EU thừa nhận một số nước thành viên phản đối trừng phạt Nga
Một số quốc gia EU phản đối các biện pháp trừng phạt Nga vì lo ngại tác động của chúng đối với khối.
Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell
Mạng tin UrduPoint.com (Pakistan) ngày 16/5 dẫn lời người đứng đầu chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cho biết, một số quốc gia thành viên EU phản đối các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì họ lo ngại chúng có thể gây tác dụng ngược cho khối.
“Một số quốc gia thành viên không tin vào các biện pháp trừng phạt (đối với Nga). Họ đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt. Mặc dù họ không chặn chúng và bỏ phiếu ủng hộ, nhưng khi thảo luận về mặt chính trị, họ lại nói: Chúng tôi phản đối. Chúng ta không nên bởi vì các biện pháp này có tác động ngược lại với chúng ta”, ông Borrell nói trong một cuộc đối thoại chính sách cấp cao do Trung tâm Chính sách châu Âu tổ chức.
Video đang HOT
Các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến xung đột ở Ukraine và gia tăng áp lực đối với các quốc gia khác có sự hợp tác với Moskva. Phương Tây cũng đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các quốc gia bị cáo buộc giúp Moskva tránh các hạn chế.
Ngày 8/5, Ủy ban châu Âu xác nhận đang đề xuất về gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga đã được gửi tới các nước thành viên EU. Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, gói này sẽ cho phép các quốc gia EU cấm xuất khẩu một số mặt hàng sang các nước thứ ba nếu họ bị nghi ngờ có liên quan đến việc lách lệnh trừng phạt đối với Moskva.
Căng thẳng giữa Italy và EU sau bình luận của Chủ tịch Ủy ban châu Âu về bầu cử
Một số chính trị gia Italy cảnh báo EU không can thiệp vào công việc nội bộ nước này sau tuyên bố của người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen về bầu cử.
Ông Matteo Salvini. Ảnh: 20minutos.es
Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 23/9, nhiều chính trị gia Italy đã phản ứng mạnh với tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen rằng EU có "công cụ" để đối phó nếu tình hình chính trị Italy "đi chệch hướng".
Theo bà Leyen, Italy có thể phải đối mặt với các hình phạt, như việc cắt giảm ngân sách của EU đối với Hungary và Ba Lan, nếu cuộc bầu cử quốc hội sắp tới của nước này có những dấu hiệu "đáng lo ngại".
Lãnh đạo đảng Liên đoàn Italy Matteo Salvini đã kêu gọi EC từ bỏ ý định can thiệp vào công việc nội bộ của nước này khi đưa ra mối đe dọa chưa từng có trước thềm cuộc bầu cử quốc gia có chủ quyền.
Bình luận trên Twitter, ông Salvini viết: "Đây là một mối đe dọa? Hãy tôn trọng quyền bỏ phiếu tự do, dân chủ và có chủ quyền của người dân Italy".
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Canale 5, ông Salvini cảnh báo rằng, nếu quỹ EU bị cắt giảm đối với Italy thì nước này sẽ cần phải "suy nghĩ lại về EU".
Bên cạnh đó, các nghị sĩ tại Nghị viện châu Âu như Marco Zanni và Marco Campomenosi đã yêu cầu Ủy ban châu Âu để giải thích bằng văn bản về tuyên bố của bà Leyen về "hướng khó khăn" và trên cơ sở nào bà đưa ra đánh giá như vậy. Họ cũng yêu cầu trả lời cầu hỏi liệu bà Leyen coi bài phát biểu của mình có hại cho các nguyên tắc độc lập của Ủy ban châu Âu hay không.
Đồng quan điểm trên, cựu Thủ tướng Matteo Renzi đã kêu gọi bà Leyen không can thiệp "dù là nhỏ nhất" vào công việc chính trị nội bộ của Italy. "Ngay cả khi phe cánh hữu giành chiến thắng, châu Âu phải tôn trọng kết quả bầu cử", ông Renzi nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn.
Về phần mình, lãnh đạo Đảng Dân chủ (PD) Enrico Letta, cũng đã thừa nhận trên La7 rằng những bình luận của Chủ tịch Ủy ban châu Âu có thể gây ra "sự hiểu lầm", vì vậy ông kêu gọi EC làm rõ vấn đề.
Trước những phản ứng trên, người phát ngôn của EC, Eric Mamer cho rằng bà Leyen chỉ muốn "nhấn mạnh vai trò của ủy ban trong việc bảo vệ các hiệp ước liên quan đến pháp quyền".
Phát ngôn viên EC giải thích: "Tôi nghĩ rằng hoàn toàn rõ ràng là Chủ tịch Ủy ban châu Âu không đề cập đến cuộc bầu cử ở Italy khi bà nói về các công cụ và đề cập đến các thủ tục đang được tiến hành ở các nước khác" .
Hợp tác kinh tế Nga - Trung: Triển vọng và thách thức sau xung đột ở Ukraine Các biện pháp trừng phạt quy mô lớn mà phương Tây nhằm vào Nga có thể khiến nước này ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Nga Putin tại cuộc gặp ở Bắc Kinh trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Ảnh: Reuters Tiến sĩ Khoa học...