EU- Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư
Hội nghị thượng đỉnh quan trọng giữa các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và EU về cuộc khủng hoảng di cư đã khai mạc tại Brussels, Bỉ ngày 7/3.
Đây là cuộc gặp lần thứ 2 giữa hai bên trong chưa đầy 3 tháng qua nhằm ngăn chặn dòng người di cư đang đổ về châu Âu.
Dự kiến, tại hội nghị, hai bên sẽ thảo luận việc Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng tiếp nhận trở lại người di cư tới châu Âu vì lý do kinh tế, trong khi EU cũng sẽ quyết định về việc hỗ trợ khẩn cấp cho Hy Lạp nhằm giúp nước này giải quyết tình trạng quá tải người tị nạn hiện nay. Ngoài ra, tại hội nghị, EU cũng sẽ thông báo về việc khối này nhất trí đóng cửa tuyến lộ trình Balkan đối với người di cư vào châu Âu.
Người di cư đặt chân đến Hy Lạp sau hành trình bão tố từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh AP
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu, các nhà lãnh đạo 28 nước EU cũng sẽ tiếp tục nhóm họp để thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng, từ tháng 11 năm ngoái, EU đã thực hiện kế hoạch cung cấp 3 tỷ Euro cho Thổ Nhĩ Kỳ để tái định cư người tị nạn, giữ chân họ ở lại Thổ Nhĩ Kỳ thay vì để họ cố di chuyển đến châu Âu trong những hành trình nguy hiểm.
Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, việc tái định cư những người tị nạn về lâu dài là một vấn đề cấp bách và cũng rất khó khăn, bởi sự khác biệt về lối sống, văn hóa, ngôn ngữ giữa người tị nạn, trong đó phần lớn là người Syria với cộng đồng địa phương.
Video đang HOT
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã có những bước đi đầu tiên bằng cách cấp giấy phép lao động cho người tị nạn Syria từ tháng 2 vừa qua. Động thái này được người tị nạn Syria hoan nghênh và các chuyên gia đánh giá là một sự thay đổi lớn và tích cực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng di cư.
Ông Metin Corabtir, Điều phối viên Trung tâm nghiên cứu tị nạn và Di trú của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ đã có 3 triệu người tị nạn Syria và không có cách nào để tái định cư họ. Và bây giờ thì vấn đề này đã chính thức được thừa nhận. Vì thế Chính phủ đã bắt đầu làm điều gì đó để giúp họ hội nhập. Việc tham gia thị trường lao động là điều quan trọng, bởi nó không những giải quyết được tình trạng cấp bách mà còn giải quyết được các vấn đề chủ chốt về lâu dài”.
PC_Article_Middle
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện kế hoạch ở 6 lĩnh vực, trong đó có cả chăm sóc sức khỏe, y tế, tôn giáo và nhà ở để thúc đẩy hội nhập người tị nạn Syria. Ngoài ra, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng khuyến khích giới chức địa phương tổ chức các khóa đào tạo ngôn ngữ và dạy nghề cho người tị nạn.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện những kế hoạch hội nhập dành cho người tị nạn là một trong bước tiến trong việc ngăn chặn họ liều mình trên những hành trình nguy hiểm đến châu Âu.
Trước thềm hội nghị với EU, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã bày tỏ lạc quan về việc hợp tác giữa 2 bên trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng di cư: “Cả Thổ Nhĩ Kỳ và EU đều đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc hợp tác ngăn chặn người di cư. Đây là một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Thổ Nhĩ Kỳ đã mang gánh nặng này suốt 5 năm, và châu Âu thì chỉ mới gánh chịu nó từ năm ngoái. Chúng tôi rất mừng là châu Âu đã nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề”.
Hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu ngày càng trở nên tồi tệ, khi có tới 1,25 triệu người tìm kiếm tị nạn đổ về các nước châu Âu trong năm 2015, cao gấp đôi so với năm 2014.
Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, 135.000 người đến châu Âu, trong đó có 126.000 người đi qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ, trong số này 418 người di cư đã thiệt mạng.
Chỉ một ngày trước khi diễn ra hội nghị, lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, ít nhất 25 người di cư, trong đó có 10 trẻ em đã thiệt mạng khi chiếc thuyền gỗ chở họ bị đắm ở biển Aegean trên đường từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp.
Ngoài ra, 15 người di cư khác đã được cứu sống sau khi chiếc thuyền bị lật ở ngoài khơi thị trấn ven biển Didim thuộc khu vực phía Tây Nam của Thổ Nhĩ Kỳ. Những sự việc như thế này sẽ khiến EU phải nhanh chóng đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn chặn dòng người di cư và tị nạn đổ về lục địa này./.
