EU và Cuba bước vào vòng đàm phán thứ 7
Tại vòng đàm phán lần này, EU và Cuba sẽ tập trung thảo luận các nội dung liên quan đến thương mại, đầu tư, hợp tác và các thỏa thuận chính trị.
Ngày 3/3, tại thủ đô La Habana của Cuba, Liên minh châu Âu (EU) và Cuba đã bắt đầu bước vào vòng đàm phán thứ 7 về Thỏa thuận Đối thoại Chính trị và Hợp tác song phương.
Mối quan hệ giữa Cuba với phương Tây đang có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian qua. (Ảnh minh họa: Sputnik)
Trưởng đoàn đàm phán của Cuba, Thứ trưởng ngoại giao Abelardo Moreno và phía EU là phó Tổng thư ký các vấn đề kinh tế và toàn cầu của cơ quan đối ngoại EU ở khu vực châu Mỹ Christian Leffler.
Hai bên sẽ tập trung thảo luận các nội dung liên quan đến thương mại, đầu tư, hợp tác và các thỏa thuận chính trị. Ông Abelardo Moreno, trưởng đoàn đàm phán Cuba bày tỏ tin tưởng rằng sau vòng đàm phán cả hai bên sẽ thực hiện những bước tiến có ý nghĩa, đồng thời để ngỏ khả năng sẽ kết thúc thành công quá trình thương lượng vào cuối tuần này.
Video đang HOT
Ông Morone nói: “Chúng tôi tin rằng, vòng đàm phán này lần này sẽ tạo ra những tiến bộ thực chất, giúp chuyến thăm sắp tới của Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách Đối ngoại và An ninh Federica Mogherini đến Cuba vào ngày 10 và 11/3 tới sẽ có ý nghĩa và thành công. Cuba coi đây là một chuyến thăm rất quan trọng cho sự phát triển mối quan hệ song phương, đang tiến triển tốt đẹp hiện nay”.
Về phần mình, ông Leffler nhất trí với sự lạc quan này và cho rằng, đã tới thời điểm khép lại thỏa thuận khung vốn được nhìn nhận như văn bản về bình thường hóa quan hệ để đi đến ký kết một thỏa thuận mang tính ràng buộc. Đối với EU, đây sẽ là nền tảng vững chắc thúc đẩy quan hệ giữa Cuba và Liên minh châu Âu./.
Mai Liên Theo Reuters
Theo_VOV
Đàm phán hòa bình Syria chính thức bắt đầu
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura ngày 1/2 tuyên bố cuộc hòa đàm tại Geneva, Thụy Sĩ về khủng hoảng Syria đã chính thức bắt đầu.
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Mistura đã có các cuộc thảo luận đầu tiên với đại diện lực lượng đối lập Syria và dự kiến có cuộc gặp với đại diện chính phủ Syria trong ngày 2/2.
Tuyên bố này bắt đầu cuộc đàm phán hòa bình Syria được Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Mistura đưa ra sau khi ông có cuộc gặp chính thức đầu tiên với các đại diện của Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) - nhóm đối lập chính ở Syria.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura tuyên bố cuộc hòa đàm tại Geneva chính thức bắt đầu. (ảnh: AP).
Cuộc gặp giữa ông Mistura với phái đoàn của Chính phủ Syria dự kiến diễn ra vào sáng hôm qua theo giờ địa phương đã bị hoãn. Ông Mistura cho biết trong ngày 2/2, ông sẽ có cuộc gặp với phái đoàn Chính phủ Syria.
Các cuộc gặp đầu tiên là nhằm lắng nghe ý kiến và mối quan tâm của các bên nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua tại Syria. Sau cuộc gặp với phái đoàn chính phủ, ông Mistura sẽ gặp lại Ủy ban đàm phán cấp cao để thảo luận sâu hơn về những vấn đề đã được nêu ra.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ với Ủy ban đàm phán cấp cao, ông Mistura cho biết, cuộc đàm phán sẽ phức tạp và khó khăn, song người dân Syria xứng đáng được thấy những kết quả cụ thể.
Tuy không đề cập vòng đàm phán đầu tiên sẽ kéo dài bao lâu, song ông Mistura bày tỏ hy vọng các bên "sẽ đạt được một điều gì đó" trước ngày 11/2: "Chúng tôi đã lắng nghe những mối quan tâm của Ủy ban đàm phán cấp cao và chúng tôi sẽ có cuộc thảo luận và lắng nghe các quan tâm từ đại diện đoàn đàm phán của chính phủ Syria. Các cuộc thảo luận bắt đầu đồng nghĩa với việc có nhiều thách thức đang ở phía trước. Chúng ta phải thảo luận nhiều vấn đề và ở nhiều cấp độ khác nhau. Và bây giờ cũng là lúc phải thảo luận về một lệnh ngừng bắn".
Cuộc đàm phán ở Geneva đánh dấu bước tiến đầu tiên trong suốt 2 năm qua nhằm tổ chức đàm phán về cuộc khủng hoảng kéo dài suốt 5 năm qua tại Syria khiến 250.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa di cư sang các nước láng giềng cũng như châu Âu. Tuy nhiên, người dân Syria lại tỏ ra không mấy lạc quan về cuộc đàm phán đang diễn ra ở Geneva.
Bóng đen thất bại của 2 cuộc đàm phán năm 2012 và năm 2014 khiến họ không mấy hy vọng vào một giải pháp cụ thể ở thời điểm này. Họ đang ngày càng mất kiên nhẫn với sự bất lực của cộng đồng quốc tế trong việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua.
Một người dân tại thủ đô Damascus bày tỏ: "Cuộc đàm phán lần này có lẽ sẽ giống như các cuộc đàm phán trước đó. Tôi nghĩ cuộc đàm phán sẽ có kết quả tốt hơn nếu nó được tổ chức ở Damascus thay vì Geneva. Người Syria cần phải tự mình giải quyết những bất đồng. Nhưng ở Geneva thì các nước lại tham gia vào quá trình này. Bất đồng giữa người Syria thì tự người Syria phải ngồi vào bàn đàm phán ở Damascus để giải quyết vấn đề của mình".
Theo các nhà phân tích, mặc dù tình hình tại Syria vẫn rất phức tạp do sự can thiệp của quốc tế, nhưng quân đội Syria gần đây đã có những thắng lợi nhất định trên mặt trận quân sự và điều này là ưu thế của họ khi bước vào vòng đàm phán ở Geneva. Ngược lại, sự thất thế của phe đối lập cũng khiến họ buộc phải có mặt tại vòng đàm phán lần này.
Tuy nhiên, Ủy ban đàm phán cấp cao vẫn dọa sẽ rời khỏi cuộc đàm phán Geneva nếu các nghị quyết của Liên Hợp Quốc không được thực hiện, trong đó có cả việc thả tù nhân hay dỡ bỏ phong tỏa một số khu vực... Những điều này khiến cho cuộc đàm phán hiện nay càng thêm phức tạp và khó đoán trước được kết quả./.
Thùy Linh Tổng hợp
Theo_VOV
Mỹ điều đội quân tinh nhuệ binh bậc nhất đến Hàn Quốc Ngày 28-1-2016 tới đây, Mỹ sẽ điều 4.500 binh sĩ đến Hàn Quốc, trong đó có lực lượng thuộc lữ đoàn kỵ binh số 1 - đội quân tinh nhuệ bậc nhất của lục quân Hoa Kỳ. Sư đoàn kỵ binh 1 của Lục quân Mỹ triển khai ở Latvia "Đội quân tinh nhuệ" này sẽ thay cho lực lượng thuộc lữ đoàn...