EU từ chối “bắt tay” Trung Quốc chống lại đồng minh Mỹ
Trung Quốc được cho là đang thương lượng với EU nhằm chống lại chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh quan hệ Mỹ – EU đang có nhiều bất đồng. Tuy nhiên, EU dường như đã từ chối đề xuất này.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, trong các cuộc gặp cấp cao từng diễn ra tại Bỉ, Đức và Bắc Kinh, các quan chức Trung Quốc bao gồm Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Ngoại trưởng Vương Nghị, đã đề xuất thành lập liên mình giữa 2 nền kinh tế lớn Trung Quốc – EU. Bắc Kinh đồng thời cho biết sẽ cho phép EU thâm nhập rộng hơn vào thị trường nước này nhằm thể hiện thiện chí muốn hợp tác. Trung Quốc cũng đồng thời đề xuất bắt tay với EU để đáp trả Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Tuy nhiên, EU dường như đã từ chối hợp tác với Bắc Kinh để chống lại Mỹ trước thềm hội nghị thượng đỉnh châu Âu – Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 16-17/7, Reuters trích lời 5 quan chức và nhà ngoại giao EU, đưa tin.
Thay vào đó, hội nghị thượng đỉnh được kỳ vọng sẽ chỉ thống nhất lại cam kết của các bên về một hệ thống thương mại đa phương và thành lập một nhóm hợp tác nhằm hiện đại hóa WTO.
Hội nghị lần này dự kiến sẽ có sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và các quan chức hàng đầu châu Âu. Bắc Kinh được cho là sẽ sẵn sàng “bật đèn xanh” cho các khoản đầu tư vào châu Âu trong một số lĩnh vực.
Mặc dù vậy, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã truyền tải đi thông điệp rằng EU dường như nghiêng về phía Trung Quốc, gián tiếp đưa EU vào thế khó xử với đồng minh Mỹ.
Quan điểm của EU
Hai hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc diễn ra vào năm 2016 và 2017 đã kết thúc mà không đạt được tuyên bố chung do 2 bên bất đồng quan điểm về vấn đề Biển Đông và thương mại.
“Trung Quốc muốn châu Âu phải đứng về phe họ để chống lại Washington, họ muốn EU phải chọn 1 trong 2 bên. Chúng tôi sẽ không làm vậy và chúng tôi đã nói với họ rõ ràng”, một quan chức ngoại giao châu Âu nói.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra hồi đáp khi được hỏi về mục tiêu của Bắc Kinh trong hội nghị thượng đỉnh năm 2018 là gì.
Trong một bài xã luận đăng tải ngày 4/7, Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh và châu Âu “nên cùng nhau chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại”.
Dù châu Âu tỏ ra không mấy hài lòng với động thái của Mỹ áp thuế suất lên mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ EU, cũng như một số bất đồng khác về mặt chiến lược, nhưng EU và Washington đều thống nhất rằng Trung Quốc dường như đang cố tình thao túng nền thương mại với tham vọng trở thành số 1 thế giới.
“Chúng tôi đồng thuận với hầu hết quan điểm chống lại Trung Quốc từ Mỹ, chỉ là chúng tôi không đồng tình với cách Washington xử lý vấn đề”, một nhà ngoại giao khác chia sẻ với Reuters.
Theo một quan chức EU, Trung Quốc, mặt khác dường như đang muốn chia rẽ phương Tây. Nếu như Tổng thống Trump đã có những động thái khiến các đồng minh thân thiết có thể xa rời Mỹ liên quan tới thương mại tự do, biến đối khí hậu và chính sách đối ngoại, thì Trung Quốc dường như đang cố tình muốn xoáy sâu vào vấn đề này và khiến sự chia rẽ sâu sắc hơn.
Căng thẳng tại hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng trước được cho như một “món quà” dành cho Bắc Kinh. Từ năm 2017 tới nay, Trung Quốc được cho là khẩn trương trong việc tìm kiếm những quốc gia có chung quan điểm nhằm hợp tác chống lại chính sách “nước Mỹ là trên hết” của ông Trump.
Mặc dù vậy, theo các quan chức EU, những đề nghị mở cửa thị trường của Trung Quốc chỉ mang tính biểu tượng và không bền vững. Ví dụ như quyết định của Bắc Kinh hồi tháng 5 nhằm giảm thuế suất với các mặt hàng xe nhập khẩu từ EU, thực chất không tạo được thay đổi gì đáng kể do tỉ trọng của mặt hàng này rất nhỏ so với quy mô thị trường.
