EU trừng phạt bổ sung các lãnh đạo của Donetsk, Lugansk
Itar-Tass đưa tin Liên minh châu Âu (EU) đã đưa các nhà lãnh đạo của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk vào một danh sách đen sửa đổi áp đặt trừng phạt. Tuy nhiên, không có người Nga nào nằm trong danh sách này.
11 cá nhân bị liệt vào danh sách trên được công bố trên trang web của công báo EU, trong đó có Aleksandr Yurevich Borodai, Thủ tướng Donetsk; Alexander Khodakovsky, Bộ trưởng An ninh Donetsk; Aleksandr Aleksandrovich Kalyussky, Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề xã hội của Donetsk; Marat Bashirov, Thủ tướng Hội đồng Bộ trưởng Lugansk; Vasyl Nikitin, Phó Thủ tướng Hội đồng Bộ trưởng Lugansk; Yurij Ivakin, Bộ trưởng Nội vụ Lugansk; Igor Plotnitsky, Bộ trưởng Quốc phòng Lugansk.
Lực lượng biểu tình có vũ trang tại trạm kiểm soát ở Makiivka, cách Donetsk khoảng 15km về phía Đông ngày 11/7.
Như vậy, danh sách trừng phạt đối với Ukraine và Nga có tổng cộng 72 người. Những đối tượng bị liệt vào danh sách này từ nay đến tháng 11 sẽ không thể nhập cảnh Liên minh châu Âu (EU) và bị phong tỏa tài sản tại các ngân hàng của EU.
Trong một diễn biến liên quan, Chính phủ Canada của Thủ tướng Stephen Harper cũng đã bổ sung 14 cá nhân vào một danh sách những đối tượng bị áp đặt trừng phạt kinh tế và cấm nhập cảnh liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố ngày 12/7, Thủ tướng Harper nói: “Hành động chiếm đóng trái phép bán đảo Crimea và hoạt động quân sự mang tính khiêu khích của Nga vẫn gây quan ngại lớn đối Canada và cộng đồng quốc tế.”
Ông Harper tuyên bố Canada ủng hộ kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và “chúng tôi sẽ tiếp tục cùng các đồng minh và đối tác gây áp lực với Nga. Chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ tình hình hiện nay và sẵn sàng có những hành động tiếp theo nếu cần thiết.”
Tuyên bố trên được đưa ra vào ngày Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada Ed Fast kết thúc chuyến thăm ba ngày tới Ukraine. Quyết định này đưa tổng số người Nga phải hứng chịu các lệnh trừng phạt phối hợp giữa Canada, Mỹ và Liên minh châu Âu lên 43 người.
Ngoài ra, Canada cũng áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và các biện pháp khác đối với 30 người Ukraine bị Ottawa cáo buộc có liên quan tới lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine./.
Theo Vietnam
Ukraine tấn công tổng lực, 70.000 người Donetsk chạy sang Nga
Quân đội Ukraine đã tiến hành một "chiến dịch tấn công tổng lực" nhắm vào quân nổi dậy thân Nga ở gần thành phố Donetsk, theo một thông báo của Bộ nội vụ Ukraine ngày 10-7.
Trạm kiểm soát của quân đội Ukraine trên đường cao tốc về Donetsk - Ảnh: npr.org
Hãng tin AFP dẫn thông báo nói quân đội Ukraine sẽ tiến hành một cuộc tấn công "ở khắp nhiều khu vực" gần Donetsk và thành phố thủ phủ vùng láng giềng Luhansk. Các vùng Donetsk và Luhansk của Ukraine, nằm giáp biên giới với Nga, đã tổ chức những cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi ngày 11-5 và đòi độc lập với Ukraine.
Bạo lực bùng phát ngay sau đó giữa lực lượng chính phủ và quân ly khai. Cả hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm một lệnh ngừng bắn 10 ngày do tân tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thiết lập từ 20-6 tới 30-6.
Ở Donetsk, Financial Times nói các tay súng ly khai đã lên kế hoạch sơ tán người dân khỏi thành phố này. Igor Strelkov, tư lệnh của lực lượng ly khai, thề sẽ chiến đấu tới cùng, sau khi đã mất thành phố quan trọng Slavyansk vào tay quân chính phủ trong tuần trước.
"Kẻ thù đang tìm cách bao vây Donetsk", ông Strelkov nói. "Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ thành phố tới cùng". Ông Strelkov đưa ra tuyên bố trên trong một cuộc họp báo chung với Alexander Borodai, thủ tướng tự phong của "Cộng hòa nhân dân Donetsk".
Ông Borodai nói lực lượng nổi dậy đã lên kế hoạch "sơ tán hàng chục nghìn người" sang Nga nếu cần thiết bởi thành phố hiện đang ở trong tình trạng thảm họa nhân đạo và cho biết "hơn 70.000 người" đã rời thành phố. Dân số Donetsk là khoảng một triệu người.
Sau nhiều cuộc giao tranh nữa tối 10-7, quân đội Ukraine đã tuyên bố chiếm lại thành phố miền đông Siversk. Quân đội Ukraine cũng tiến nhanh về Donetsk từ phía nam, thiết lập một trạm kiểm soát trên đường cao tốc chỉ cách thành phố khoảng 15 km với hàng chục xe tăng và xe bọc thép.
Từ Donetsk, ông Borodai nhắc lại những lời kêu gọi Nga can thiệp. "Chúng tôi hy vọng Liên bang Nga sẽ hỗ trợ nhiều hơn", ông nói. Nga đã lên án Ukraine vì các chiến dịch quân sự ở miền đông, nhưng cho tới giờ chưa thấy dấu hiệu gì là họ có thể can thiệp.
Trên bàn đàm phán, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức bày tỏ ủng hộ Nga và kêu gọi một lệnh ngừng bắn mới ở đông Ukraine, nhưng cũng cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin không để các tay súng và vũ khí vượt biên giới vào Ukraine.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói với ông Putin rằng điều quan trọng giờ là phải đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài ba tháng. Trong cuộc điện đàm ba bên qua điện thoại ngày 10-7, họ bày tỏ mong muốn ông Putin "gây tất cả áp lực cần thiết" lên phe ly khai và "tiến hành các bước chắc chắn cần thiết để kiểm soát đường biên giới Nga-Ukraine", theo một thông báo từ văn phòng tổng thống Pháp.
Matxcơva trước sau bác bỏ những cáo buộc của Ukraine và phương tây rằng họ hỗ trợ quân nổi dậy. Kremlin xác nhận trong một tuyên bố của họ rằng ba nhà lãnh đạo ủng hộ "việc nhanh chóng nối lại lệnh ngừng bắn và tổ chức cuộc gặp của nhóm liên lạc Ukraine". Họ cũng nói sẽ mở các cuộc thương lượng với Tổng thống Ukraine Poroshenko.
Theo Tuổi Trẻ
Viễn cảnh ngừng bắn tại Ukraine vẫn mờ mịt Ngày 4/7 NATO triển khai tập trận ở Biển Đen như để nhắc nhở các bên về "sự hiện diện" của liên quân bên cạnh Ukraine. Động thái này diễn ra trong bối cảnh bạo lực ở miền Đông Ukraine đang leo thang nhanh chóng sau khi chính quyền Kiev không gia hạn lệnh ngừng bắn hết hiệu lực ngày 30/6 vừa qua....