EU trừng phạt thêm 15 quan chức Nga và Ukraine
Liên minh châu Âu ngày 28/4 đã áp đặt các biện pháp đóng băng tài sản và cấm thị thực đối với 15 quan chức Nga và Ukraine trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga vì các hành động của nước này tại Ukraine.
Mỹ và EU đã đồng loạt áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga.
Quyết định trên đã nâng tổng số người bị EU áp đặt trừng phạt lên 48 người vì điều mà EU gọi là góp phần làm tổn hại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Tên 15 cá nhân bị trừng phạt dự kiến sẽ được EU công bố vào hôm nay 29/4.
Các nhà ngoại giao EU cho hay danh sách sẽ không bao gồm người đứng đầu các tập đoàn năng lượng của Nga như Giám đốc điều hành công ty dầu Rosnef Igor Sechin, người có mặt trong danh sách trừng phạt của Mỹ ngày 28/4.
Quyết định của EU diễn ra cùng ngày với một tuyên bố của Nhà Trắng rằng Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 7 quan chức và 17 công ty Nga có liên quan tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mỹ tỏ ra xông xáo trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga hơn EU, vốn phụ thuộc nặng về vào Nga về năng lượng.
Video đang HOT
EU cho tới nay mới chỉ áp đặt các lệnh trừng phạt lên các cá nhân, chứ không phải các công ty Nga. Các nhà ngoại giao cho hay các đại sứ EU nhóm họp hôm qua đã thảo luận sự cần thiết nhằm mở rộng cơ sở pháp lý để cho phép khối áp đặt các lệnh trừng phạt lên các công ty Nga.
Ủy ban châu Âu (EU) đang thảo luận một danh sách các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm khắc hơn có thể được áp đặt đối với Nga, có thể là ảnh hưởng các lĩnh vực thương mại, năng lượng hoặc tài chính.
EU bị chia rẽ giữa các quốc gia ủng hộ hành động mạnh mẽ hơn chống lại Nga – trong đó có Anh, Pháp, Ba Lan, Thụy Điển, Đan Mạch Cộng hòa Czech và các quốc gia vùng Baltic – và các quốc gia miễn cưỡng với các lệnh trừng phạt Nga như Ý, Hi Lạp, Síp, Bulgaria, Hungary, Luxembourg, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Malta.
Một nhà ngoại giao cho hay ông tin rằng EU cuối cùng sẽ quyết định về các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn với Nga nếu tình hình tại Ukraine tiếp tục xấu đi.
Nga sẽ đáp trả “đau đớn”
Nga hôm qua đã lên án các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, nói rằng Washington đang trở lại thời Chiến tranh Lạnh.
Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố sự đáp trả của Mátxcơva có thể “đau đớn với Washington”.
“Chúng tôi kịch liệt lên án một loạt các biện pháp vốn được công bố trong nỗ lực nhằm gia tăng áp lực lên Mátxcơva”, ông Ryabkov nói.
“Chúng tôi sẽ đáp trả, mặc dù đây không phải lựa chọn của chúng tôi”, hãng tin Itar-Tass dẫn lời ông Ryabkov. “Chúng tôi không thể để chuyện này xảy ra mà không có hành động gì, không có phản ứng cụ thể, không có các biện pháp của riêng chúng tôi. Hành động của Mỹ trong vấn đề này ngày càng trở nên khiêu khích”.
Theo Thứ trưởng ngoại giao Nga, quyết định của Mỹ xuất phát từ sự suy diễn “không có cơ sở và bị bóp méo về bản chất của các vấn đề tại Ukraine”.
“Washington đang hồi sinh một biện pháp cũ kỹ từ thời Chiến tranh Lạnh nhằm hạn chế hợp tác thông thường, tự đưa mình vào một căn phòng tối tăm và bụi bặm của một thời đại đã qua lâu rồi”, ông Ryabkov nhấn mạnh.
Theo VNE
Pháp điều 4 máy bay chiến đấu tuần tra vùng trời Baltic
Pháp sẽ điều 4 máy bay chiến đấu để trợ giúp các cuộc tuần tra trên không của NATO tại khu vực Baltic, Tướng Pierre de Villiers, Tham mưu trưởng quân đội Pháp, cho biết trong một chuyến thăm tới Washington.
Theo đó, các máy bay chiến đấu, loại Mirage 2000 hoặc Rafale, sẽ được điều động tới Malbrok ở phía đông Ba Lan vào ngày 28/4 tới trong một sứ mệnh kép nhằm huấn luyện cho không quân Ba Lan và để sẵn sàng cho các cuộc tuần tra không phận tại các quốc gia vùng Baltic theo mệnh lệnh của NATO.
"Chúng sẽ cất cánh từ Ba Lan để tham gia sứ mệnh tuần tra không phận tại các quốc gia Baltic", ông Pierre de Villiers cho biết hôm 23/4.
Tuy nhiên, ông Pierre de Villiers nói thêm rằng các lãnh đạo chính trị Pháp chưa đưa ra các bước đi khác nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên của NATO.
Các quốc gia vùng Baltic đã tách khỏi Liên Xô vào năm 1991 và gia nhập NATO vào năm 2004 nhưng thiếu các máy bay đủ năng lực để tuần tra không phận, vì vậy các thành viên lớn hơn của NATO chịu trách nhiệm tuần tra cho họ.
Mỹ hôm 22/4 đã thông báo triển khai 600 binh sĩ cho các cuộc tập trận tại Poland, Latvia, Lithuania và Estonia để bày tỏ sự đoàn kết với các thành viên của NATO có biên giới với Nga, vốn lo ngại về các căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay các cuộc tập trận của NATO sẽ không giúp ích gì trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
"Các cuộc tập trận của NATO tại Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic không giúp làm bình thường hóa tình hình. Chúng tôi buộc phải đối phó với tình hình này", ông Shoigu nói trong một cuộc họp ở Mátxcơva ngày 24/4.
Để đáp trả các động thái của NATO, Nga đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự gần biên giới Ukraine, trong bối cảnh tình hình tại nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tiếp tục xấu đi.
Theo Dantri
CSTO đình chỉ mọi liên lạc với NATO vì Ukraine Ngày 24-4, Tổng thư ký CSTO Nikolai Bordyuzha cho biết, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu đã đình chỉ mọi liên lạc với NATO do bất đồng về cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Phát biểu tại một cuộc họp báo, sau cuộc họp của các quan chức Hội đồng an ninh CSTO tại thủ...