EU tự hỏi về gói giải cứu từ Trung Quốc
Với 2,99 nghìn tỉ USD dự trữ, Trung Quốc có thể đóng góp 50 – 100 tỉ USD vào quỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng nợ của Liên minh châu Âu (EU). Song câu hỏi đặt ra: đâu là những nhượng bộ của phương Tây để đổi lấy hàng tỉ USD viện trợ từ Bắc Kinh?
Sự tuyệt vọng của châu Âu trong việc kêu gọi Trung Quốc giải cứu khỏi cuộc khủng hoảng nợ nần đang xảy ra ở các thủ phủ phương Tây đã làm dấy lên những câu hỏi rằng, rồi họ sẽ phải nhượng bộ thế nào cho những yêu cầu mà Bắc Kinh có thể đưa ra để đổi lấy hàng tỉ USD viện trợ.
Klaus Regling lắng nghe câu hỏi trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 28/10. Ảnh: theaustralian
Đã có những báo cáo cho rằng, Trung Quốc – với 2,99 nghìn tỉ USD dự trữ, có thể đóng góp từ 50 – 100 tỉ USD vào quỹ khẩn cấp của Liên minh châu Âu (EU) nếu các điều kiện phù hợp. Bởi thế, người phụ trách Klaus Regling đã bay tới Bắc Kinh để “ve vãn” các nhà đầu tư.
Video đang HOT
Lời “khẩn cầu” với Trung Quốc càng nhấn mạnh sự sụt giảm nặng nề trong sức mạnh kinh tế châu Âu và làm gia tăng nỗi lo lắng rằng, Trung Quốc sẽ đòi hỏi những sự nhượng bộ chính trị và kinh tế sâu rộng như cái giá đánh đổi viện trợ.
Tại Pháp, ứng viên đảng Xã hội Francois Hollande, người được cho là đối thủ nặng ký của ông Nicolas Sarkozy trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới, cho biết, ông “vô cùng lo lắng” vì những gì thương lượng với Trung Quốc. “Ai có thể hình dung rằng, Trung Quốc sẽ tới và giải cứu khu vực đồng euro và sẽ làm như thế mà không cần đổi lại thứ gì”, ông hỏi. “ Đây là thực tế của bên yếu hơn bị phụ thuộc”.
Một bài xã luận đăng trên Tân Hoa xã đã không ngại ngần lớn tiếng khi Bắc Kinh chuẩn bị đóng vai trò từng mong muốn nhiều năm nay. Ngôn ngữ sử dụng trong bài xã luận gợi ra nhiều ý nghĩa. Được viết chỉ đúng sau hai tuần xảy ra vụ một bé gái Trung Quốc hai tuổi bị xe đâm ngã xuống đường và 18 người đã quay lưng bỏ đi phớt lờ không cứu bé, bài xã luận trên hãng Tân hoa khẳng định, Trung Quốc sẽ không là “người đứng ngoài cuộc” với cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng euro và các nền kinh tế mới nổi “ không nên được coi là người ban phước của EU”.
Khối đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, nay không thể tự xoay xở, đã tuyệt vọng kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp. Vai trò được đề xuất của Trung Quốc để góp phần cứu châu Âu đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong cấu trúc sức mạnh kinh tế toàn cầu.
Các thị trường mới nổi từng là phía phải “năn nỉ” Quỹ Tiền tệ quốc tế giải cứu nền kinh tế của họ trong những năm 1990. Giờ đây, gió đã đổi chiều với việc Trung Quốc tỏ ra rất hứng thú với triển vọng nâng cao tầm vóc chính trị của mình trên thế giới bằng cách giúp các nền kinh tế phát triển đang điêu đứng.
Bắc Kinh sẵn sàng phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, sẽ có ràng buộc đi kèm theo lòng hào phóng của họ. Trong chuyến công du châu Âu gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhiều lần sử dụng cụm từ “đối tác”. Bắc Kinh mong muốn có được sự công nhận “địa vị” kinh tế thị trường từ EU và sự tham gia vào thỏa thuận này của họ có thể đảm bảo tốt điều đó.
Những trợ giúp trước đó với Tây Ban Nha và Hy Lạp đã khiến cho cả Madrid và Athens bối rối khi chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh, và Trung Quốc hy vọng sẽ có thêm nhiều quốc gia nằm trong nhóm ấy.
