EU tự tin sẽ đối phó được với lệnh cấm nông nghiệp của Nga
EU đang có những động thái phân tích cụ thể về những ảnh hưởng từ lệnh cấm của Nga và nhất trí sử dụng các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ nông dân trồng đào của khối, Reuters đưa tin cho hay.
Theo như nhận định của các quan chức Liên minh châu Ấu (EU), đây là một “tín hiệu có chủ đích”. Lệnh cấm của Nga được tuyên bố hồi tuần trước là nhằm trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với các động thái của Moscow tại Ukraine.
Một nhân viên đang sắp xếp phô mai để bán tại một cửa hàng tạp hóa tại St Petersburg hôm thứ Hai (11/8). Ảnh: Reuters.
Ủy viên ban nông nghiệp của Châu Âu Dacian Ciolos đã tạm ngừng làm việc tại Uỷ Ban Châu Âu (EC) từ tháng Tám và trở về Brussels vào cuối tuần cùng với đoàn cán bộ cấp cao khác. Họ đã tiến hành thành lập một lực lượng chuyên trách về vấn đề này. Mục đích là để tìm kiếm các thị trường thay thế và phân tích hệ quả từ lệnh cấm nhập khẩu thịt, cá, sữa, trái cây và rau trong một năm của Nga từ Mỹ, EU, Australia và Na Uy.
Đối với các quốc gia thành viên gây áp lực (lên EU) yêu cầu khắc phục hậu quả, liên minh này nhất trí chi một khoản bồi thường từ quỹ đặc biệt, khoảng 535 triệu USD để bồi thường cho họ. Quỹ này đã được ký thành luật vào cuối năm 2013, được coi như phần vốn để cải cách nông nghiệp. Cho đến thời điểm hiện tại, quỹ này chưa được sử dụng đến.
Video đang HOT
EC đã chọn cách hỗ trợ ngành chế biến đào và quả xuân đào bằng cách tăng từ 5% lên 10% tỷ lệ sản phẩm họ có thể rút lui khỏi thị trường và được phép phân phối tự do. Các nhà sản xuất sẽ được bồi thường cho các sản phẩm trái cây khi rút khỏi thị trường. Ngoài ra, quỹ bổ sung sẽ cung cấp nguồn vốn cho thị trường. Uỷ ban không công khai khoản chi phí đã thanh toán là bao nhiêu. Tuy nhiên con số có thể lên đến 535 triệu USD.
“Biện pháp đầu tiên được đưa ra hôm nay là một tín hiệu có chủ đích”, ông Ciolos đã nói, “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ thị trường và chúng tôi cũng không ngần ngại làm như vậy. Mục đích là hỗ trợ các ngành đang phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang thị trường Nga nếu thấy cần thiết”, ông nói thêm.
Các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ 28 quốc gia thành viên của EU sẽ nhóm họp tại Brussels vào thứ Năm (14/8) để cùng thảo luận về chiến lược hợp tác.
Tháng trước, EU đã nhất trí với biện pháp trừng phạt mạnh nhất đối với Moscow vì vụ việc sáp nhập Crimea vào Nga và đã hỗ trợ cho quân ly khai. Ban đầu, Moscow cho biết sẽ không bận tâm đến sự trả đũa này. Nhưng tuần trước Nga đã nhắm vào lĩnh vực nhập khẩu thực phẩm của Phương Tây. Động thái mà theo nhiều nhà phân tích thì có thể gây phương hại cho chính ngưởi tiêu dùng Nga hơn là phương hại đến các lĩnh vực xuất khẩu của Phương Tây.
Các nhà phân tích cho biết: “Nga đã chuyển sang hợp tác với các nhà cung cấp thực phẩm khác trong khu vực như Nam Mỹ, điều đó dẫn đến việc giá cả leo thang trên các thị trường đó và mở ra cơ hội mới cho EU và Hoa Kỳ”.
“Việc này giống như bố trí lại ghế trên boong tàu”, Phó chủ tịch và cũng là nhà kinh tế hàng đầu của Hiệp hội thực phẩm sữa quốc tế, Ông Robert Yonkers đã ví von.
“Đúng vậy, một số quốc gia có thể nhận thấy sự tác động ngắn hạn đối với cầu về sản phẩm sữa của họ. Nhưng nhìn chung, nếu Nga thực sự không nghĩ đến việc cắt giảm nhập khẩu thực phẩm thì sẽ vẫn có một boong tàu và sẽ vẫn tồn tại những chiếc ghế như thế”.
Còn Ciolos khẳng định rằng, ông tin tưởng ngành nông nghiệp của EU có thể nhanh chóng tìm kiếm được thị trường mới xuất khẩu sang Nga, trị giá khoảng 15 tỷ USD, chiếm khoảng 10% trong tổng doanh số nông sản của EU.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Ukraine: Nga tập trung 45.000 quân tại biên giới
Theo Reuters, phát ngôn viên quân đội Ukraine Andriy Lysenko ngày 11/8 cho biết Nga đã tập trung 45.000 binh sĩ trên biên giới giáp Ukraine với sự yểm trợ của một loạt khí tài hạng nặng gồm xe tăng, các hệ thống tên lửa, máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng tấn công.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông Lysenko nêu rõ "tính đến 11 giờ ngày hôm nay, khoảng 45.000 binh sĩ thuộc các lực lượng vũ trang và lực lượng Bộ Nội vụ của Liên bang Nga đã tập trung tại các khu vực biên giới", kèm theo 160 xe tăng, 1.360 xe bọc thép, 390 hệ thống pháo, đến 150 bệ phóng tên lửa Grad, 192 chiến đấu cơ và 137 máy bay trực thăng chiến đấu.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết trong cuộc điện đàm ngày 11/8, Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin không can thiệp quân sự vào Ukraine.
Tuyên bố của EC nêu rõ: "Chủ tịch Barroso đã cảnh báo không tiến hành bất cứ hành động quân sự đơn phương nào tại Ukraine với bất cứ lý do nào, kể cả nhân đạo".
Ngoài ra, ông Barroso cũng có cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Trong cả hai cuộc điện đàm này, Chủ tịch EC bày tỏ quan ngại của Liên minh châu Âu (EU) trước những tác động về mặt nhân đạo của cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và kêu gọi tôn trọng luật pháp nhân quyền quốc tế.
Về phần mình, Tổng thống Putin cho biết Nga đang phối hợp với Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) về việc gửi viện trợ nhân đạo đến Ukraine. Tuyên bố của Kremlin nêu rõ: "Phía Nga đang phối hợp với các đại diện của ICRC để đưa một đoàn xe chở viện trợ đến Ukraine".
Theo_VnMedia
Các chuyên gia EU nhóm họp về lệnh cấm của Nga Cuộc họp nhằm phân tích những tác động của các lệnh cấm nhập khẩu của Nga đối với các thực phẩm từ Liên minh châu Âu. Theo nguồn tin từ Ủy ban châu Âu, các chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu sẽ nhóm họp vào ngày 14/8 tới...