EU thừa nhận sắp cạn biện pháp trừng phạt Nga
Quan chức Liên minh châu Âu thừa nhận việc ban hành trừng phạt Nga vào lúc này đã khó hơn vì EU đang dần cạn mục tiêu để cấm vận Moscow.
Trong một năm qua, Nga đã trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới (Ảnh minh họa: Reuters).
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 20/2 nói với báo Bỉ LeSoir rằng, các cuộc tranh luận trong EU về các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga đã trở nên khó khăn hơn trước khi khối này đã áp đặt mọi lệnh cấm vận quy mô lớn có thể với Moscow. Vì vậy, EU lúc này không còn nhiều dư địa để ban hành lệnh trừng phạt Nga vì Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine gần một năm trước.
Ông Michel cho biết, các lệnh trừng phạt mới trong thời gian tới sẽ nhằm mục đích “thắt chặt các kẽ hở và ngăn chặn các nỗ lực lách luật”, vì tất cả các biện pháp cấm vận chính đã được áp dụng.
Video đang HOT
“Các biện pháp chính đã được áp dụng bởi vì chúng tôi đã áp đặt các lệnh cấm vận đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga. Một khi bạn đã thực hiện các bước chính, bạn không còn gì nhiều để làm thêm nữa”, ông nhấn mạnh.
Tháng trước, trong chuyến thăm Kiev, ông Michel thừa nhận việc đàm phán cho các lệnh trừng phạt mới áp lên Nga đang trở nên ngày càng phức tạp qua mỗi vòng vì các mục tiêu cấm vận ngày càng ít đi.
“Mỗi cuộc thảo luận về trừng phạt khó khăn hơn rất nhiều những cuộc trước đó”, ông cho hay.
Gói trừng phạt thứ 10 của EU đối với Nga – hiện đang được thảo luận – được cho có quy mô ước tính 11 tỷ euro (11,7 tỷ USD) sẽ tập trung vào việc ngừng bán hàng hóa công nghệ cao có thể được sử dụng trong các hệ thống vũ khí.
Danh sách đen xuất khẩu dự kiến sẽ bao gồm thiết bị điện tử, laser, thiết bị vô tuyến, phần mềm, hệ thống điện tử hàng không, camera hàng hải và khoáng sản đất hiếm, cũng như các thành phần cụ thể khác được sử dụng trong công nghệ nano.
Cho đến nay, EU đã áp dụng 9 gói trừng phạt đối với Nga, nhắm vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, cũng như các doanh nhân, chính trị gia và nhà báo. Nga hiện là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới, với hàng chục nghìn lệnh cấm vận được áp lên các cá nhân và tổ chức của nước này.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, Moscow đang phải chịu áp lực khi phương Tây liên tục áp lệnh trừng phạt lên nước này.
“Chúng ta đang sống dưới áp lực liên tục từ nước ngoài – ý tôi là tất cả những lệnh trừng phạt bất tận này. Và chúng ta đều đã thấy, chúng ta đã vượt qua toàn bộ những lệnh trừng phạt này với một cái đầu lạnh”, ông Putin phát biểu.
12 quốc gia kêu gọi EU 'chặn đứng' việc lách lệnh trừng phạt Nga, châu Âu tiết lộ sự thật 'phũ phàng'
Theo tài liệu được công bố trên Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu (EU), ngày 20/2, Hội đồng Liên minh châu Âu đã thông qua việc gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến xung đột ở Ukraine.
EU tìm cách hạn chế việc lách lệnh trừng phạt Nga. (Nguồn: Qirim)
Văn kiện nêu rõ: "Trên cơ sở xem xét Quyết định ... và xét đến các hành động bất hợp pháp liên tục của Nga đối với Ukraine, các biện pháp hạn chế cần được gia hạn cho đến ngày 24/2/2024".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, các cuộc thảo luận của EU về các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga trở nên khó khăn hơn khi liên minh đã áp đặt mọi lệnh trừng phạt nghiêm khắc có thể đưa ra đối với Moscow và "không còn nhiều biện pháp để áp dụng".
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ LeSoir của Bỉ, ông Michel cho biết, mỗi lệnh trừng phạt mới hiện nay nhằm mục đích "thắt chặt các kẽ hở và ngăn chặn gian lận", vì tất cả các biện pháp trừng phạt chính đã được áp đặt.
* Cũng theo một tài liệu công bố ngày 21/2, 12 quốc gia đang kêu gọi EU ngăn chặn các công ty và nước thứ ba lách lệnh trừng phạt của EU đối với Nga thông qua hoạt động thương mại với khối này và tiếp cận thị trường chung châu Âu làm đòn bẩy.
Tài liệu này do Bỉ, Czech, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Latvia, Lithuania, Romania, Tây Ban Nha và Hà Lan chuẩn bị cho cuộc họp của đại diện chính phủ các nước thành viên EU liên quan gói trừng phạt thứ 10 của khối với Nga.
Kể từ cuối tháng 2/2022, EU đã thông qua 9 gói trừng phạt nhằm vào Nga, bao gồm các hạn chế về tài chính, thương mại cũng như các biện pháp trừng phạt cá nhân. Các biện pháp trừng phạt cá nhân của khối đối với Nga hiện áp dụng cho 1.386 cá nhân và 171 tổ chức.
Tổng thống Moldova đề cử thủ tướng mới thân EU sau khi chính phủ sụp đổ Moldova đã được cấp tư cách ứng cử viên EU vào tháng 6 năm ngoái, nhưng đã phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ Moskva. Tổng thống Moldova Maia Sandu. Ảnh: EPA Tổng thống Moldova Maia Sandu ngày 10/2 đã đề cử một thủ tướng mới để duy trì nước này đi theo quỹ đạo thân EU ngay khi chính phủ...