Thùy Linh Tổng hợp
Theo_VOV
Hợp tác Nga-Trung trong vấn đề Syria
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngỏ y với Ngoại trưởng Nga Lavrov về hợp tac Nga-Trung để thúc đẩy giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Syria.
Khi trình bày vơi các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ về dự thảo nghị quyết phối hợp hoat đông cua các lực lượng chông IS, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đa liệt kê cac nươc ma sự tham gia cua ho trong giải pháp chính trị cho vấn đề Syria se rât hữu ích. Đo la Nga, Mỹ, Ả-rập Xê-út, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan và Qatar. Ngoài ra, theo ông Lavrov, sư tham gia cua Liên minh châu Âu và Trung Quốc cung se rât tốt.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Vậy hợp tác Nga-Trung về vấn đề Syria sẽ như thế nào? Theo y kiên cua nha phân tích chính trị Vladimir Yevseyev, Nga co đủ nguồn lực va không cân đên sự hỗ trợ quân sự của Trung Quốc tại Syria. Ông Yevseyev: "Trươc hêt, Trung Quốc có thể giúp tim kiêm giải pháp chính trị. Và thứ hai, sự hỗ trợ tài chính-kinh tế cua Trung Quôc co y nghia hêt sưc quan trọng.
Hợp tác với Trung Quốc trong cac lĩnh vực nay sẽ rất hữu ích. Tôi nghĩ rằng đôi tac vơi Liên minh Châu Âu trong linh vưc nay cung la hưu ich va ông Lavrov cung đã noi vê điêu đo. Ở đây trươc hêt noi vê viêc giam số lượng người tị nạn. Va Trung Quốc có thể trở thành một nhà tài trợ. Nêu nhin từ góc độ này thi phai hiêu ro Băc Kinh có thể thưc hiên nhưng gì đê giup giải quyết cuộc khủng hoảng Syria".
Ngày 31/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đa kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nghiên cưu khả năng triệu tập một hội nghị quôc tê đê giải quyết vân đê Syria và đó là "Geneva-3". Đăc biêt, ông Vương Nghị kêu goi không đưa ra nhưng điều kiện tiên quyết và đam bao sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Theo y kiên cua nha phân tích chính trị Yevseyev, đa có thỏa thuận từ trước giưa Moscow và Bắc Kinh vê nôi dung nay. Ông Yevseyev noi: "Hai nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an co lâp trương chung. Và Nga không chỉ tuyên bô trên lơi noi ma con đang thưc hiên môt kịch bản quân sư. Sau khi Nga thưc hiên bươc đột phá trên mặt trận quân sự, cân phai tô chưc một cuộc đàm phán và Trung Quốc kêu gọi tô chưc hôi nghi &'Geneva-3' để tất cả các bên tham chiến ở Syria ngồi vào bàn đàm phán".
Theo nhà phân tích Yevseyev, đôi tác Nga-Trung trong qua trinh giải quyết cuộc khủng hoảng Syria là một thực tế địa chính trị mới. Ông Yevseyev cho biêt: "Tôi cho rằng một lần nữa Nga đa bi đánh giá thấp. Phương Tây đa cho rằng Nga không con quan tâm đến Syria va ho cuôi cung co thê buôc Assad phai ra đi. Tuy nhiên, Nga nhanh chóng tiến hành các cuộc không kích ở Syria, va phương Tây thậm chí không có thời gian để phản ứng kip thơi. Nga đã tạo ra một thực tê mới và nhân đươc sư hỗ trợ cua Trung Quốc. Đây là điều bât ngơ vơi phương Tây".
Về sáng kiến cua Tổng thống Nga thành lập một liên minh rộng rãi chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế ở Syria và toàn bộ khu vưc Trung Đông, Trung Quốc có lâp trương rõ ràng trong vân đê nay.
Khi binh luân đê xuât cua Tổng thống Nga Vladimir Putin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bô:
"Trung Quốc phản đối mọi hình thức khủng bố. Trong cuôc đâu tranh chông khủng bố nên tuân thủ các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác. Và chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực của Nga trong lĩnh vực này".
Theo NTD
Nỗi ám ảnh trên "phòng tuyến" Hy Lạp Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất tại Châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II chưa có dấu hiệu lắng dịu, việc kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn của các nước thuộc khu vực Balkan và Áo đã khiến gần 32.000 người, trong đó có nhiều trẻ em bị mắc kẹt tại Hy Lạp. Và,...