EU: “Trung Quốc nên ra tòa án quốc tế”
Phái đoàn nghị sĩ thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang ở thăm Philippines đã bày tỏ ủng hộ đối với việc Philippines tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông tại tòa án quốc tế.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sẽ được trang bị thêm tàu tuần tra trên biển
Video đang HOT
Mặc dù EU không có tranh chấp hoặc liên quan trực tiếp ở Biển Đông, nhưng các nghị sĩ EU nói rằng họ tin hành động pháp lý của Philippines là một “động thái tốt” nhằm tìm kiếm giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. “Con đường được lựa chọn thông qua trọng tài quốc tế là cách thức để đạt điều đó. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận tham gia vụ kiện này vì nó đưa cả hai bên tới một giải pháp”, Trưởng đoàn EU, Werner Langen phát biểu tại buổi họp báo hôm 15-2. Cũng theo ông Langen, tất cả các nước thành viên EU đều quan tâm đến việc giải quyết những tranh chấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Sự ủng hộ của EU góp thêm tiếng nói quan trọng đối với quyết định của Philippines đưa việc giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc theo các khuôn khổ pháp lý quốc tế như Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), trong đó Philippines đề nghị tòa ra phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông là “phi pháp”. Các nghị sĩ EU cũng khẳng định họ thấy rõ “sự bất ổn và mối đe dọa đối với thương mại quốc tế” do “chính sách bành trướng” của Trung Quốc trong khu vực.
Cũng liên quan đến vụ việc trên, trước đó, trong cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Philippines Albert Del Rosario tối 13-2, tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ hoàn toàn ủng hộ đối với việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Dự kiến, đến ngày 21-2 tới, Trung Quốc sẽ phải thông báo chính thức liệu nước này có tham gia vào vụ kiện trên hay không.
Trong một diễn biến khác, trả lời phỏng vấn báo Mainichi khi tới thăm Nhật Bản, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết, nước này đã bắt đầu soạn thảo “Bộ quy tắc hành động” mang tính ràng buộc pháp lý ngằm ngăn ngừa khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông. Cũng theo ông Natalegawa, Trung Quốc đã đồng ý khởi động đàm phán nhưng hiện chưa rõ thời điểm cụ thể cho vấn đề này.
Theo ANTD
Philippines nêu vấn đề tranh chấp biển Đông tại ASEM
Philippines hôm qua (5.11) đã kêu gọi một giải pháp quốc tế cho tranh chấp chủ quyền chồng lấn trên biển Đông tại Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) 9.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino đưa vấn đề này ra trong các cuộc gặp song phương với lãnh đạo Liên minh Châu Âu và Tổng thống Thụy Sĩ Eveline Widmer-Schlumpf cùng Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg.
"Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của an ninh hàng hải ở biển Đông" - người phát ngôn của Tổng thống Aquino- ông Herminio Coloma nói. "Đã có nhất trí rằng đây là vấn đề quyền lợi quốc tế, do một lượng lớn tuyến đường thương mại quốc tế đi qua vùng biển này".
Người phát ngôn cho biết Thụy Sĩ, EU và Na Uy thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Philippines về lập trường giải quyết xung đột và tranh chấp trong khu vực một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Ông Coloma cho biết, Tổng thống Philippines có thể sẽ đưa vấn đề này ra tại phiên họp toàn thể và trong các cuộc thảo luận song phương với lãnh đạo các nước Nhật và Italia.
Hơn 50 nhà lãnh đạo Âu - Á tham dự ASEM 9 tại Lào. Bất kỳ sự bất ổn định nào ở biển Đông cũng sẽ ảnh hưởng tới Châu Âu, bởi nó sẽ dẫn đến phí bảo hiểm cao hơn cho tàu bè Châu Âu đi qua khu vực này - người phát ngôn bổ sung.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ khu vực biển Đông, kể cả những vùng lãnh hải gần bờ của các nước láng giềng.
Philippines vướng vào tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough với Trung Quốc kể từ tháng 4 vừa qua. Tổng thống Philippines khẳng định việc giải quyết tranh chấp cần tiếp cận theo hướng đa phương, song Trung Quốc khăng khăng muốn giải quyết song phương với từng quốc gia có liên quan.
Theo laodong
Năm 2014, Pakistan sẽ trang bị máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc Báo Ấn Độ cho rằng, Không quân Pakistan sẽ nhận thêm 14 máy bay F-16 của Mỹ, 36 máy bay J-10, 150 máy bay khác của TQ... và sẽ vượt Không quân Ấn Độ. Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất. Ngày 15/5, tờ "Thời báo Thương mại Quốc tế" Ấn Độ cho rằng, sức chiến...