EU tìm cách lấy lại ảnh hưởng ở Mỹ Latinh
Khi các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) đến Bỉ dự hội nghị thượng đỉnh với EU trong 2 ngày (17-18/7), các lãnh đạo châu Âu thừa nhận rằng họ thiếu quan tâm đối với khu vực này trong những năm gần đây và sự kiện trên là cơ hội để mối quan hệ giữa hai bên sang một trang mới.
Các nhà lãnh đạo EU và CELAC tham dự hội nghị thượng đỉnh tại trụ sở Hội đồng EU ở Brussels vào ngày 17/7/2023. Ảnh: AFP
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell là người đầu tiên thừa nhận điều này hôm 17/7, khi hơn 50 nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh EU – CELAC.
“Vì chúng tôi là đối tác tự nhiên, chúng tôi đã không chú ý đầy đủ, đây là lý do. EU đã không chú ý đầy đủ đến khu vực Mỹ Latinh”, ông Borrell nói tại Brussels.
Video đang HOT
“Và bây giờ chúng tôi phải phản ứng và tính đến kịch bản địa chính trị mới, với sự nổi lên của Trung Quốc và vai trò mới của Nga. Chúng tôi phải bày tỏ và thể hiện, không chỉ mối quan tâm, mà cả sự can dự”, nhà ngoại giao hàng đầu của EU nêu rõ.
Sau 8 năm không có bất kỳ hội nghị thượng đỉnh cấp cao nào, EU muốn giành lại ảnh hưởng trong khu vực, nhận ra rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã “thay đổi luật chơi khi nói đến địa chính trị”. Trung Quốc cũng đã đầu tư ồ ạt vào khu vực, điều mà Brussels đang tìm cách cạnh tranh.
Nhưng ngoài thương mại, một số cuộc tranh luận đã nổ ra về kết luận hội nghị thượng đỉnh trên.
Chủ tịch của CELAC và Thủ tướng của Saint Vincent và Grenadines, ông Ralph Gonsalves, giải thích rằng các quốc gia Mỹ Latinh muốn các khoản bồi thường cho việc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. “Tôi rất hy vọng chúng ta sẽ thấy một đoạn trong tuyên bố giải quyết các di sản lịch sử của nạn diệt chủng và nô lệ hóa ở châu Phi và một điều gì đó hướng tới công lý”, ông Gonsalves nói.
Ngoài ra còn có tranh cãi xung quanh cách đề cập đến cuộc xung đột Nga – Ukraine. Có những quan điểm khác nhau ở hai bên bờ Đại Tây Dương, cũng như giữa các nước Mỹ Latinh.
Ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết: “Cả hai bên đều muốn có một kết luận đầy tham vọng và đó là nguyên nhân mà một số cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra về dự thảo thông cáo chung”.
Rõ ràng, tìm một quan điển chung cho tất cả các vấn đề trên sẽ khó khăn.
Lãnh đạo EU không đạt đồng thuận về vấn đề người di cư
Các lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được đồng thuận về vấn đề người di cư sau hai ngày họp thượng đỉnh.
Người di cư từ Pháp băng qua Eo biển Manche vào Anh ngày 15/3/2022. Ảnh tư liệu (minh họa): AFP/TTXVN
Ba Lan và Hungary tiếp tục phản đối đề xuất các nước EU có nghĩa vụ tiếp nhận người di cư nếu không sẽ phải đóng một khoản phí 20.000 euro (21.826 USD) mỗi người di cư.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 30/6 sau hội nghị ở Brussel (Bỉ), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết quan điểm của Ba Lan và Hungary đã được ghi nhận, song ông nhấn mạnh rằng "vấn đề di cư là một thách thức đối với châu Âu đòi hỏi phải có một phản ứng chung".
Dù chưa đạt đồng thuận, các nhà lãnh đạo EU đã bày tỏ "vô cùng thương tiếc" về "những tổn thất sinh mạng khủng khiếp" ở Địa Trung Hải khi người di cư tìm cách vượt đại dương đến châu Âu để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ông Michel nhấn mạnh rằng EU vẫn cam kết nỗ lực xóa bỏ nạn buôn người và các mạng lưới buôn lậu cũng như giải quyết tận gốc nguyên nhân dẫn tới di cư bất hợp pháp.
Lãnh đạo Armenia và Azerbaijan có cuộc gặp ngắn tại Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 3/6, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã có cuộc nói chuyện ngắn tại lễ nhậm chức của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Ankara. (Từ trái sang) Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong cuộc gặp tại Brussels, Bỉ ngày...