EU trừng phạt Belarus sau vụ ép máy bay hạ cánh
EU áp trừng phạt kinh tế với Belarus và hãng hàng không quốc gia nước này sau vụ ép máy bay hạ cánh để bắt nhà báo đối lập.
Các lãnh đạo EU tối 24/5 nhất trí thông qua biện pháp trừng phạt với Belarus, đồng thời lên án việc nước này điều tiêm kích buộc máy bay của hãng hàng không Ryanair hạ cánh khẩn cấp xuống Minsk để bắt nhà báo đối lập Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega.
Máy bay chở khách của hãng Ryaniar hôm 23/5 đang bay từ Athens đến Litva thì bị tiêm kích MiG-29 của Belarus áp sát khi bay qua không phận nước này. Máy bay được lệnh hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ở thủ đô Minsk, chỉ hai phút trước khi rời không phận Belarus để tiến vào vùng trời Litva.
Sau khi phi cơ hạ cánh xuống sân bay tại Minsk, giới chức Belarus khám xét, bắt Protasevich và bạn gái, trong khi các hành khách khác được tiếp tục hành trình và đáp an toàn xuống thủ đô Vilnius của Litva.
EU tuyên bố sẽ áp loạt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với những quan chức, cá nhân liên quan tới vụ ép máy bay hạ cánh khẩn cấp cùng những doanh nghiệp tài trợ cho Belarus và lĩnh vực hàng không nước này.
Các lãnh đạo EU cũng kêu gọi máy bay của khối “tránh không phận Belarus” và đồng ý thông qua các biện pháp cần thiết để “cấm hãng hàng không Belarus bay qua không phận EU cũng như tiếp cận các sân bay EU”, giáng đòn mạnh vào hãng hàng không nước này.
Nhà báo Roman Pratasevich xuất hiện sau khi bị chính quyền Belarus bắt hôm 23/5. Ảnh: Twitter/Hanna Liubakova.
Video đang HOT
Động thái của EU được đưa ra sau khi Belarus công bố video, trong đó Protasevich lên tiếng phủ nhận thông tin anh gặp vấn đề về sức khỏe kể từ khi bị bắt. Protasevich cũng thú nhận hành vi kích động bạo loạn, tội danh có thể chịu mức án tối đa 15 năm tù.
“Tôi có thể tuyên bố rằng tôi không có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, dù là tim mạch hay bất cứ phần nào trên cơ thể. Các sĩ quan cảnh sát đang đối xử với tôi theo đúng luật pháp. Tôi đang tiếp tục hợp tác điều tra”, Protasevich nói trong video.
Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án mạnh mẽ hoạt động bắt nhà báo đối lập Protasevich của Belarus, gọi đây là “sự coi thường tới các thông lệ quốc tế”. Ông hoan nghênh các biện pháp trừng phạt của EU, nói thêm rằng các cố vấn của ông đang đánh giá “phương án phản ứng phù hợp”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong khi đó cho biết hành động của chính quyền Belarus “chưa từng có tiền lệ” và “không thể tin nổi”.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định vụ Belarus bắt nhà báo Protasevich không nên “đánh giá vội vàng và phải dựa vào các thông tin có sẵn”. Ông cũng chỉ ra các sự cố trước đây liên quan tới việc Áo buộc chuyến bay chở Tổng thống Bolivia Evo Morales hạ cánh năm 2013.
Máy bay của Ryaniar bị ép chuyển hướng khi sắp bay vào không phận Litav hôm 23/5. Ảnh: Euronews .
Protasevich, 26 tuổi, từng làm việc cho hãng tin Ba Lan Nexta và phát nhiều hình ảnh về những cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hồi năm ngoái qua ứng dụng Telegram. Nhà báo này bị truy nã tại Belarus với cáo buộc khủng bố, tổ chức bạo loạn và kích động thù ghét xã hội. Protasevich bác bỏ những cáo buộc này.
Những cuộc biểu tình ở Belarus kéo dài hơn 6 tuần hồi giữa năm ngoái sau khi Lukashenko, người cầm quyền 26 năm, tuyên bố tái đắc cử với hơn 80% phiếu bầu. Phe đối lập ở Belarus và EU không công nhận kết quả bầu cử, cho rằng cuộc bỏ phiếu bị gian lận.
Nga bắt 2 đối tượng âm mưu đảo chính ở Belarus, ám sát Tổng thống Lukashenko
Đặc vụ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ hai đối tượng âm mưu tiến hành đảo chính quân sự ở Belarus đúng ngày 9/5, trong Lễ diễu binh Ngày chiến thắng ở thủ đô Minsk.
Tổng thống Belarus, Lukashenko.
Hãng tin TASS (Nga) ngày 17/4 dẫn nguồn tin từ cơ quan an ninh FSB cho biết các đặc vụ FSB đã bắt giữ hai cá nhân âm mưu tiến hành đảo chính quân sự ở Belarus và một cuộc tấn công ám sát nhằm vào Tổng thống Alexander Lukashenko.