Trung Quốc cũng sẽ hoan nghênh việc chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của EU và biết rõ rằng họ có sự đồng cảm từ một số thành viên Liên minh châu Âu; Trung Quốc có thể chọn lựa cách thức mở rộng “vai vế chính trị” mà họ sẽ giành được từ gói giải cứu với tốc độ chiến thuật nhanh hơn.
Và Trung Quốc cũng đang lo lắng về một cuộc khủng hoảng tài chính có tính lan truyền ở châu Âu như tất cả mọi người khác. Khoảng 25% xuất khẩu của họ sang EU.
Theo VietNamNet
Tranh luận chuyện Trung Quốc cứu eurozone
Có nhiều ý kiến trái chiều về việc EU "mời chào" Trung Quốc đóng góp tài chính vào việc giải quyết khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng euro (eurozone).
Tổng giám đốc Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) Klaus Regling ngày 28.10 tuyên bố chưa đạt được thỏa thuận với Trung Quốc sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, theo AFP. Ông Regling sang thăm Trung Quốc sau khi các lãnh đạo EU thống nhất về việc tăng vốn cho EFSF từ 440 tỉ USD lên 1.000 tỉ USD và vận động đóng góp từ các nền kinh tế đang nổi.
Nhiều khó khăn đang đợi lãnh đạo EFSF Klaus Regling - Ảnh: AFP
Trước đó, tờ Financial Times dẫn một số nguồn giấu tên loan tin Trung Quốc có thể bơm 100 tỉ USD vào quỹ này. Tuy nhiên, đến hôm qua, chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra hứa hẹn gì và báo chí nước này còn cho rằng châu Âu phải nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nợ và không nên dựa vào "những người làm phúc". AFP dẫn lời Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu khẳng định Bắc Kinh "cần chờ mọi thứ trở nên rõ ràng và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư".
Bản thân Tổng giám đốc Regling cũng nói ông chỉ mới thực hiện các cuộc "tham khảo ý kiến thường xuyên" về vấn đề đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu. Thật ra, giới quan sát nhận định người tích cực nhất trong việc kêu gọi sự hỗ trợ từ Bắc Kinh là Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ngày 27.10, ngay sau khi EU đạt thỏa thuận nói trên, ông Sarkozy đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và sau đó tiếp tục lên truyền hình bảo vệ ý tưởng của mình.
Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc đầu tư vào EFSF đang gây tranh luận dữ dội tại châu Âu. AFP dẫn lời dân biểu Daniel Cohn-Bendit thuộc đảng Xanh tại Nghị viện châu Âu nói cách tiếp cận của ông Sarkozy khá "nguy hiểm". Ứng viên Tổng thống Pháp của đảng Xã hội Francois Hollande cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta có nên tin rằng Trung Quốc sẽ cứu eurozone mà không lấy lại gì?". Trước đây, cũng đã có nhiều quan ngại khi Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng biển của Hy Lạp, "con bệnh" chính trong cuộc khủng hoảng hiện nay. AP thì dẫn lời một số chuyên gia cho rằng Bắc Kinh có thể gây áp lực buộc EU nhượng bộ trong các vấn đề còn gây tranh cãi giữa hai bên như nhân quyền, tranh chấp thương mại hay giá trị đồng nhân dân tệ.
Cũng trong ngày 28.10, lãnh đạo EFSF Regling cho biết vẫn đang tìm kiếm cách thức đảm bảo các khoản đầu tư vào quỹ này thông qua những cuộc thảo luận tiếp theo với Trung Quốc và các đối tác khác. Theo tờ Le Monde, Brazil và Nga khẳng định sẵn sàng thông qua Quỹ Tiền tệ quốc tế để hỗ trợ tài chính cho eurozone.
Theo Thanh Niên
Cựu giám đốc IMF lại dính líu gái vị thành niên Vừa thoát án cưỡng dâm với nữ nhà báo Pháp Tristane Banon, cựu giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn lại bị điều tra vì có dính líu tới các nhà chứa gái mại dâm vị thành niên ở Pháp. Ông Kahn . Strauss Kahn là một trong những chính khách và lãnh đạo doanh nghiệp được ghi vào sổ...