EU và Brazil phối hợp lắp cáp viễn thông xuyên biển, chống… do thám
Để “tự vệ” trước chương trình do thám của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ ( NSA), Brazil và EU vừa ký thỏa thuận phối hợp lắp đặt hệ thống cáp viễn thông xuyên biển, theo báo La Tribune ngày 27.2.
EU và Brazil sẽ lắp cáp xuyên biển để hạn chế nguy cơ bị Mỹ do thám – Ảnh: AFP
Hệ thống cáp nói trên sẽ nối thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha với thành phố Fortaleza của Brazil.
Video đang HOT
Dự án do hãng viễn thông Telebras (Brazil) và hãng IslaLink Submarine Cables (Tây Ban Nha) cùng thực hiện, với tổng chi phí khoảng 135 triệu euro.
Cho đến nay, Brazil vẫn dùng hệ thống cáp quang của Mỹ để truyền tải gần như toàn bộ thông tin liên lạc với châu Âu.
Tổng thống nước này Dilma Rousseff nhận định: “Dự án phối hợp lắp cáp viễn thông với EU sẽ giúp đảm bảo tính trung lập của mạng internet. Đời tư, nhân quyền và chủ quyền quốc gia cần phải được tôn trọng”.
Brasilia đã phản ứng rất gay gắt trước Liên Hiệp Quốc sau khi tài liệu của cựu nhân viên CIA Edward Snowden cung cấp cho thấy NSA bí mật theo dõi hàng triệu người Brazil, trong đó có cả bà Rousseff và các cộng sự.
Theo TNO
Mỹ chưa muốn đẩy nhanh cải cách NSA
Tiến trình cải cách hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đang bị chững lại tại Quốc hội khi cả hai Ủy ban Tư pháp Thượng viện và Hạ viện nước này chưa muốn đưa hai dự luật nhằm tăng cường giám sát các chương trình do thám của NSA ra thảo luận để thông qua.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông tin của tờ "The Hill" của Quốc hội Mỹ ngày 16/2 xác nhận dự luật của Hạ viện Mỹ nhằm ngăn chặn việc NSA thu thập số lượng lớn các cuộc thoại của người dân Mỹ được 130 Hạ nghị sỹ đồng bảo trợ, trong khi một dự luật tương tự tại Thượng viện nhận được chữ ký ủng hộ của 20 Thượng nghị sỹ.
Cả hai dự luật này hiện đang bị kẹt tại hai Ủy ban Tư pháp tương ứng của Quốc hội Mỹ kể từ tháng 10/2013 và chưa có bất kỳ kế hoạch nào nhằm thúc đẩy chúng sớm được thông qua. Tại Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp, Hạ nghị sỹ Bob Goodlatte nhiều khả năng đang chờ chính quyền Obama có quan điểm chính thức về Đạo luật Tự do Mỹ trước khi quyết định đưa dự luật này vào nghị trình thảo luận.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu tại Bộ Tư pháp về an ninh quốc gia ở thủ đô Washington D.C. ngày 17/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Patrick Leahy muốn chứng kiến các đề xuất cụ thể mà Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder và lãnh đạo các cơ quan tình báo phải đưa ra theo yêu cầu của Tổng thống Barack Obama vào hạn chót là ngày 28/3 tới.
Trước đó, ngày 17/1, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu về những đề xuất cải tổ và thay đổi các chương trình do thám của NSA. Trong bài phát biểu dài 43 phút tại Bộ Tư pháp Mỹ, Tổng thống Obama thông báo một loạt những thay đổi, bao gồm chấm dứt gần hết hoạt động theo dõi các nước đồng minh hoặc có quan hệ mật thiết với Mỹ và tiến hành giám sát tư pháp việc Chính phủ thu thập thông tin hàng triệu cuộc gọi điện thoại của người dân Mỹ.
Vấn đề gây tranh cãi nhất là trong các đề xuất được nêu ra vẫn chưa xác định Chính phủ hay một cơ quan nào sẽ lưu giữ bản ghi cuộc gọi được thu thập theo yêu cầu của các cơ quan tình báo Mỹ, mặc dù hồi giữa tháng 12/2013, Nhà Trắng từng đưa ra đề xuất để nhà cung cấp dịch vụ hoặc một bên thứ ba lưu giữ các dữ liệu này. Tổng thống Obama đã yêu cầu Bộ Tư pháp và cộng đồng tình báo Mỹ phải "xử lý" việc này trước ngày 28/3 tới.
Theo Báo Tin Tức
Mỹ và Pháp tái khẳng định mối quan hệ đồng minh sau sự cố NSA Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tái khẳng định mối quan hệ đồng minh chiến lược trong chuyến thăm của ông Hollande đến Mỹ sau sự cố do thám từ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Tổng thống Pháp Francois Hollande hiện đang có chuyến thăm tới Mỹ Nhà lãnh đạo Pháp có cuộc gặp với...