EU thông qua kế hoạch phân bổ 120 nghìn người tị nạn
Ngày 22-9, Bộ trưởng Nội vụ các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) bỏ phiếu thông qua kế hoạch phân bổ 120 nghìn người tị nạn trong sự phản đối quyết liệt từ một số quốc gia Trung và Đông Âu.
EU thông qua kế hoạch phân bổ 120 nghìn người tị nạn tạiBrussels (Bỉ), ngày 22-9-2015. (Ảnh: Euronews)
Sau cuộc bỏ phiếu, các Bộ trưởng Nội vụ EU ra thông cáo cho biết, khối này quyết định thiết lập cơ chế tái phân bổ người tị nạn tạm thời và ngoại lệ từ Italy và Hy Lạp đến các nước thành viên khác trong hai năm tới. Các nước tham gia cơ chế này sẽ được nhận 6.000 euro/người.
Theo đó, EU sẽ tái phân bổ 66 nghìn người, gồm 15.600 người từ Italy và 50.400 người từ Hy Lạp. 54 nghìn người còn lại từ hai quốc gia này cũng sẽ được phân bổ với tỷ lệ tương đương sau khi quyết định của EU có hiệu lực được một năm.
Đây là lần thứ hai trong nhiều tuần qua, các Bộ trưởng Nội vụ của 28 nước thành viên EU nhóm họp tại Brussels (Bỉ), để giải quyết bất đồng chung quanh kế hoạch phân bổ người tị nạn. Bất chấp sự phản đối từ Anh và một số nước Trung Âu, EU cuối cùng đã thông qua kế hoạch này với đa số phiếu ủng hộ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Séc Milan Chovanec, cho biết, “Cộng hòa Séc, Slovakia, Romania, Hungary bỏ phiếu chống và Phần Lan bỏ phiếu trắng”.
Chín quốc gia ở Trung Âu và Đông Âu đang được đề nghị tiếp nhận khoảng 10 nghìn người trong 120 nghìn người tị nạn, trong khi con số này đối với Đức và Pháp nhiều gấp đôi.
H.H (Theo Tân Hoa xã)
Theo_Báo Nhân Dân
Cuộc gặp Bộ trưởng Nội vụ EU sẽ đưa ra được quyết định mới về vấn đề người tị nạn?
Liên hiệp châu Âu (EU) rối bời trước dòng người tị nạn đang ồ ạt tràn tới. Trong bối cảnh ấy, các nhà chức trách EU vẫn chưa tìm ra được những điểm chung cho toàn khối để giải quyết tận gốc vấn đề. Liệu Bộ trưởng Nội vụ các nước EU có đưa ra được những quyết định quan trọng trong việc giải quyết vấn đề người tị nạn?
Dòng người tị nạn đang đổ dồn tới biên giới EU. (Nguồn: LeFigaro/AP)
Tại cuộc họp Bộ trưởng Nội vụ EU diễn ra ngày 14-9 ở Brussels (Bỉ), nhiều nội dung thời sự được đưa ra bàn thảo. Song, điều quan trọng hàng đầu là tìm giải pháp để có thể nhanh chóng thu hẹp các bất đồng trong chính sách đối với người tị nạn.
Hiện nay, bốn nước Đông Âu là Ba Lan, Hungari, Cộng hòa Séc và Slovakia (thuộc nhóm Visgrad) vẫn kiên quyết bác bỏ chủ trương phân bổ định mức tiếp nhận người tị nạn mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, mới đề nghị, theo sáng kiến của Đức, và với sự hưởng ứng của Pháp. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc, Lubomi Zaoralek, các nước EU tiếp đón người tị nạncó quyền kiểm soát số lượng người tị nạn mà họ tiếp nhận và hỗ trợ.
Thủ tướng Hungari, Viktor Orban, đã đưa ra nhiều tuyên bố kêu gọi ngăn chặn dòng người nhập cư tại khu vực biên giới nước này, đồng thời tiếp tục cho triển khai hàng rào kẽm gai cao 1,5 nm và xây lớp tường thứ hai cao 4 m, cùng với việc cho triển khai quân đội bảo vệ đường biên giới để ngăn dòng người tị nạn (Hungari là cửa ngõ vào khối Schengen-đi lại tự do - và là trạm trung chuyển của dòng người di cư từ Trung Đông). Chính sách này nhận được sự ủng hộ của 2/3 người dân Hungari.
Thủ tướng Slovakia, Robert Fico, thì tuyên bố, các nước không thể quy phục và chấp nhận tất cả mọi điều khi Đức hay Pháp đưa ra. Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Frank-Walter Steinmeier, lý giải, EU không nên chia rẽ trước vấn đề chung của toàn khối. Nếu bất đồng kéo dài sẽ khó có thể kiểm soát được tình hình và hậu quả sẽ khó lường.
Cùng với bốn nước Đông Âu, Rumani và Đan Mạch cũng phản đối chính sách phân bổ người tị nạn cho mỗi nước thành viên EU. Bộ trưởng Nội vụ Đan Mạch cho biết, nước này đã tiếp nhận gần 15 nghìn đơn xin tị nạn năm 2014. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), từ đầu năm đến nay, Đan Mạch đứng thứ năm trong danh sách các nước EU tiếp đón người tị nạn.
Điều đáng chú ý là, thực trạng di cư ồ ạt đã và đang ảnh hưởng tới các nước Đông Âu là Ba Lan, Hungari, Cộng hòa Séc và Slovakia. Bởi vậy, bốn quốc gia này, cho dù đã được Đức ủng hộ mạnh mẽ trong tiến trình gia nhập EU năm 2004, nhưng vẫn phản đối quan điểm về vấn đề người tị nạn của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, đã tuyên bố, các nước thành viên EU cần chia sẻ việc đón tiếp 160 nghìn người tị nạn ngay từ tuần này.
Thực tế đang đặt mỗi nước thành viên EU vào thế bí. Tiếp nhận hay không tiếp nhận người tị nạn và tiếp nhận ở mức độ nào? Trong khi chính sách nhập cư của mỗi nước đều chịu sức ép của các đảng phái cực hữu, bài ngoại. Bài toán khó đang đặt ra trước làn sóng tị nạn đang đổ dồn tới EU.
THĂNG LONG
Theo_Báo Nhân Dân
Đạo luật an ninh mới của Nhật: Mỹ cười, Trung Quốc méo Mỹ, Anh hoan nghênh đạo luật an ninh mới của Nhật, được thông qua sáng 19/9, trong khi Trung Quốc lại phản ứng dè dặt đầy nghi ngờ. Mỹ, Anh hoan nghênh đạo luật an ninh mới của Nhật, được thông qua sáng 19/9, trong khi Trung Quốc lại phản ứng dè dặt đầy nghi ngờ. Sáng sớm 19/9, Quốc hội Nhật Bản...