EU thông qua biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Crimea
Ngày 18/12, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Crimea. Theo đó cấm toàn bộ hoạt động đầu tư và hạn chế thương mại với Crimea và Sebastopol nhằm phản đối việc sáp nhập vào Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tại buổi họp báo kết thúc hội nghị Thượng đỉnh mùa Đông. (Ảnh: Hương Giang/ TTXVN)
Các biện pháp trừng phạt mới được công bố vài giờ trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh mùa Đông của EU tại Brussels, bổ sung vào gói các đòn trừng phạt đặc biệt đối với Crimea mà EU đưa ra hồi tháng Sáu và tháng Bảy vừa qua như cấm một số nhân vật nhập cảnh vào EU và đóng băng tài sản của họ ở EU, đồng thời cũng cấm một số thực thế kinh tế và ngân hàng đầu tư vào châu Âu trong đó có tập đoàn dầu khí Rosneft.
Theo thông báo của EU, kể từ ngày 20/12, các biện pháp trừng phạt bổ sung này sẽ có hiệu lực. Theo đó, việc đầu tư vào Crimea và Sebastopol bị cấm hoàn toàn. Cá nhân và doanh nghiệp ở châu Âu không thể mua tài sản cố định hoặc các công ty tại Crimea, cũng như không thể cung cấp các dịch vụ liên quan.
Ngoài ra, các công ty du lịch tại châu Âu cũng không thể khai thác dịch vụ du lịch ở Crimea hoặc Sebastopol. Đặc biệt, kể từ ngày 20/3/2015, du thuyền châu Âu không thể cập cảng nằm trong bán đảo Crimea, trừ trường hợp khẩn cấp.
Video đang HOT
Điều này áp dụng với tất cả tàu thuyền được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một chủ tàu châu Âu hoặc treo cờ của một quốc gia thành viên EU.
Hơn nữa, EU cũng cấm xuất khẩu các công nghệ và hàng hóa châu Âu trong lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, khảo sát, thăm dò, khai thác và sản xuất dầu khí.
Theo TTXVN/Vietnam
Nhà Trắng để ngỏ khả năng Chủ tịch Cuba thăm Mỹ
Ngày 18/12, Nhà Trắng đã nêu khả năng Chủ tịch Cuba Raul Castro có chuyến thăm Washington.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết: "Tôi sẽ không loại trừ một chuyến thăm của Chủ tịch Raul". Tuy nhiên, ông Earnest cho biết thêm rằng Chủ tịch Raul chưa "nhất thiết biểu lộ mong muốn được thăm Mỹ".
Cùng ngày, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Tây Bán cầu Roberta Jacobson cho hay việc Mỹ - Cuba nối lại quan hệ ngoại giao sau hơn nửa thế kỷ có thể không liên quan trực tiếp tới vấn đề nhân quyền ở Cuba.
Nhận định về chuyến thăm của bà tới Cuba vào cuối tháng 1/2015, bà Jacobson khẳng định: "Tôi nghĩ rằng một số vấn đề nhân quyền sẽ được thảo luận trong chuyến đi này...Tôi không cho rằng chúng ta đang nói về sự phụ thuộc trực tiếp với nhân quyền cho việc khôi phục phần quan hệ ngoại giao".
Người dân Cuba tại Camaguey, cách thủ đô Havana khoảng 600km về phía đông vui mừng sau khi thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ được công bố ngày 17/12. Ảnh: AFP/ TTXVN.
Cũng theo bà Jacobson, một loạt biện pháp do Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố hôm 17/12, trong đó có việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Cuba, sẽ không có hiệu lực cho đến khi các cơ quan hữu quan như Bộ Tài chính Mỹ công bố các quy tắc thực thi.
Giới chuyên gia: Việc Mỹ-Cuba cải thiện quan hệ là thắng lợi của Chủ tịch Raul Castro
Theo các nhà phân tích, nhờ chính sách của Chủ tịch Cuba Raul Castro mà Washington và La Habana nay đã chấm dứt hàng mấy thập niên thù địch căng thẳng.
Sau khi lên thay người anh cầm quyền vào năm 2008, Chủ tịch Raul Castro đã dần dần có những lời lẽ bớt nặng nề hơn đối với Mỹ.
Khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời của Fidel Castro, ông Raul Castro vẫn bị xem là thuộc thành phần cứng rắn của chế độ. Nhưng kể từ khi lên làm Chủ tịch Cuba, ông đã tiến hành một loạt cải tổ mà trước đây không ai nghĩ là La Habana có thể chấp nhận, chẳng hạn như mở cửa một phần sang nền kinh tế thị trường, cho người dân được tự do ra nước ngoài mà không cần giấy phép của chính quyền. Đồng thời, ông Raul Castro cũng đã tuyên bố sẽ đối thoại "trên cương vị bình đẳng với Mỹ".
Kể từ mùa Xuân năm 2013, Chủ tịch Cuba đã mở các cuộc thảo luận bí mật với các giới chức Mỹ dưới sự bảo trợ của Canada.
Theo ý kiến của một nhà ngoại giao châu Mỹ Latin, được hãng tin AFP trích dẫn ngày 18/12, ông Raul Castro đã chấp nhận những nhân nhượng cần thiết để Mỹ và Cuba có thể xích lại gần nhau. Nhà ngoại giao này cho biết việc trả tự do cho 3 gián điệp Cuba và 2 tù nhân mà Mỹ đòi thả chỉ là phần nổi của thỏa thuận giữa Washington với La Habana.
Một trong những yếu tố dẫn đến việc Mỹ và Cuba cải thiện quan hệ đó là quyết định của ông Raul Castro mở một kênh ngoại giao với Vatican, trong khi trước đây La Habana có thái độ lạnh nhạt với Tòa Thánh.
Theo TN
Báo tin tức
Mỹ: Cậu bé da đen bị tử hình được minh oan sau 70 năm Phải mất 70 năm, thiếu niên 14 tuổi người Mỹ gốc Phi George Stinney Jr ở bang Nam Carolina mới được minh oan tội giết người. Vào năm 1944, Stinney đã lĩnh bản án tử hình vì tội giết 2 cô bé người da trắng. Hình ảnh của cậu bé da đen vô tội George Stinney Jr trong hồ sơ được lưu giữ...