EU tìm kiếm nguồn cung khí đốt từ Azerbaijan
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đến Azerbaijan vào đầu tuần này để nỗ lực thúc đẩy hợp tác khí đốt, trong bối cảnh EU đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Azerbaijan là một trong những quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn ở Trung Á. Ảnh: Hurriyetdailynews.com
“Trong bối cảnh Nga tiếp tục giảm nguồn cung cấp năng lượng của mình, đa dạng hóa nhập khẩu năng lượng là một ưu tiên của EU. Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen và Ủy viên phụ trách năng lượng Kadri Simson đến Azerbaijan vào 18/7 để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác”, thông báo của Ủy ban châu Âu nêu rõ.
Theo một tài liệu dự thảo đươc Reuters tiết lộ, Ủy ban châu Âu đã đề xuất với các nước EU một thỏa thuận với Azerbaijan để tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên và hỗ trợ mở rộng đường ống để thực hiện điều này.
Video đang HOT
Châu Âu nhận khí từ Azerbaijan kể từ tháng 12/2020 qua đường ống TAP (đường ống Trans-Adriatic) là một phần của Hành lang khí đốt phía Nam, vận chuyển khí tự nhiên đến châu Âu từ mỏ ngoài khơi Shah Deniz II ở Biển Caspi. Kết nối với Đường ống xuyên Anatolian tại biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ, TAP đi qua Bắc Hy Lạp, Albania và Biển Adriatic trước khi vào Italy.
Đường ống TAP có công suất 10 tỷ mét khối một năm (bcm/năm) và được thiết kế với tiềm năng có thể tăng gấp đôi công suất lên 20 bcm/năm. Mỏ Shah Deniz dự kiến sẽ đạt sản lượng khai thác cao nhất vào năm 2023, vào khoảng thời gian mà TAP cũng sẽ đạt công suất tối đa.
TAP cũng có thể cung cấp khí đốt cho một số nước Đông Nam Âu. Bulgaria sẽ liên kết với TAP thông qua kết nối đường ống Hy Lạp-Bulgaria (IGB), đang trong giai đoạn xây dựng cuối cùng và nhập khẩu 1 bcm/năm khí từ Azerbaijan, chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ hàng năm. Cho đến nay, Bulgaria phụ thuộc gần như 100% vào nhập khẩu khí đốt của Nga.
Mặc dù khối lượng nhập khẩu sang EU thông qua dòng TAP là đáng kể, nhưng chúng không thể thay thế mức 155 bcm/năm mà EU nhập khẩu từ Nga. Hiện hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga qua Ba Lan đã ngừng trong năm nay và các chuyến hàng khí đốt qua Ukraine đã bị hạn chế do xung đột.
Đức, nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, đang chuẩn bị cho tất cả các kịch bản bao gồm việc ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn của Nga ngay cả khi thời gian bảo trì định kỳ 10 ngày trên đường ống Nord Stream 1 khổng lồ sẽ kết thúc vào cuối tuần này.
Trên Twitter hôm 17/7, Đại sứ Nga tại các cơ quan quốc tế ở Vienna, Mikhail Ulyanov, cho biết: “Nga không bao giờ từ chối tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu và hoàn toàn tuân thủ các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình”.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VI các quốc gia ven Biển Caspi ra tuyên bố chung
Iran, Nga, Turkmenistan, Cộng hòa Azerbaijan và Kazakhstan ngày 29/6 đã ra tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh các quốc gia ven Biển Caspi lần thứ VI tổ chức tại thủ đô Ashgabat (Turkmenistan).
Tại hội nghị, nguyên thủ các quốc gia ven Biển Caspi đã trao đổi quan điểm về các vấn đề hợp tác quan trọng nhất liên quan đến 5 bên ở Biển Caspi, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm. Theo đó, các quốc gia trên nhất trí kêu gọi thực hiện các quyết định được đưa ra trong 5 hội nghị thượng đỉnh trước đó được tổ chức từ năm 2002 và nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước về Quy chế pháp lý của Biển Caspi được ký vào ngày 12/8/2018; tuyên bố sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm kinh tế, văn hóa và khoa học, cũng như bảo vệ an ninh và ổn định của khu vực Biển Caspi; nhấn mạnh rằng các hoạt động của mỗi nước trong khu vực này phải tuân theo 17 nguyên tắc, bao gồm tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong khi phải tôn trọng sự hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.
Ngoài ra, hội nghị kêu gọi sử dụng Biển Caspi cho các mục đích hòa bình và biến vùng biển thành một khu vực hòa bình, láng giềng tốt và hữu nghị - nơi mọi vấn đề được giải quyết một cách hòa bình; kêu gọi sự cân bằng bền vững được đảm bảo giữa kho vũ khí của các quốc gia ven Biển Caspi và sự phát triển khả năng quân sự của các nước mà không làm tổn hại đến an ninh của nhau; nhấn mạnh việc không có lực lượng vũ trang nước ngoài nào được hiện diện ở khu vực Biển Caspi và không quốc gia nào được phép cho nước khác sử dụng lãnh thổ của mình cho các hành động quân sự và các hành động gây hấn chống lại bất kỳ quốc gia khác ven Biển Caspi.
Tuyên bố cũng kêu gọi tăng cường nỗ lực ngăn chặn các trường hợp khẩn cấp về y tế và ứng phó với sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm. Các quốc gia thành viên cũng ủng hộ ý tưởng tổ chức các cuộc gặp thường xuyên của các nguyên thủ quốc gia và nhất trí rằng hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của họ sẽ được tổ chức tại thủ đô Tehran của Iran.
Trong cuộc gặp bên lề hội nghị, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 29/6 đã đề nghị người đồng cấp Nga Vladimir Putin hợp tác ở Biển Caspi trong các lĩnh vực vận tải, quá cảnh, đánh cá và du lịch.
Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng thống Raisi nêu rõ: "Một trong những khu vực mà chúng ta có thể hợp tác là Biển Caspi. Chúng ta có thể hợp tác trong lĩnh vực vực vận tải, quá cảnh, đánh cá, du lịch và các lĩnh vực khác. Sự phối hợp giữa hai nước (Iran và Nga) ở Syria và các khu vực khác đã chứng tỏ rằng chúng ta có thể thực hiện các bước đi có lợi cho cả hai bên và cho toàn khu vực". Ông Raisi khẳng định Iran "có quan điểm chiến lược trong quan hệ với Nga".
Ngày 29/6, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 của các quốc gia ven Biển Caspi đã diễn ra tại Ashgabat với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan.
Liệu Azerbaijan có giúp 'giải cứu' châu Âu khỏi khủng hoảng khí đốt? Cuộc chiến Nga-Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây suy giảm tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Nhưng nó cũng mở ra cơ hội cho Azerbaijan - quốc gia nằm ở điểm giao kết giữa châu Á và châu Âu. Sơ đồ tuyến Hành lang khí đốt phương Nam (SGC), với ba tuyến đường ống hợp phần là...