"Trong một chiến dịch đặc biệt do Cơ quan An ninh Liên bang Nga cùng với Ủy ban An ninh Nhà nước Cộng hòa Belarus (KGB) tiến hành, các hoạt động bất hợp pháp của Yuri Leonidovich Zyankovich - công dân hai quốc tịch Mỹ và Belarus, và công dân Belarus Alexander Feduta đã bị chặn đứng, vì những người này âm mưu tổ chức một cuộc đảo chính quân sự ở Belarus theo kịch bản 'cách mạng màu' đã được thử nghiệm với sự tham gia của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine và địa phương, cũng như âm mưu loại bỏ Tổng thống Alexander", thông báo của FSB nêu rõ.
FSB cho biết, "theo thông tin nhận được từ các đối tác Belarus, trong các cuộc 'chat' của một người đưa tin trên internet, các nhà tư tưởng đối lập cực đoan Zyankovich và Feduta đã tổ chức thảo luận về kế hoạch khởi nghĩa vũ trang ở Belarus và quyết định tổ chức một cuộc họp trực tiếp tại Moskva, sử dụng các biện pháp bí mật sẵn có, cùng với các tướng lĩnh có tư tưởng đối lập của Lực lượng vũ trang nước cộng hòa [Belarus] "
Trung tâm truyền thông của FSB cho biết thêm rằng khi Zyankovich đến Moskva sau khi đã tham vấn ở Mỹ và Ba Lan, một cuộc họp như vậy đã diễn ra trong phòng riêng của một nhà hàng ở thủ đô nước Nga.
"Tại cuộc họp, những kẻ chủ mưu nói với 'các tướng lĩnh Belarus' rằng để thực hiện thành công kế hoạch, cần phải loại bỏ gần như tất cả các nhân vật hàng đầu của nước Cộng hòa. Họ đã mô tả chi tiết kế hoạch của một cuộc đảo chính quân sự, bao gồm cả việc chiếm các trung tâm phát thanh và truyền hình để phát sóng bài phát biểu của họ tới toàn quốc và ngăn chặn lực lượng nội bộ và OMON (cảnh sát chống bạo động) trung thành với chính quyền ở thủ đô".
Cũng theo thông báo từ FSB, lực lượng âm mưu đảo chính lên kế hoạch "cắt lưới điện Belarus để cản trở hoạt động của quân đội và các cơ quan thực thi pháp luật. Một số nhóm vũ trang 'nằm vùng' tại các hang ổ bí mật được cho là sẽ bước sang giai đoạn hoạt động". Mục tiêu cuối cùng của lực lượng này là thay đổi hệ thống hiến pháp của Belarus, nhằm loại bỏ vị trí tổng thống và trao quyền lực chính trị cho Uỷ ban Hoà giải Quốc gia.
Cuộc đảo chính được lên kế hoạch vào ngày 9/5 trong Lễ diễu hành Ngày Chiến thắng ở Minsk, FSB cho biết.
"Sau khi cuộc họp nói trên được ghi âm, những kẻ chủ mưu đã bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ và giao cho các đối tác Belarus", FSB tuyên bố.
Theo TASS, cùng ngày 17/4, ông Lukashenko cho biết, tại cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây, Tổng thống Nga Putin đã đề cập đến âm mưu ám sát Tổng thống Belarus "do cơ quan tình báo Mỹ chuẩn bị".
"Một điều nữa khiến tôi ngạc nhiên là tại sao người Mỹ lại hành xử như vậy. Hãy nhớ rằng không ai ngoại trừ giới lãnh đạo chính trị cao nhất có thể đặt ra nhiệm vụ loại bỏ một tổng thống. Chỉ họ chứ không phải các lực lượng đặc biệt", ông Lukashenko nói.
"Tôi sẽ kể cho bạn nghe nhiều hơn. Tôi biết ơn Tổng thống Putin. Khi nói chuyện với Biden, ông ấy đã hỏi câu hỏi này. Cứng họng và không có câu trả lời. Vladimir Vladimirovich [Putin] đã gọi cho tôi và nói với tôi về điều này khi tôi đến Azerbaijan ", nhà lãnh đạo Belarus cho biết thêm.
Washington hiện chưa đưa ra phản ứng chính thức trước bình luận từ Tổng thống Belarus Lukashenko.
Sĩ quan say xỉn đâm hỏng tiêm kích Một sĩ quan không quân lái xe trong khi say rượu và đâm vào đuôi tiêm kích MiG-29 tại căn cứ Vasylkiv, khiến phi cơ bị hỏng nặng. Sĩ quan này sau khi uống rượu đã điều khiển chiếc ô tô Volkswagen Touran chạy trong căn cứ Vasylkiv ở miền trung Ukraine và đâm thẳng vào đuôi tiêm kích MiG-29 đang được kéo...