành phố Tomsk (Nga) ngày 8/10.
Theo Đại sứ EU, các vụ việc trên gây phương hại nghiêm trọng tới quan hệ song phương và là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, ông Ederer cho rằng cần áp dụng nguyên tắc thực dụng. Một mặt, EU kiên quyết giữ vững những nguyên tắc cụ thể, đặc biệt tuân thủ luật pháp quốc tế và thiết lập trật tự pháp lý quốc tế dựa trên luật pháp. Mặt khác, EU đang nỗ lực hợp tác một cách thực dụng với các nước trong các lĩnh vực cùng quan tâm và EU luôn tìm kiếm tiếng nói chung trong các vấn đề này.
Ông Ederer nêu rõ bất chấp các lệnh trừng phạt và trả đũa lẫn nhau, EU và Nga vẫn duy trì một số lĩnh vực hợp tác, được gọi là “đảo hợp tác”, như hợp tác liên vùng, hợp tác xuyên biên giới, hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, thậm chí trao đổi sinh viên.
Video đang HOT
Trước đó, Đại sứ Ederer đã tham dự lễ khai mạc Liên hoan phim châu Âu tổ chức tại thành phố Tomsk, đồng thời thăm thành phố này. Nhiều đại sứ và quan chức ngoại giao từ 15 nước EU cũng tham dự sự kiện trên. Theo ông, mục đích của chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa EU và Nga trong lĩnh vực kinh doanh, hợp tác đại học và công nghệ cao.
Quan hệ giữa Nga và EU liên tục căng thẳng nhiều tháng nay. Tháng 3 vừa qua, Anh đã cáo buộc Nga đứng sau vụ cựu điệp viên Skripal và con gái Julia bị đầu độc tại Salisbury. Mặc dù Anh không đưa ra bằng chứng nào và Moskva kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, song nhiều nước EU cũng đã áp dụng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao Nga.
Mới đây nhất, ngày 4/10, Hà Lan cáo buộc các nhân viên tình báo quân đội Nga hồi tháng 4 tìm cách xâm nhập mạng máy tính của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW). Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố khẳng định những cáo buộc trên là lố bịch, xuất phát từ một chiến dịch của phương Tây nhằm chống Nga.
Hoàng Yến
Theo TTXVN
Báo Anh: Cựu điệp viên hai mang Skripal không tin bị Nga đầu độc
Cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal dường như ban đầu không tin vào cáo buộc từ Anh và các đồng minh rằng Nga đứng sau vụ đầu độc ông và con gái Yulia bằng chất độc thần kinh Novichok, Guardian đưa tin.
Cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal (Ảnh: Guardian)
Báo Guardian dựa vào cuốn sách mang tên The Skripal Files (Hồ sơ Skripal) của nhà báo Mark Urban cho biết, ban đầu, ông Skripal dường như không tin vào lời cáo buộc từ giới chức Anh rằng Nga đứng sau vụ đầu độc ông và con gái Yulia hồi tháng 3 bằng chất độc thần kinh Novichok.
Theo Guardian, ông Urban đã thực hiện cuộc phỏng vấn với cựu điệp viên Nga và cuốn sách của ông sẽ được ra mắt vào tháng tới.
Guardian cho biết, sau 5 tuần hôn mê, ông Skripal đã tỉnh dậy nhưng rơi vào trạng thái tâm lý khá bất ổn định. Sau khi hồi phục nhận thức, ông lúc đầu không tin vào lời cáo buộc từ phía Anh rằng Nga đứng sau vụ việc.
Trong cuốn sách sắp xuất bản, ông Urban còn kể về cuộc sống của ông Skripal trước vụ đầu độc. Theo đó, tại căn nhà mà lực lượng tình báo Anh MI6 mua cho ông ở Salisbury, cựu điệp viên Nga có thói quen theo dõi kênh tin tức Channel One của Nga và dường như đồng tình với một số quan điểm của Nga, như việc ủng hộ quyết định Crimea sáp nhập Nga vào năm 2014.
"Ông Skripal cũng không tin rằng quân đội Nga đã tiến vào đông Ukraine. Ông nói rằng nếu thực sự lực lượng Moscow làm vậy, họ đã nhanh chóng tiến tới thủ đô Kiev", Guardian cho biết.
Tuy nhiên, theo tờ báo Anh, ông Skripal có xu hướng không công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ điện Kremlin để 2 con Yulia và Alexander có thể từ Moscow, Nga qua Anh thăm cha một cách dễ dàng.
Theo hãng tin Tass, hiện chưa rõ bằng cách nào mà Guardian lại đưa ra kết luận như vậy vì tờ báo này cho biết họ không rõ nơi ở hiện tại của ông Skripal và cuốn sách của ông Urban hoàn toàn dựa vào những cuộc trò chuyện vào năm 2017, thời điểm trước khi ông Skripal bị trúng chất độc thần kinh.
Sergei Skripal, 66 tuổi, từng phục vụ trong Cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU), bị bắt vào năm 2004 và kết án 13 năm tù vì tội hoạt động gián điệp cho Anh. Ông Skripal sau đó được phóng thích và được phép tị nạn ở Anh sau cuộc trao đổi gián điệp lớn nhất trong lịch sử giữa Nga và Mỹ vào năm 2010.
Ông Skripal và con gái bị phát hiện trong trạng thái bất tỉnh trên ghế băng ở bên ngoài trung tâm mua sắm tại thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3. Sau nhiều tháng điều tra, hồi đầu tháng 9, cảnh sát Anh thông báo họ đã có đầy đủ bằng chứng để buộc tội hai công dân Nga Alexander Petrov và Ruslan Boshirov đầu độc cha con cựu điệp viên Skripal.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin RT, 2 người đàn ông này đã bác bỏ cáo buộc của phía Anh, cho biết họ chỉ là những người bình thường, không phải là điệp viên của Moscow như Anh cáo buộc.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Tass
Anh tiết lộ thêm nghi phạm mới vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Giới chức Anh vừa xác định thêm một nghi phạm thứ 3 vụ tấn công cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông ở thành phố Salisbury ngoài 2 nghi phạm ban đầu. Cảnh sát chống khủng bố Anh và các cơ quan an ninh tin rằng, nghi phạm thứ 3 là một quan chức tình báo quân sự Nga đã...