Đức Hoàng
Theo Dantri
"Thập kỷ vàng" Canada - Trung Quốc gặp khó vì ông Trump
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 16-6 cho biết sẽ đánh thuế 25% lên 659 mặt hàng Mỹ trị giá 50 tỉ USD để đáp trả động thái tương tự từ Washington.
Mức thuế lên số hàng hóa Mỹ trị giá 34 tỉ USD, trong đó có nông sản, sẽ có hiệu lực từ ngày 6-7. Thời điểm thực thi thuế quan với số hàng hóa trị giá 16 tỉ USD được thông báo sau.
Đây là hành động đáp trả của Bắc Kinh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15-6 quyết định đánh thuế 25% lên số hàng hóa nhập khẩu trị giá 50 tỉ USD của Trung Quốc trong động thái đe dọa khơi mào cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông chủ Nhà Trắng cảnh báo sẽ có thêm những biện pháp nếu Bắc Kinh đáp trả.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hôm 4-12-2017. Ảnh: Reuters
Cuộc đối đầu Mỹ - Trung nói trên đang khiến Canada rơi vào thế khó trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại với Bắc Kinh do không muốn chọc giận một nhà lãnh đạo khó lường như ông Trump.
Hồi tháng 9-2016, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói nước ông và Canada đang xây dựng "thập kỷ vàng" khi hai bên tiến hành thảo luận về việc ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA).
Tuy nhiên, quá trình thương thảo này dường như vẫn dậm chân tại chỗ giữa lúc Canada đang có cuộc tranh cãi với Mỹ, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Canada đang cho thấy những dấu hiệu muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ bằng cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ 3 của mình.
Dù vậy, giới phân tích cho rằng Canada giờ đây phải thận trọng hơn nếu không muốn quan hệ với Mỹ thêm căng thẳng. Trong bối cảnh Mỹ đang trên bờ vực của một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc, Washington có thể cảm thấy không vui nếu thấy người hàng xóm gần gũi với đối thủ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 hôm 8-6. Ảnh: Reuters
Điều này khiến Thủ tướng Canada Justin Trudeau thêm đau đầu trong việc cân bằng quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc.
"Nếu có một FTA giữa Canada và Trung Quốc, Mỹ sẽ xem điều này đi ngược lại nỗ lực của mình trong việc trấn áp những tập quán thương mại công bằng của Bắc Kinh" - ông Charles Burton, từng làm việc tại Đại sứ quán Canada ở Bắc Kinh, nhận định.
Theo ông Burton, Canada có thể bị xem là cửa sau để Trung Quốc né những biện pháp thuế quan, trừng phạt của Mỹ. Vì thế, việc ký FTA với Trung Quốc có thể làm tổn hại thêm quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ.
Trong khi đó, ông Jiang Wenran, một nhà nghiên cứu tại Trường ĐH British Columbia (Canada) cho rằng chính quyền ông Trudeau chưa có chiến lược rõ ràng trong việc sử dụng quan hệ với Trung Quốc để chống lại đòi hỏi của Mỹ trong việc thương thảo lại nội dung Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Theo ông Jiang, quan điểm đang tạm thắng thế ở Canada là nước này nên ngưng các cuộc thương thảo FTA với Trung Quốc để có thể bảo đảm một thỏa thuận tốt hơn về NAFTA.
Du vậy, những chỉ trích mới nhất của ông Trump và các cố vấn nhằm vào nhà lãnh đạo Canada cho thấy Mỹ dường không quan tâm đến chuyện này.
Vì thế, Canada đang cân nhắc làm sao tăng cường quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích lâu dài của mình.
Dù vậy, theo ông Jiang, ngay cả khi nhiều người Canada đồng ý rằng nước mình cần đa dạng hóa thị trường để bớt phụ thuộc vào Mỹ, vẫn có không ít người không muốn Ottawa đến quá gần Bắc Kinh.
Theo P.Võ
Người lao động
Thủ tướng Trung Quốc cho ông Kim Jong-un mượn chuyên cơ tới Singapore Chiếc Boeing 747 của Air China chở lãnh đạo Triều Tiên đến Singapore hôm qua là chuyên cơ của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Máy bay chở Kim Jong-un chuẩn bị hạ cánh xuống Singapore hôm 10/6. Ảnh: Reuters. Báo Hong Kong Apple Daily hôm 11/6 cho hay có thể lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thương lượng chuyện dùng...